Quốc hội cơ bản tán thành Báo cáo của Chính phủ

Chiều 30/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội tiếp tục thảo luận về Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2013.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai Phạm Văn Cường phát biểu ý kiến.

(Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)


Cơ bản tán thành Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, xây dựng với nội dung sâu sắc, phong phú, đa dạng, toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Đồng thời, các đại biểu phân tích, đánh giá bổ sung thêm những khía cạnh khác nhau về những kết quả đạt được; những tồn tại, hạn chế, yếu kém, nguyên nhân; đề xuất nhiều giải pháp về chính sách, điều hành, quản lý nhà nước cho thời gian còn lại của năm 2013.

Giảm hộ nghèo một cách bền vững

Phát biểu tại phiên thảo luận, nhiều ý kiến đề nghị cần tiếp tục quan tâm thực hiện các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Đồng thời, rà soát, sắp xếp lại hệ thống chính sách giảm nghèo hợp lý hơn, tránh chồng chéo, đảm bảo mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo một cách thực chất và bền vững.

Theo đại biểu Phạm Hồng Phong (đoàn Hậu Giang), để giảm hộ nghèo một cách bền vững, Chính phủ đã có các giải pháp như triển khai Chương trình 135 giai đoạn 3, trợ giúp xã hội đối với những người có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ sản xuất, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, đẩy mạnh dạy nghề, tạo việc làm, nâng thu nhập cho người lao động nông thôn...

Bên cạnh đó, đại biểu đề xuất các địa phương cần rà soát lại đối tượng thuộc diện nghèo vì đây là cơ sở cho việc lập chương trình cụ thể trước mắt và lâu dài. Trung ương tiếp tục đầu tư cho người nghèo với mức vốn ngày càng cao; quan tâm hơn nữa tạo vốn cho người nghèo sản xuất, kinh doanh; tập trung xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới đồng thời, phát triển quỹ xóa đói, giảm nghèo, tạo nguồn vốn ổn định và tăng quy mô, phạm vi cho vay; đổi mới chính sách với người nghèo, trong đó có chính sách giao đất giao rừng cho người dân tộc thiểu số...

Đại biểu Thích Thanh Quyết (đoàn Quảng Ninh) cũng đề nghị cần có cơ chế hỗ trợ với vùng đặc biệt khó khăn để người nghèo tự thoát nghèo một cách bền vững, nhanh chóng.

Đánh giá cao công tác giảm nghèo thời gian qua, nhất là trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, tuy nhiên nhiều đại biểu băn khoăn cho rằng kết quả này chưa thực sự bền vững, chưa đồng bộ và còn mang tính nhất thời, mới chỉ cho người dân “con cá” chứ chưa lo cho họ cái “cần câu.”

Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định qua sơ kết, có thể thấy chính sách giảm nghèo đã mang lại hiệu quả thiết thực tuy nhiên một số chính sách còn chồng chéo. Ban chỉ đạo đã rà soát lại chính sách hộ nghèo để sắp xếp lại đối tượng cho hợp lý; thống nhất chủ trương giảm dần hỗ trợ trực tiếp thay bằng chính sách cho vay.

Theo Bộ trưởng, năm 2012, mặc dù khó khăn nhưng kinh phí dành cho giảm nghèo tăng, thể hiện rất rõ qua chính sách khám chữa bệnh, trợ giúp mệnh giá mua bảo hiểm y tế, chính sách hỗ trợ học sinh nghèo, hỗ trợ đất sản xuất, đào tạo nghề, tín dụng ưu đãi; hỗ trợ cho các hộ nghèo làm nhà ở đồng thời, Chính phủ cũng huy động các doanh nghiệp đầu tư hỗ trợ hộ nghèo; ngoài ra trong cộng đồng địa phương cũng dành một phần cho hộ nghèo. Với nguồn lực cho hộ nghèo như vậy, có thể đủ điều kiện để giảm tỷ lệ hộ nghèo như con số đã báo cáo.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cũng giải trình rõ cơ sở đánh giá chỉ tiêu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp và vấn đề chất lượng dạy nghề, cơ sở vật chất cho dạy nghề, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.

Đề cập những giải pháp căn cơ cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân theo ý kiến của nhiều đại biểu, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh cho biết mục tiêu đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn là tăng mạnh đầu tư ngân sách nhà nước để đảm bảo sau 5 năm, mức tăng tối thiểu là 2 lần. Trong bố trí phân bổ ngân sách, đến 2013 đã phân bổ nguồn vốn đầu tư là 131.000 tỷ đồng, tăng trên 2,5 lần so với năm 2009. Tỷ trọng chi cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn tăng từ 32,8% năm 2008 lên 41,3% trong dự toán năm 2013. Dư nợ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xuất khẩu vay năm 2012 tăng 12,5%, mức cho vay được ưu tiên cao hơn; mức lãi suất so với các năm từ 2011, bình quân thấp hơn mức chung từ 2-3%.

Theo Phó Thủ tướng, hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó quan tâm đến vấn đề quy hoạch đất cho sản xuất - giải pháp quan trọng ổn định đời sống của người dân; tăng cường đào tạo nghề cho người dân, dạy nghề gắn với việc làm, giảm nghèo bền vững hơn; rà soát chính sách, mở rộng dần cho đối tượng hộ cận nghèo.

Đối với ngư dân, bên cạnh các chính sách đã có, hiện Chính phủ đã ban hành Quyết định thí điểm cho ngư dân thay tàu mới công suất lớn với mức hỗ trợ lớn (70-80% kinh phí đóng tàu); nghiên cứu chính sách hỗ trợ nghề cá hiệu quả nhất...

Đánh giá đúng thực trạng

Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, kết quả đạt được của năm 2012 và những tháng đầu năm 2013 là đáng trân trọng. Chính phủ đã triển khai Nghị quyết của Quốc hội nghiêm túc và chỉ đạo điều hành quyết liệt; về cơ bản, đạt được mục tiêu tổng quát đề ra, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh, đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo lắng trước những khó khăn, tồn tại, hạn chế, yếu kém đã được nêu từ những năm trước nhưng chưa khắc phục được dù dã có nhiều giải pháp, cố gắng trong chỉ đạo, điều hành. Ví dụ, vấn đề về số lượng doanh nghiệp phá sản, nợ xấu ngân hàng, tồn kho hàng hóa và bất động sản; tái cơ cấu nền kinh tế còn chậm; thu ngân sách nhà nước đạt thấp; chi tiêu ngân sách còn lãng phí. Các vấn đề đề xã hội như việc làm, giảm nghèo, đời sống nhân dân còn khó khăn; các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, thông tin truyền thông chưa chuyển biến căn bản. Người dân vẫn còn nỗi lo về sự an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn giao thông, tệ nạn xã hội và các loại tội phạm đe dọa cuộc sống bình yên.

Tuy tình hình kinh tế-xã hội 4 tháng đầu năm đã có những điểm sáng nhưng Chính phủ cần đánh giá đúng thực trạng, dự báo sát với xu hướng và diễn biến của kinh tế thế giới và tình hình trong nước để chủ động điều hành năng động, kịp thời, có những giải pháp đột phá để tạo chuyển biến rõ nét, nhanh chóng phục hồi nền kinh tế; đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế.

Giải trình tại phiên họp về vấn đề cân đối ngân sách nhà nước năm 2013, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh cho biết qua 5 tháng thực hiện, thu ngân sách mới đạt 36,6%; 46/63 địa phương thu chưa đạt mức bình quân, báo hiệu thu ngân sách khó khăn. Hai nguyên nhân chính là sản xuất kinh doanh khó khăn, tồn kho hàng hóa, bất động sản còn cao và do tăng trưởng kinh tế chậmlại và áp dụng một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị yêu cầu các ngành, các cấp tăng cường kiểm soát thu ngân sách, chống thất thu, chống gian lận thương mại, kiểm soát chặt chẽ chi, cắt giảm các khoản chưa cần thiết...

Liên quan đến vấn đề giải quyết nợ xấu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nêu rõ hệ thống ngân hàng đã tích cực tham gia vào việc cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp. Từ tháng 4/2012 đến nay, tổng số nợ mà hệ thống ngân hàng đã cơ cấu lại cho nền kinh tế và cho các doanh nghiệp đã lên tới 284.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 10% tổng dư nợ) đồng thời, tích cực trích lập dự phòng rủi ro và xử lý nợ xấu bằng nguồn này.

Năm 2012 tổng số nợ xấu được xử lý bằng nguồn trích lập dự phòng rủi ro xấp xỉ 70.000 tỷ đồng. Bốn tháng đầu năm 2013, ngân hàng đã xử lý tiếp được 7.500 tỷ đồng từ nguồn này và trích lập thêm 68.000 tỷ đồng để cuối năm xử lý nợ xấu. Nỗ lực của hệ thống ngân hàng đã tháo gỡ được một phần rất lớn nợ xấu, kìm chế tốc độ gia tăng của nợ xấu trong thời gian qua.

Theo Thống đốc, Đề án xử lý nợ xấu cũng đã được Bộ Chính trị phê duyệt đầu tháng 3/2013; đầu tháng 5/2013, Chính phủ cũng đã chính thức thông qua Nghị định thành lập công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang tích cực triển khai các bước tiếp theo, sớm đưa công ty này vào hoạt động, góp phần vào việc giải quyết nợ xấu từ 40.000-70.000 tỷ đồng đồng thời, tích cực phối hợp các bộ, ban, ngành đưa ra gói hỗ trợ cho người có thu nhập thấp, thu nhập trung bình mua nhà ở xã hội, góp phần giải quyết tồn kho cho thị trường bất động sản; cố gắng phấn đấu giải ngân trong năm nay 15000-20.000 tỷ đồng. Ngoài ra là những gói hỗ trợ khác, tháo gỡ khó khăn trong giải quyết hàng tồn kho…Ngân hàng Nhà nước đã không còn đơn độc vì có sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, Thống đốc nhấn mạnh.

Về các giải pháp cụ thể để doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn vay, theo Thống đốc, đến nay lãi suất của hệ thống ngân hàng đã giảm rất mạnh nhưng tín dụng chưa giảm được nhiều, thể hiện tổng cầu của nền kinh tế còn yếu, sức mua của nền kinh tế còn rất thấp. Hệ thống ngân hàng tiếp tục căn cứ vào những diễn biến của kinh tế vĩ mô, có những điều kiện giảm mạnh hơn nữa lãi suất cho vay, tạo thêm thuận lợi thêm cho các doanh nghiệp trong tiếp cận nguồn vốn.

Giải trình về vấn đề tái cơ cấu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, sau kỳ họp thứ tư của Quốc hội, ngày 19/2 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế đồng thời ban hành một loạt quyết định có liên quan. Tuy nhiên, sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương doanh nghiệp còn chậm. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ ban hành Chỉ thị phân công triển khai từng việc cho từng bộ, ngành, địa phương…nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc thực hiện Đề án này. Tính từ cuối năm 2012 đến nay, các tập đoàn, tổng công ty 91 đã trình Thủ tướng Đề án tái cấu trúc lại, đến 20/5/2013 có 17/21 đề án đã được phê duyệt. Hiện nay, các tập đoàn, tổng công ty này đang dự thảo các nghị định, văn bản để hoàn thiện thực hiện theo mô hình mới.

Liên quan đến Đề án tái cấu trúc đầu tư công, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng, điểm đầu tiên là phải ngăn cản được việc bố trí dàn trải, kém hiệu quả, có chế tài bố trí vốn tập trung hơn…Theo đó, Chỉ thị 1792 đã đưa ra những quy định tương đối chặt chẽ, giải quyết được mối quan hệ giữa phân cấp của quyền tự chủ lựa chọn bố trí công trình của các bộ, ngành, địa phương và đảm bảo sự kiểm soát của Trung ương. Đến nay, sau 2 năm thực hiện, 96,5% số vốn do Trung ương kiểm soát đã thực hiện đúng theo Chỉ thị 1792, bố trí tập trung, không dàn trải và theo thứ tự ưu tiên. Bộ trưởng khẳng định: Nếu tiếp tục, đến 2015, có thể cơ bản chấm dứt tình trạng bố trí dàn trải.

Qua thảo luận, các vị đại biểu Quốc hội đồng tình cao rằng nhiệm vụ trong những tháng còn lại của năm 2013 là hết sức nặng nề. Vấn đề đặt ra là phải xử lý hài hòa và đảm bảo thực hiện cả hai mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát trong điều kiện nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn.

Các đại biểu Quốc hội mong muốn Chính phủ quan tâm giải quyết có hiệu quả những vấn đề nổi cộm; tiếp tục chỉ đạo thực hiện các nhóm giải pháp đã đề ra và nghiên cứu tiếp thu những nhóm giải pháp mà đại biểu Quốc hội kiến nghị, đề xuất, tập trung chỉ đạo điều hành để khắc phục nhanh những khó khăn tồn tại; khôi phục, ổn định và phát triển sản xuất, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước./.

Theo (TTXVN) - L.T

tin mới

Nghệ An quy định mức thu học phí, mức hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2023 - 2024

Nghệ An quy định mức thu học phí, mức hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2023 - 2024

(Baonghean.vn) - HĐND tỉnh vừa thông qua dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục công lập; mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng hưởng chính sách miễn giảm học phí theo quy định thuộc tỉnh Nghệ An quản lý từ năm học 2023 - 2024.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/4

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An đề xuất thu hồi đất để thực hiện 17 công trình, dự án tại 4 địa phương; Tôm nuôi chết phơi trắng hồ chưa rõ nguyên nhân… là những thông tin nổi bật ngày 21/4.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận các giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn Nghệ An

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận các giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn Nghệ An

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An vừa có Thông báo kết luận của đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh tại buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về tình hình thực hiện và giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 20/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 20/4

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên; cập nhật kiến thức về Luật Đất đai cho doanh nghiệp, doanh nhân; Hàng nghìn thí sinh tham gia thi đánh giá năng lực;… Đây là một số nội dung đáng chú ý đăng trên baonghean.vn ngày 20/4.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên ở huyện Diễn Châu và thành phố Vinh

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên ở huyện Diễn Châu và thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Sáng 20/4, Đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu dẫn đầu đến thăm, tặng quà các thương binh, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, hiện sinh sống tại huyện Diễn Châu và thành phố Vinh. 

Có một tình yêu lớn ở Tây Nguyên

Có một tình yêu lớn ở Tây Nguyên

(Baonghean.vn) - Hành trình khám phá những công trình ý nghĩa mà người dân Tây Nguyên đã xây dựng dành cho Bác đã khiến cho chúng tôi thấy được tình yêu bao la và lòng biết ơn sâu sắc của họ dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung dự họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung dự họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

(Baonghean.vn) - Chiều 19/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 19/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 19/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo; Ban Kinh tế - Ngân sách thẩm tra dự thảo một số nghị quyết trình HĐND tỉnh; Nhiều trường ở Nghệ An bắt đầu công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10... 

Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

(Baonghean.vn) - Trong 1 vừa năm qua, Nghệ An đã hỗ trợ làm mới, sửa chữa 8.440 ngôi nhà cho hộ nghèo, với tổng nguồn lực hơn 606 tỷ đồng, bằng kết quả 10 năm trước cộng lại. Tỉnh đang đặt mục tiêu hoàn thành hơn 7.600 ngôi nhà còn lại trước thềm Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX. 

Nghệ An: Thông tin nổi bật 18/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật 18/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy trong mùa nắng nóng; Thành phố Vinh long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương; Tối nay (18/4), Cửa Lò chính thức khai trương mùa du lịch 2024…

 Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 17/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 17/4

(Baonghean.vn) - Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023 tỉnh Nghệ An dẫn đầu khu vực Bắc Trung Bộ; Hơn 130 học sinh ở Trường Tiểu học Ngọc Sơn (Thanh Chương) đã đi học trở lại; Thanh tra tỉnh Nghệ An kết luận vụ nhiều giáo viên được nhà trường cho mượn đất nhưng không chịu trả…

Lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga) gặp mặt, trao 100 kỷ niệm chương tặng người Nghệ từng công tác tại quê hương V.I.Lê-nin

Lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga) gặp mặt, trao 100 kỷ niệm chương tặng người Nghệ từng công tác tại quê hương V.I.Lê-nin

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch Chính phủ tỉnh Ulyanovsk, Liên bang Nga, Kabanov Oleg Vladimirovich đánh giá cao vai trò, đóng góp quan trọng của hoạt động đối ngoại nhân dân, qua đó tin tưởng mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai tỉnh sẽ tiếp tục được tăng cường.

Phấn đấu thông tuyến cao tốc Bắc - Nam từ nút giao Diễn Cát đến nút giao Quốc lộ 46B vào dịp 30/4

Phấn đấu thông tuyến cao tốc Bắc - Nam từ nút giao Diễn Cát đến nút giao Quốc lộ 46B vào dịp 30/4

(Baonghean.vn) - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đề nghị Ban QLDA 6, doanh nghiệp đầu tư cùng các nhà thầu tập trung cao độ để thông xe đoạn tuyến 30km từ nút giao QL7 tại xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu đến nút giao QL46B tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên vào dịp 30/4.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 16/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 16/4

(Baonghean.vn) - Lễ tiếp nhận và khánh thành tượng V.I.Lê-nin tại thành phố Vinh; Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lãnh đạo tỉnh Nghệ An tiếp và làm việc với lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga)...