Sáng kiến robot làm bạn trò chuyện với trẻ tự kỷ

Sáng 24-7, Tập đoàn FPT – đơn vị  tổ chức cuộc thi viết ứng dụng trên robot (S.M.A.C Challenge) đã công bố danh sách 16 đội lọt vào vòng 2.
Trong tốp 16, có đến 10 ứng dụng mang giá trị xã hội cao, giúp robot Smartoshin (do FPT phát triển) trở thành người trợ lý đắc lực cho con người. Đơn cử như robot làm bạn trò chuyện với trẻ tự kỷ, Robot trợ giúp người khuyết tật, hỗ trợ người dùng xem tivi...
Trong số các đội tham gia cuộc thi, Đại học Bách Khoa Hà Nội chiếm ưu thế khi góp mặt 6 đội vào tốp 16. Học viện Bưu chính Viễn thông đứng thứ 2 với 3 đội. 7 đội còn lại lần lượt đến từ 7 trường, gồm: Đại học FPT, Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Điện lực, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Khoa học -Tự nhiên, Đại học Thành Đô.
16 đội nói trên đã hoàn thành xuất sắc phần thi “Viết ứng dụng hỏi đáp thông minh trên nền tảng Android”. Tiêu chí chấm điểm trong phần thi này dựa trên 5 yếu tố, gồm: cơ sở dữ liệu, giao diện ứng dụng, mức độ thân thiện với người dùng, mức độ đa dạng tính năng, khả năng hoạt động trong thực tế. Trong đó, cơ sở dữ liệu là tiêu chí quan trọng nhất, chiếm gần 50% tổng số điểm.
Các ứng dụng mang giá trị xã hội cao cũng được nhiều đội tập trung nghiên cứu, như: robot làm bạn trò chuyện với trẻ tự kỷ, robot trợ giúp người khuyết tật, làm bác sỹ, y tá trong gia đình (phù hợp với xu thế phát triển các thiết bị y tế có thể mang theo người - Healthcare wearable)....
Ngoài ra, một số đội còn phát triển ứng dụng cho kinh doanh, như robot SmartBank – hỗ trợ dịch vụ ngân hàng, robot bán điện thoại di động…
Theo SGGP

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.