Quỳ Hợp: Cam chín muộn, chờ giá

09/05/2012 06:53

(Baonghean) - Dù đã bước sang tháng 5 nhưng nhiều vườn cam tại huyện Qùy Hợp vẫn cho thu hoạch. Đây là giống cam chín muộn V2 được Viện Di truyền Nông nghiệp Trung ương cấp giống, có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, do giá bán quá cao, nhiều vườn camđang bị ế...

(Baonghean) - Dù đã bước sang tháng 5 nhưng nhiều vườn cam tại huyện Qùy Hợp vẫn cho thu hoạch. Đây là giống cam chín muộn V2 được Viện Di truyền Nông nghiệp Trung ương cấp giống, có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, do giá bán quá cao, nhiều vườn camđang bị ế...

Có mặt tại vườn cam của ông Hồ Minh Toản, xã Minh Hợp, khi thời tiết đãsanghè nhưng số lượng cam trên cây vẫn đang còn rất nhiều. Ông Toản cho biết: Đây là cam giống chín muộn V2, được trồng trên vùng đất Phủ Qùy đến nay đã 8 năm. Bình thường như các năm khác thì đến cuối tháng 3, cam đãbán hếtnhưng đến lúc này gia đình vẫn còn khoảng 10 tấn cam chưa bán. Theo ông Toản thì nguyên nhân là do năm nay thời tiết mưa kéo dài, đến thời kỳ thu hoạch mà vẫn còn mưa, lượng ẩm trong đất còn cao nên cam chín muộn hơn các năm khác.




Vườn cam của gia đình ông Hồ Minh Toản mỗi năm cho thu nhập gần 1 tỷ đồng

Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là do thị trường tiêu thụ năm nay kém hơn so với các năm trước. Theo ông Toản thì năm nay, giống cam V2 tại Cao Phong (Hòa Bình) được mùa. thương lái chở vào Nghệ An tiêu thụ. Cam Cao Phong có hình thức mẫu mã bắt mắt hơn, giá cả cũng thấp hơn (khoảng 20-30 ngàn đồng/kg) nên tiêu thụ dễ, trong khi giá cam mà nông dân Nghệ An bán tại vườn là 50-55 ngàn/kg. Bên cạnh đó, các loại cam khác từ nhiều nơi cũng đổ về gây khó khăn cho người nông dân. Năm 2011, cam tại vườn được nông dân bán với giá 70-80 ngàn đồng/kg nhưng năm nay, giá rớt, người mua ít hơn mọi năm nên người nông dân đành phải để cam trên cây mà không dám hái.


Vườn cam của gia đình chị Nguyễn Thị Ngân nằm kế bên gia đình ông Toản, hiện cũng còn khoảng 3 tấn cam chưa bán được. Chị Ngân cho biết: Nếu để lâu, cam càng xốp và rớt giá, khó bán hơn.Như năm ngoái, mỗi ngày có thể bán vài tấn nhưng năm nay được vài tạ là may lắm rồi. Chị Ngân cũng cho biết, năm nay, cam V2 xấu hơn mọi năm. Do thời tiết mưa nhiều nên quảcó hiện tượng rêu xanh bám ngoài bề mặt.


Hầu hết, số lượng cam còn lại đến thời điểm này đều tập trung tại Công ty TNHH 1 thành viên nhà nước Xuân Thành và Công ty Nông công nghiệp 3- 2 (Qùy Hợp). Qua 8 năm trồng, giống cam V2 đang khẳng định thương hiệu của mình trên vùng đấtPhủ Qùy. Tính ưu việt của loại cam này là vỏ mỏng, ít hạt, vịngọt đậm. Vì thế, giá bán của loại cam nàybao giờ cũng cao hơn các loại cam truyền thống khác. Nếu cây cam phát triển bình thường thì trung bình mỗi ha cho sản lượng khoảng 20 tấn. Như giábán tại vườnlà 50 ngàn đồng/kg thì mỗi ha, người trồng cam thu về gần 1 tỷ đồng. Trừ chi phí sản xuất như giống, phân bón... hết khoảng 70-80 triệu đồng/ha. Như gia đình ông Toản, chị Ngân, mỗi vụ cam cũng thu về từ 700-800 triệu đồng. Đây quả là một con số trong mơ đối với nhiều hộ sản xuất nông nghiệp.


Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là do tiến hành thu hoạch muộn nên quá trình sinh trưởng của cam vụ sau sẽ bị ảnh hưởng. Bởi hiện nay, lứa quả mới đã bắt đầu phát triển mạnh,phải "chia sẻ" nguồn dinh dưỡng giữa 2 vụ cam cùng 1 lúc sẽ làm cây hoạt động nhiều hơn.

Từ đó, quy trình chăm sóc cây sẽ bị đảo lộn và ảnh hưởng đến vụ cam năm sau. "Chúng tôi đã nhiều lần vận động người trồng cam nên bán cam sớm nhưng do họ cứ chờ giá lên nên đến bây giờ cam vẫn còn. Tuy nó sẽ cung cấp cho thị trường cam trong mùa hè nắng nóng nhưng về lâu dài là không tốt", bà Nguyễn Thị Hải Thanh, Trưởng Phòng Kế hoạch - Kỹ Thuật Công ty TNHH 1 thành viên nhà nước Xuân Thành cho biết.


Phạm Bằng

Mới nhất

x
Quỳ Hợp: Cam chín muộn, chờ giá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO