"Sát thủ" thầm lặng thường chỉ được phát hiện ra khi đã muộn

13/05/2015 18:26

Ung thư tuyến tụy có tỷ lệ sống sót rất thấp, khoảng 94% số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh sẽ chết trong vòng 5 năm, theo con số mà Tổ chức hành động chống ung thư đưa ra.

Tuyến tụy là một bộ phận nằm trong ổ bụng ngay bên dưới dạ dày. Trong tuyến tụy, các tế bào ngoại tiết có vai trò sản xuất dịch tiêu hóa, các tế bào nội tiết có vai trò sản xuất hormone insulin và glucagon quyết định mức đường trong máu của cơ thể.

Ung thư tuyến tụy là bệnh xảy ra khi các tế bào ác tính hình thành trong các mô của tuyến tụy. Hầu hết các trường hợp ung thư tuyến tụy đều xuất phát từ tế bào nội tiết.

1. Sự nguy hiểm của bệnh ung thư tuyến tụy

Ung thư tuyến tụy là căn bệnh ung thư nguy hiểm thứ 4 chỉ sau ung thư phổi, ung thư vú và ung thư đại tràng. Mỗi năm, căn bệnh này lấy đi sinh mạng của gần 40.000 người Mỹ.

Sự nguy hiểm của ung thư tuyến tụy không dừng lại ở đó.

Theo dự đoán của Tố chức hành động chống Ung thư (Pancreatic Cancer Action Network), vào năm 2030, căn bệnh này sẽ "vươn lên" đứng thứ 2 trong số những ăn bệnh ung thư nguy hiểm nhất, hơn cả ung thư vú và ung thư ruột kết.

Ung thư tuyến tụy có tỷ lệ sống sót rất thấp, khoảng 94% số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh sẽ chết trong vòng 5 năm theo con số mà Tổ chức hành động chống ung thư đưa ra.

Một phần nguyên nhân là do căn bệnh này ít có những dấu hiệu cảnh báo nên thường người mắc không được chẩn đoán sớm. Rất nhiều ca mắc ung thư tuyến tụy chỉ được phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối.

Tuy nhiên, dù có được phát hiện sớm, cơ hội sống của bệnh nhân mắc ung thư tuyến tụy cũng là 1 con số nhỏ. Ở giai đoạn đầu khi khối u khu trú tại tuyến tụy và mới đạt kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 2cm thì tỷ lệ sống 5 năm chỉ đạt 14%.

Tỷ lệ này giảm dần tùy thuộc vào các giai đoạn sớm đến muộn hơn tính từ khi phát hiện ra bệnh. Ở giai đoạn cuối cùng khi khối u đã di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể, tỷ lệ sống 5 năm của bệnh nhân chỉ còn lại 1%.

Ở những căn bệnh ung thư khác như ung thư đại trực tràng, ung thư vú... việc tầm soát và sàng lọc ung thư sớm đem lại nhiều cơ hội sống cho bệnh nhân, thì với ung thư tuyến tụy và gan, việc sàng lọc này gần như không có ý nghĩa.

Tế bào ung thư tuyến tụy
Tế bào ung thư tuyến tụy

2. Nguyên nhân gây ung thư tuyến tụy

Mặc dù nguyên nhân gây ung thư tuyến tụy chưa được xác định rõ ràng nhưng các nhà khoa học cũng đưa ra những yếu tố nguy cơ gây ung thư tuyến tụy bao gồm:

- Hút thuốc lá: Yếu tố nguy cơ hàng đầu gây nên ung thư tuyến tụy. Những người hút thuốc lá từ 2 năm trở lên đều có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn gấp nhiều lần những người không hút.

- Mắc bệnh tiểu đường, viêm tụy.

- Tiểu sử gia đình có người mắc ung thư tuyến tụy.

- Thừa cân, béo phì.

3. Dấu hiệu ung thư tuyến tụy

Ung thư tuyến tụy được cho là căn bệnh thầm lặng bởi ở giai đoạn đầu của căn bệnh này, bệnh nhân không phát hiện được điều gì bất thường. Chỉ khi bệnh đã phát triển và có dấu hiệu di căn mới xuất hiện các cơn đau và một số triệu chứng sau:

- Đau nhói:

Triệu chứng này thường xuất hiện khi bệnh đã vào giai đoạn nặng và có dấu hiệu di căn. Cơn đau xuất hiện nhiều ở vùng bụng là lan ra sau lưng. Khi thấy có những cơn đau nhói không rõ nguyên nhân, bạn nên đi khám sớm nhất có thể.

- Vàng da:

Nguyên nhân gây vàng da là do khối u chèn lên ống mật của tuyến tụy khiến ống mật bị tắc gây vàng da, vàng mắt. Đây là dấu hiệu rõ nhất để nhận biết ung thư tuyến tụy.

- Ngứa lòng bàn tay, bàn chân:

Cùng với dấu hiệu vàng da, người mắc ung thư tuyến tụy sẽ cảm thấy ngứa ngáy ở lòng bàn tay, bàn chân do những sắc tố bilirubin gây dị ứng.

- Chán ăn, suy nhược, trầm cảm:

Khi khối u tồn tại trong cơ thể từ 6 - 8 tháng, người bệnh sẽ không còn cảm giác thèm ăn, thể trạng và tinh thần đều sa sút. Nếu bạn thấy mình rơi vào tình trạng chán ăn bất thường và kéo dài, nên đi kiểm tra sức khỏe ngay.

Theo Alobacsi.vn

Mới nhất

x
"Sát thủ" thầm lặng thường chỉ được phát hiện ra khi đã muộn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO