Quyền đàm phán nhanh vượt qua trở ngại đầu tiên tại Hạ viện Mỹ

Nỗ lực theo đuổi dự luật về “Quyền thúc đẩy thương mại” (TPA), còn gọi là quyền đàm phán nhanh, của Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 11/6 đã vượt qua trở ngại đầu tiên tại Hạ viện Mỹ để chuẩn bị cho cuộc bỏ phiếu cuối cùng.

.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner trong cuộc họp báo thông báo về TPA ở thủ đô Washington ngày 10/6. (Nguồn: AFP/TTXVN).

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, với 217 phiếu thuận và 212 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã nhất trí đưa dự luật về quyền đàm phán nhanh ra bỏ phiếu trong ngày 12/6.

Bên cạnh đó, với 397 phiếu thuận và 32 phiếu chống, Hạ viện Mỹ cũng đã thông qua biện pháp cho phép cấp ngân sách để hỗ trợ những người lao động bị mất việc làm vì Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), mà không phải cắt giảm ngân sách dành cho chương trình chăm sóc sức khỏe Medicare.

Nếu được Hạ viện phê chuẩn, Tổng thống Obama dự kiến sẽ lập tức ký ban hành do văn kiện này đã được Thượng viện Mỹ thông qua hồi tháng trước.

Đây sẽ là một thắng lợi đối với chính quyền của Tổng thống Obama, người từng coi việc kết thúc đàm phán ký TPP với 11 đối tác châu Á-Thái Bình Dương khác là một ưu tiên đối ngoại trong nhiệm kỳ hai.

Dự luật này trao cho Nhà Trắng toàn quyền đàm phán và thỏa thuận các điều khoản của TPP; sau khi đàm phán hoàn tất, Quốc hội Mỹ chỉ có quyền phê chuẩn hoặc phủ quyết, mà không có quyền điều chỉnh các điều khoản đã nhất trí.

Tuy nhiên, hiện chưa rõ khả năng Hạ viện Mỹ thông qua dự luật này do phần lớn các nghị sỹ Dân chủ và một số nghị sỹ Cộng hòa vẫn lên tiếng phản đối gay gắt.

Một lý do khiến các nhà lập pháp thuộc đảng Dân chủ không ủng hộ TPP là do áp lực lá phiếu của các cử tri thuộc các nghiệp đoàn, những người lo ngại công ăn việc làm có thể sẽ bị mất do TPP.

Giới phân tích đánh giá việc giành TPA là một "cuộc chiến" cam go của Nhà Trắng, đồng thời cũng bộc lộ sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ đảng Dân chủ đang nắm quyền hành pháp./.

(Theo VN+)

tin mới

Ông Biden tuyên bố tái tranh cử tổng thống vì nền dân chủ Mỹ đang bị đe doạ

Ông Biden tuyên bố tái tranh cử tổng thống vì nền dân chủ Mỹ đang bị đe doạ

(Baonghean.vn) - Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đang gây quỹ phục vụ chiến dịch tái tranh cử của mình khi tới New York để dự các hội nghị với các nhà lãnh đạo thế giới, hôm 18/9 đã thừa nhận những mối quan ngại về tuổi tác của ông, nhưng khẳng định sẽ tranh cử vì nền dân chủ đang bị đe doạ.

Thổ Nhĩ Kỳ có thể ‘chia tay’ với EU

Thổ Nhĩ Kỳ có thể ‘chia tay’ với EU

(Baonghean.vn) -Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16/9 tuyên bố nước này có thể "chia tay" với Liên minh châu Âu (EU) nếu thấy cần thiết sau khi Nghị viện châu Âu (EP) thông qua báo cáo mới về quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.

Các nước phương Tây muốn đưa quân tới Ukraine?

Các nước phương Tây muốn đưa quân tới Ukraine?

(Baonghean.vn) - NATO có thể chỉ còn một bước nữa là triển khai quân đội tới Ukraine, Tổng thống Belarus Lukashenko cho biết trong cuộc gặp với người đồng cấp Nga Vladimir Putin ở Sochi. Ba Lan đã thành lập lực lượng sẵn sàng tiến vào lãnh thổ Ukraine bất cứ lúc nào, ông Lukashenko nói thêm.

Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố sẽ trả đũa vụ nhà ngoại giao bị trục xuất khỏi Nga ‘một cách vô căn cứ’

Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố sẽ trả đũa vụ nhà ngoại giao bị trục xuất khỏi Nga ‘một cách vô căn cứ’

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin ngày 15/9, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller đã nói với các phóng viên rằng, chính quyền Mỹ tin việc trục xuất 2 nhà ngoại giao Mỹ khỏi Nga là vô căn cứ và sẽ không để sự việc này không được làm rõ.

Tổng thống Putin - Nhà lãnh đạo Kim Jong-un và thực chất mối quan hệ Nga - Triều?

Tổng thống Putin - Nhà lãnh đạo Kim Jong-un và thực chất mối quan hệ Nga - Triều?

(Baonghean.vn) - Với Nga, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các cường quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Triều Tiên có vai trò của một đồng minh sẵn sàng chiến đấu. Còn ở cấp độ Liên hợp quốc, Nga vẫn chưa dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt hiện có đối với Bình Nhưỡng.