Quỳnh Lưu: Báo động học sinh bỏ học

(Baonghean) - Đầu năm học mới 2012 - 2013, trong số 750 học sinh bỏ học toàn tỉnh thì Quỳnh Lưu có 212 em bỏ học, chiếm gần 1/3. Đây thực sự là điều đáng báo động đối với ngành Giáo dục - Đào tạo Quỳnh Lưu, cần phải có giải pháp căn cơ trong vấn đề vận động học sinh bỏ học trở lại trường.

Người dân Quỳnh Phương (Quỳnh Lưu) bao đời nay sống dựa vào nghề đi biển.  Với quan điểm học cũng tốt, nhưng cũng chẳng bằng việc buông chài thả lưới, kiếm con cá, con tôm để nuôi sống gia đình của một số phụ huynh, đang làm cho số học sinh bỏ học ở vùng quê biển này ngày càng gia tăng.

Vừa bế giảng năm học, chưa kịp cất đặt sách vở, nhiều em đã theo anh, theo cha đi đánh cá, câu mực tận Hà Tĩnh, Quảng Bình, lênh đênh trên biển ròng rã cả tháng trời. Trẻ em Quỳnh Phương mới độ 13, 14 tuổi đã thành thạo việc chèo thuyền thúng câu mực trên biển; dự đoán thời điểm triều lên, xuống lão luyện như những ngư dân lâu năm. Trong ngày tựu trường (22/8), Trường THCS Quỳnh Phương vẫn còn 58 em chưa đi học. Thầy giáo Hiệu trưởng Hồ Ngọc Liên cho biết: “Việc bỏ học sau hè của học sinh nơi đây diễn ra theo kiểu “xuân thu nhị kỳ”, năm nào cũng có.

Riêng năm nay, tỷ lệ học sinh bỏ học sau hè chiếm 6,26% (58/926 học sinh), tập trung ở các khối 7,8,9, nhiều hơn so với các năm học trước. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến học sinh bỏ học nhiều là do đặc thù nghề đi biển cần nhiều lao động, trong khi đó thu nhập từ nghề cũng tương đối khá; phụ huynh, học sinh vì lợi ích kinh tế trước mắt nên đã cho con nghỉ học để đi biển kiếm tiền. Chị Hồ Thị Luyến, có con trai năm nay lên lớp 9 bỏ học để đi biển, lý giải: “Học hết lớp 9 cũng đi biển, hết lớp 8 cũng đi biển. Năm nay nó đã 14, 15 tuổi, sức khỏe tốt nên ở nhà đi biển kiếm thêm thu nhập, đỡ phí thời gian một năm. Học hành rồi cũng vậy thôi, trong làng, trong xã đầy đứa học xong cấp 3 rồi cũng phải bám biển, có thoát ly được đâu... Học xong đại học, chắc gì đã xin được việc huống chi là chỉ học hết cấp 2”.

Trước tình trạng học sinh bỏ học sau hè gia tăng, nhà trường đã phân công giáo viên đến tận nhà vận động, tham mưu với chính quyền địa phương thành lập các đoàn đi tuyên truyền, thuyết phục nhưng cũng chẳng ăn thua. Nể thầy cô, lãnh đạo địa phương mất công đi lại, một số em quay trở lại trường. Nhưng chỉ ngày một, ngày hai lại tiếp tục bỏ học. “Sỹ số học sinh ở các lớp luôn luôn biến động. Để “giữ chân” học sinh đi học chuyên cần, nhà trường đã đưa ra nhiều giải pháp: Huy động mọi nguồn lực hỗ trợ học sinh nghèo (đầu năm học 2012-2013 đã vận động được hơn 20 triệu đồng tặng 101 cặp sách cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn); tặng sách vở cho học sinh nghèo; mở các lớp phụ đạo học sinh yếu kém; khen thưởng giáo viên vận động nhiều học sinh trở lại trường... Từ sau ngày tựu trường đến nay, đã vận động được khoảng 15 em trở lại trường, nhưng con số đó cũng chưa dám chắc theo học hết năm nay”.

Còn đối với cán bộ, giáo viên Trường THCS Sơn Hải thì việc vận động học sinh bỏ học sau hè trở lại trường đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên của mỗi người, song song với nhiệm vụ giảng dạy. Sau ngày tựu trường năm nay, nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương thành lập 8 đoàn mở “chiến dịch” vận động. “Năm nào cũng vậy, trước kỳ nghỉ hè họp phụ huynh làm công tác tư tưởng. Ngày tựu trường, học sinh nghỉ học, giáo viên chủ nhiệm đến tận nhà tìm hiểu lý do, rồi thuyết phục học sinh, năn nỉ phụ huynh cho các em trở lại trường. Trong 46 giáo viên, chỉ có 4 người quê ở Sơn Hải, còn lại đến từ các địa phương khác nên rất vất vả. Hàng ngày, tranh thủ sau mỗi buổi học, vào giờ trống tiết, các thầy, các cô vội vã chạy xe đến tận nhà để vận động. Đến bữa đầu, phụ huynh còn miễn cưỡng rót nước, tiếp chuyện. Đến lần thứ hai, thứ ba học sinh trốn, phụ huynh từ chối gặp, hoặc thẳng thừng tuyên bố con họ sẽ nghỉ học... Vậy nên, trung bình mỗi năm, tỷ lệ học sinh bỏ học chiếm 1,5-2%, nhà trường bị cắt danh hiệu tiên tiến, Ban giám hiệu mất danh hiệu thi đua, còn giáo viên mất danh hiệu Lao động tiên tiến”, cô giáo Phạm Thị Long, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Sơn Hải cho biết.

Hôm 9/9 vừa qua, chính quyền xã Sơn Hải phối hợp với nhà trường mở cuộc họp với phụ huynh bàn giải pháp vận động học sinh bỏ học trở lại trường và ngăn chặn học sinh bỏ học, duy trì sĩ số. Bằng nhiều giải pháp như: đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học, ưu tiên hỗ trợ học sinh nghèo, đa dạng hóa các hoạt động ngoại khóa... nhằm thu hút học sinh đến trường. Thời điểm này, nhà trường đã vận động được 20 em (còn 12 em chưa đến lớp). Vận động các em đến trường đã khó, giữ các em thường xuyên đi học cũng gian truân không kém. Học sinh ở đây phần lớn đi học một buổi, buổi còn lại ra biển bắt ốc, cào ngao hoặc ở bến cá phụ giúp gia đình. Gặp nước lớn, những ngày sóng to, biển động thì lớp đông học sinh, nhưng những hôm nước xuống, thời tiết thuận lợi thì số học sinh nghỉ tăng lên. Vắng nhiều ngày, không theo kịp chương trình là các em nghỉ học luôn.

Đến ngày 22/8, huyện Quỳnh Lưu có 212 học sinh ở cả 3 cấp học chưa đến trường (Tiểu học 2 em, THCS 191 em, THPT 19 em), hầu hết tập trung ở các xã vùng biển, nhiều nhất là Quỳnh Phương (58 em), Sơn Hải (32 em). Ông Lê Thanh Hiền, Phó phòng GD&ĐT Quỳnh Lưu cho biết: “Hiện nay, phòng đang ra sức tích cực tìm mọi biện pháp, giải pháp trước mắt và lâu dài để hạn chế, đi đến chấm dứt tình trạng học sinh nghỉ học. Trước mắt, ngành chỉ đạo các trường phấn đấu giữ vững sĩ số học sinh các cấp, tăng cường phụ đạo đối với học sinh yếu kém để hạn chế việc các em chán nản bỏ học. Đối với những học sinh bỏ học do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà trường chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, cộng đồng xã hội để có sự hỗ trợ về tinh thần lẫn vật chất giúp các em trở lại trường. Đối với những học sinh thuộc diện lưu ban phải thi lại theo cha mẹ đi làm ăn xa trong hè nên không biết lịch thi, các trường tổ chức thi đợt 2 cho các em, đảm bảo quyền lợi cho học sinh”.

Học sinh bỏ học nhiều, một mặt ảnh hưởng đến phong trào dạy và học của các nhà trường, đến vấn đề phổ cập giáo dục. Mặt khác, do bỏ học sớm nên các em chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, nhận thức, không được quản lý chặt chẽ nên nảy sinh các tệ nạn xã hội, từ đó kéo theo hệ lụy khôn lường... Để “ngăn dòng” học sinh bỏ học ở các địa phương vùng biển của Quỳnh Lưu hiện nay, rất cần sự chung tay của các cấp, các ngành; đặc biệt là vấn đề xóa đói giảm nghèo, nâng cao nhận thức cho phụ huynh, học sinh... Về phía ngành Giáo dục cũng cần có những giải pháp hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS...

Thanh Phúc - Khánh Ly

tin mới

Lễ phát động

Ngành Giáo dục phát động thi đua '90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024'

(Baonghean.vn) - Việc tổ chức chương trình nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.

Hướng nghiệp

Hướng nghiệp cho học sinh: Bắt đầu từ nhà trường

(Baonghean.vn) - Hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với các học sinh, nhất là với học sinh cuối cấp. Hiện nay, đây cũng là nhiệm vụ được các nhà trường quan tâm với mục đích định hướng giúp học sinh có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế và đúng với đam mê.

Tiếng Anh

Nữ sinh lớp 9 đưa danh hiệu Thủ khoa môn Tiếng Anh về với huyện rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Với 15,15 điểm, Phan Thái Anh Thư, lớp 9B, Trường THCS thị trấn Mường Xén là nữ sinh duy nhất giành giải Nhất và là thủ khoa môn Tiếng Anh (bảng B) tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm nay. Phải chờ đến 14 năm, ngành giáo dục huyện Kỳ Sơn mới một lần nữa đạt được thành tích này.

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

(Baonghean.vn) - Bố mẹ đi làm thuê, hai anh em ở nhà nương tựa vào nhau để sống. Để có tiền ăn học, Moong Thị Thơm phải đi giữ trẻ thuê nhưng niềm đam mê học Văn vẫn không bao giờ tắt lụi. Kết quả ngọt ngào đến với em khi giành thủ khoa môn Ngữ văn trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 vừa qua.

Đại diện các bên tiến hành ký Kế hoạch phối hợp xây dựng mô hình. Ảnh: An Quỳnh.

Nghệ An triển khai mô hình 'Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học'

(Baonghean.vn) - Sáng 12/3, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ ký kết kế hoạch phối hợp trong xây dựng, triển khai mô hình “Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Môn Toán

Kỳ tích của đội tuyển Toán ở ngôi trường mang tên Lý Nhật Quang

(Baonghean.vn) - Với 3 giải Nhất, 1 thủ khoa và 100% thành viên đều đạt giải, đội tuyển Toán của Trường Trung học cơ sở Lý Nhật Quang (Đô Lương) đã làm nên kỳ tích tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9. Thành tích có được không phải bằng sự may mắn mà từ sự kiên trì, vượt khó của cả thầy và trò.

Nhân viên

‘Đường dài’ như biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên trường học đã diễn ra tại Nghệ An nhiều năm qua, dẫn đến rất nhiều khó khăn cho các nhà trường. Trong khi đó, hàng nghìn giáo viên, nhân viên hợp đồng và sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp lại khó xin việc dẫn đến nhiều nghịch lý.

 Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

(Baonghean.vn) - Mấy ngày nay, một số học sinh, phụ huynh và cả giáo viên thường nhắc đến việc Bộ giáo dục và Đào tạo có văn bản chính thức yêu cầu ngành Giáo dục các địa phương bỏ quy định đưa chứng chỉ IELTS vào danh mục điều kiện ưu tiên cộng điểm hoặc tuyển thẳng vào lớp 10.

Tiếng Anh

Không sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để tuyển sinh vào lớp 10: Cần có lộ trình phù hợp

(Baonghean.vn) - Chứng chỉ IELTS lâu nay được xem là giấy “thông hành” để tuyển sinh đầu vào, trong đó có tuyển sinh lớp 10. Chính vì thế, mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo ra văn bản về việc không tuyển thẳng hoặc ưu tiên đối với học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ nhận được nhiều sự quan tâm.

Y tế học đường

Nhân viên Y tế học đường: Người 'nhiều vai'

(Baonghean.vn) - Y tế học đường đóng vai trò quan trọng trong các nhà trường. Nhưng, hiện nay, công tác này đang gặp nhiều khó khăn khi vừa thiếu về nhân lực, chưa được đầu tư và chế độ chính sách chưa đảm bảo để các nhân viên y tế yên tâm gắn bó với nghề.