Rồng rắn gánh mâm góp cỗ ngày rằm tháng bảy

16/08/2016 16:21

(Baonghean.vn) - Tục gánh mâm đi góp cỗ không chỉ mang ý nghĩa tưởng nhớ người đã khuất mà còn nhắc nhở con cháu về trách nhiệm với ông bà, tổ tiên. Đó là một nét văn hóa đặc sắc có từ lâu đời được người dân quê lúa Yên Thành duy trì cho tới ngày nay.

ở những con đường nhỏ không thiếu cảnh phụ nữ trung niên có, trẻ có, thậm chí là thanh niên trai tráng hò nhau gánh mâm đi góp cỗ cúng. Tiếng nói, tiếng cười râm ran khắp con đường nhỏ.
Trên những con đường nhỏ của huyện Yên Thành vào những dịp lễ, tết trong năm, đặc biệt là rằm tháng 7 không khó để bắt gặp cảnh người dân gánh mâm đi góp cỗ. Hình ảnh những người phụ nữ gánh mâm với tiếng nói cười râm ran gợi cảm giác bình yên và gần gũi.
Mâm cỗ bày biện xong được sắp vào thúng, lồng đôi quang gánh vào rồi quẩy lên vai đưa tới nhà thờ họ.
Theo quan niệm của người dân nơi đây, việc sửa soạn mâm cỗ và đưa tới nhà thờ thường do người phụ nữ đảm nhận. Dù quãng đường gần hay xa thì các mẹ, các chị, các em gái đều vui vẻ. Mâm cỗ được sắp vào thúng, lồng đôi quang gánh vào rồi quẩy lên vai đưa tới nhà thờ họ.
Mâm cỗ cúng ngày Tết ở đây không thể thiếu các món truyền thống như bánh chưng, bánh tét, bánh ong và các loại rau củ quả được chế biến khá cầu kỳ.
Mâm cỗ được hoàn thiện bởi đôi tay của người phụ nữ nội trợ trong gia đình và mang đậm nét bản sắc của vùng quê lúa. Người dân quan niệm, người âm cũng giống như cõi trần, mâm cỗ có đầy đủ mới thể hiện được sự tôn trọng của bậc con cháu trong gia đình. Mâm cỗ không thể thiếu các món truyền thống như bánh chưng, bánh tét, thịt cá và các loại rau củ quả.
vbn
Qua cả đoạn đường dài, chị em thường thay nhau gánh hoặc nghỉ dọc đường để lấy lại sức.
hjk
Trong trường hợp nhà neo người hoặc không đủ sức khỏe gánh mâm thì chị em có thể dùng xe đạp để chở nhưng chỉ được dắt xe chứ không ngồi lên xe đi.
nghj
Mâm cỗ được sắp đặt theo thứ tự tại nhà thờ để cúng lễ.
fghn
Các mâm cỗ được bày biện ở nhà thờ dưới, còn bàn thờ chính thường đặt cỗ xôi - con gà. Sau khi vị tộc trưởng dòng họ hoàn thành lễ cúng, mọi người trong gia đình sẽ quây quần đợi hết tuần hương để làm lễ hạ mâm thọ lộc. Đây là thời gian để những bậc cao niên trong dòng họ cũng như con cháu gần xa hàn huyên tâm sự để nối liền sợi dây gắn kết của các thế hệ. Hằng năm tục lệ này vẫn được duy trì và người dân xem đây là một nét văn hóa đẹp của người con quê lúa Yên Thành.

Thanh Quỳnh

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
Rồng rắn gánh mâm góp cỗ ngày rằm tháng bảy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO