Sắn mất giá, dân bản khó khăn

13/03/2012 17:03

(Baonghean) - Ngọc Lâm và Thanh Sơn (Thanh Chương) là hai xã người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng sắn và trồng keo. Chúng tôi có dịp đến Thanh Sơn vào đúng thời điểm bà con đang thu hoạch sắn. Mùa màng bội thu nhưng trái lại, cuộc sống của người dân nơi đây vẫn còn nhiều vất vả.

(Baonghean) - Ngọc Lâm và Thanh Sơn (Thanh Chương) là hai xã người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng sắn và trồng keo. Chúng tôi có dịp đến Thanh Sơn vào đúng thời điểm bà con đang thu hoạch sắn. Mùa màng bội thu nhưng trái lại, cuộc sống của người dân nơi đây vẫn còn nhiều vất vả.

Xã Thanh Sơn có 1.118 hộ với 4.750 nhân khẩu. Đồng bào sinh sống ở đây là người Thái và Khơ mú, trong đó dân tộc Thái chiếm phần đa với 70% dân số. Từ năm 2006 - 2009, có 5 xã vùng lòng hồ thủy điện Bản Vẽ (Tương Dương) thuộc diện di dời về khu tái định cư và lập nghiệp ở vùng biên giới này. Mỗi hộ được giaokhoảng 1 ha đất để trồng sắn. Đất ở đây hầu hết là đất đồi, dốc chỉ trồng được sắn và keo. Vụ sắn năm nay, bà con chưa kịp vui mừng vì mùa màng bội thu thì đã phải chịu cảnh đói khổ vì sắn mất giá trầm trọng.


Hiện nay, sắn được thu mua với mức giá từ 900 - 1.000 đồng/1kg, chỉ bằng một nửa so với mức giá của năm ngoái. Không những thế, trong quá trình thu mua người dân còn bị tư thương ép giá. "Do dân ở đây không có điều kiện đi lại để bán sắn cho những vùng ngoài nên đành phải chịu cảnh o ép như thế này" - chị Lương Thị Lan (bản Xốp Lắm) chia sẻ.


BảnChà Coong 2 là một trong những bản của xã Thanh Sơn năm nay có mùasắn bội thu. Từ đầu bản đi vào, trước ngõ nhà nào cũng tấp đầy sắn. Một số hộ đang vận chuyển sắn lên xe với những cái lắc đầu chán ngán, những hộ còn lại quyết không chịu nhổ sắn, chờ thời gian để có giá cao hơn. Chị Vi Thị Huế bộc bạch: "Đau lòng lắm các cô à. Công sức mình bỏ ra mà bị trả giá bèo bọt. Thôi thì phải cắn răng chịu đựng đói khổ. Gia đình mình có 7 miệng ăn, cũng không thể giữ sắn mãi trong nhà được. Phải bán thôi, để còn có tiền mua gạo mà ăn, có tiền cho con đi học". Khi được hỏi về nguyên nhân dẫn đến tình trạng sắn mất giá như năm nay, người dân đều đồng loạt lắc đầu buồn bã. Tất cả 16 bản thuộc xã Thanh Sơn đều chịu chung một tình trạng như thế. Trưởng bản Chà Coong 2, ông Lương Công Đoàn cho biết: "Sắn đã mất giá lại còn bị chèn ép quá thể. Có lúc dân bán 2 tạ sắn, nhưng qua cân kéo của tiểu thương cũng chỉ còn 1 tạ rưỡi. Biết thế mà vẫn phải bán đi".


Trao đổi với chúng tôi, ông Vi Trọng Thủy - Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Sơn cho biết:Hiện nay, trên địa bàn chỉ có độc quyền một doanh nghiệp vào thu mua sắn là Nhà máy Sắn Thanh Chương. Khác hẳn với các năm trước đây, ngoài doanh nghiệp này còn có một số nhà máy khác như các công ty chế biến sắn ở Hà Tây, Thanh Hóa... Ông Thủy còn cho biết, sắn năm nay chất lượng rất tốt, hiện nay, bà con ở đây mới chỉ thu hoạch được khoảng 1/3 diện tích. "Với tình hình như thế này, những năm tiếp theo chúng tôi phải tính chuyển sang phương hướng khác. Dự án trồng chè và trồng mía đang được bà con mong chờ rất lớn. Hi vọng hai dự án này sẽ mang lại năng suất cao và lấy lại được niềm tin cho dân bản" - ông Vi Trọng Thủy chia sẻ.


Tuyết Anh

Mới nhất
x
Sắn mất giá, dân bản khó khăn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO