Sản xuất phân bón hữu cơ sinh học

08/02/2012 10:17

(Baonghean) Hộ anh Trần Văn Tiến (xóm 5, Hoa Sơn) sản xuất 5.000m2 đất, trong đó có 1.500 m2 ruộng hai lúa, còn lại là trồng ngô, trồng mía. Đến mùa thu hoạch, thân ngô, lá mía chỉ biết đem về nhóm bếp, nhưng không phải là loại củi dễ cháy nên thường chất đống cho mối đến xông. Năm 2010, sau khi được Hội Nông dân xã phát động tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón, anh cũng không khỏi ngại ngần vì đất ruộng gia đình chủ yếu là trồng mía, trồng ngô, loại cây từ thân đến lá cứng đơ như gỗ ấy biết đến bao giờ mới hoai mục thành phân!

(Baonghean) Hộ anh Trần Văn Tiến (xóm 5, Hoa Sơn) sản xuất 5.000m2 đất, trong đó có 1.500 m2 ruộng hai lúa, còn lại là trồng ngô, trồng mía. Đến mùa thu hoạch, thân ngô, lá mía chỉ biết đem về nhóm bếp, nhưng không phải là loại củi dễ cháy nên thường chất đống cho mối đến xông. Năm 2010, sau khi được Hội Nông dân xã phát động tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón, anh cũng không khỏi ngại ngần vì đất ruộng gia đình chủ yếu là trồng mía, trồng ngô, loại cây từ thân đến lá cứng đơ như gỗ ấy biết đến bao giờ mới hoai mục thành phân!


Mẻ phân bón đầu tiên anh chỉ làm thử nghiệm 2 tấn, nguyên liệu chủ yếu là rác, bã mía, cây ngô kết hợp với phân của trâu bò, lợn. Mỗi một tấn phân, ngoài 700 kg phế thải nông nghiệp, 300 kg phân chuồng, anh bổ sung thêm 2 kg chế phẩm sinh học compost maker, 3 - 5 kg rỉ mật (hoặc mật mía), 2 kg ure, 3 kg kali: 5 kg lân, 5-7 kg vôi bột và khoảng 70 - 80 lít nước. Qua một số công đoạn đảo ủ, xới, trộn theo đúng quy trình kỹ thuật, khoảng 1 tháng sau, toàn bộ rác phụ phẩm đã mục vụn, trở thành một thứ phân bón tơi xốp, có màu đen thẫm.



Chi hội trưởng Nông dân Trần Văn Tiến (xóm 5 ,Hoa Sơn, huyện Anh Sơn) chuẩn bị phân bón hữu cơ sinh học cho vụ xuân.

Vụ mùa năm ấy, từ cây lúa, cây ngô, cây mía trên các thửa ruộng của gia đình anh đều phát triển tốt, kháng được sâu bệnh. Đến khi thu hoạch, năng suất thu về đều cao hơn hẳn, anh mới tin chắc đã chọn đúng cách đầu tư. Sau vụ đó, anh gom hết tất cả các phụ phẩm mà gia đình có được để làm trên 4 tấn phân hữu cơ sinh học. Tuy mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu sử dụng nhưng anh vẫn luôn sΩn lòng bán cho bà con trong vùng để về dùng thử. Anh cho biết, so với phân hữu cơ sinh học của Nhà máy đường sản xuất có giá 2,5 triệu đồng/tấn thì anh chỉ bán cho bà con 1,8 triệu đồng/tấn đã thấy có lời. Nếu các hộ dân tự mình sản xuất thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí.


Ông Nguyễn Văn Mão ở xóm 5 Hoa Sơn tuy không có nhiều ruộng đất nhưng vì thấy xã xóm phát động phong trào làm phân bón hữu cơ sinh học cũng muốn thử nghiệm đối chứng. Với hơn 500m2 đất trồng mía trong vườn nhà, ông dành hẳn 4 hàng để bón thử nghiệm bằng phân hữu cơ sinh học. Kết quả cho thấy những luống mía bón loại phân này đều phát triển nhanh, lá xanh, thân mập, năng suất cao hơn. Ông trở thành một tuyên truyền viên vận động bà con sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ cho sạch làng tốt ruộng.


Ông Lê Văn Trí - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Anh Sơn cho biết: Hiện nay, bà con nông dân đang quá lạm dụng phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp làm cho nhiều diện tích đất canh tác bị bạc màu, chai cứng và mất dần khả năng canh tác. Để tái tạo lại sự màu mỡ và độ phì nhiêu cho đất, cần thiết phải bón bằng các loại phân hữu cơ sinh học. Những loại phân này nếu mua từ thị trường cũng khá đắt tiền, trong khi đó, ở địa bàn nông thôn lại rất sΩn nguyên liệu sản xuất ra phân bón tốt cho đồng ruộng.


Với niềm trăn trở đó, năm 2009, Hội Nông dân huyện phối hợp với Trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ của Sở KHCN chuyển giao kỹ thuật sản xuất, chỉ đạo làm thí điểm hơn 300 tấn tại 20 hộ dân của xã Hùng Sơn. Từ những kết quả đối chứng trên đồng ruộng, phân bón hữu cơ sinh học mau chóng được đông đảo hội viên, nông dân Hùng Sơn nhiệt tình hưởng ứng.

Năm 2010, Hội Nông dân huyện phát động làm đại trà trên địa bàn toàn huyện với trên 1.550 tấn. Bước sang năm 2011, tuy thời tiết không thuận lợi, nhưng toàn huyện đã sản xuất được khoảng 2.000 tấn. Điển hình là các xã Tào Sơn, Lĩnh Sơn, Bình Sơn, Hoa Sơn, Đỉnh Sơn, Phúc Sơn, Tam Sơn... Loại phân bón này không chỉ được ưa chuộng ở các trang trại trồng chè, trồng mía, các ruộng lúa, nương ngô mà đã và đang được bà con nông dân đầu tư bón cho dưa hấu, dưa chuột và các loại rau màu khác.


Về Anh Sơn trong những ngày đầu năm mới, không khí sản xuất vụ xuân đang nhộn nhịp, khẩn trương. Những chuyến xe phân hữu cơ sinh học đang được ưa chuộng tin dùng thay thế dần cho các loại phân vô cơ, hoá học. Bên cạnh những đống phân hoai mục vơi dần bà con nông dân đang thu gom rác thải, phụ phẩm nông nghiệp để chuẩn bị phân bón cho những vụ mùa sắp tới. Sau khi HĐND tỉnh thông qua chủ trương hỗ trợ 60% tiền mua chế phẩm sinh học compost maker các cấp Hội Nông dân trong huyện đang phấn đấu sản xuất trên 4.000 tấn phân bón trong năm 2012.


Hoàng Minh

Mới nhất
x
Sản xuất phân bón hữu cơ sinh học
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO