Sau 2 năm đào tạo nghề lao động nông thôn

01/04/2013 21:41

(Baonghean) - Trung tâm Khuyến nông tỉnh là 1 cơ sở được Sở LĐTB&XH giao nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/TTg. Trung tâm xác định đây là cơ hội để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, nhưng cũng là một nhiệm vụ hết sức nặng nề. Tỉnh Nghệ An đã 3 năm triển khai đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/TTg, nhưng thực tế Trung tâm Khuyến nông mới chỉ triển khai thực hiện đào tạo được 2 năm (2011-2012) từ sau khi UBND tỉnh có Quyết định 5918/QĐ.UBND ngày 30/12/2012, trong đó bổ sung chức năng nhiệm vụ đào tạo nghề và cấp giấy chứng nhận nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

(Baonghean) - Trung tâm Khuyến nông tỉnh là 1 cơ sở được Sở LĐTB&XH giao nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/TTg. Trung tâm xác định đây là cơ hội để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, nhưng cũng là một nhiệm vụ hết sức nặng nề. Tỉnh Nghệ An đã 3 năm triển khai đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/TTg, nhưng thực tế Trung tâm Khuyến nông mới chỉ triển khai thực hiện đào tạo được 2 năm (2011-2012) từ sau khi UBND tỉnh có Quyết định 5918/QĐ.UBND ngày 30/12/2012, trong đó bổ sung chức năng nhiệm vụ đào tạo nghề và cấp giấy chứng nhận nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

Sau 2 năm trung tâm thực hiện dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, cơ bản bước đầu đạt hiệu quả. Về đăng ký đào tạo nghề nông nghiệp, năm 2011 Trung tâm Khuyến nông được Sở Lao động Thương binh và Xã hội giao chỉ tiêu đào tạo 11 nghề nông nghiệp. Năm 2012, tiếp tục bổ sung thêm 8 nghề mới, nâng tổng số nghề nông nghiệp được cấp phép lên 19 nghề (trồng trọt 8 nghề, chăn nuôi 3 nghề, lâm nghiệp 4 nghề, thủy sản 4 nghề).

Chương trình nghề được xây dựng thời gian bình quân từ 1-2,5 tháng/ nghề (tính theo ngày thực dạy). Đối với đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề, trung tâm đã chuẩn hóa cho 117/216 người, đạt 54,1% cán bộ khuyến nông được đào tạo nghiệp vụ sư phạm nghề, kỹ năng dạy nghề theo Thông tư 30/2010/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.



Kiểm tra dạy nghề lớp nuôi gà tại huyện Quỳnh Lưu.

Về kết quả dạy nghề sau 2 năm (2011-2012), Trung tâm Khuyến nông đã đào tạo được 10 nghề nông nghiệp với 104 lớp, 3.154 học viên ở 19 đơn vị huyện thành, thị tham gia (Trong đó: nhóm người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, người có công với cách mạng, người bị thu hồi đất canh tác, ... 1.654 học viên, chiếm 52,4%; nhóm hộ cận nghèo: 511 học viên, chiếm 16,2%; nhóm lao động nông thôn khác: 989 học viên, chiếm 31,4%). Số học viên được cấp giấy chứng nhận nghề nông nghiệp sau đào tạo là 2879/3154 học viên, đạt 91,28%.

Trong quá trình thực hiện, các lớp dạy nghề nông nghiệp đều đảm bảo đúng kế hoạch và tiến độ đào tạo đề ra. Nội dung nghề được xuất phát từ nhu cầu, người học, nên ngay từ đầu đã lôi cuốn, hấp dẫn người học. Học nội dung, kỹ năng nào thành thạo rồi mới chuyển sang nội dung, kỹ năng khác theo phương châm cầm tay chỉ việc và thực hành ngay tại ruộng, tại chuồng nuôi. Trong giờ thực hành, 100% học viên đều tham gia và làm theo giáo viên. Hiệu quả sau đào tạo được đánh giá hơn 85% học viên áp dụng được ngay kiến thức lý thuyết và thực hành vào thực tế sản xuất, hơn 70% học viên sau học nghề đã áp dụng ngay được chính nghề học và cho thu nhập, hiệu quả kinh tế từ việc học nghề này.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dạy nghề nông nghiệp đã gặp không ít khó khăn như chính sách đầu tư hỗ trợ cho công tác dạy nghề LĐNT theo QĐ 1956/TTg cho các đối tượng tham gia học nghề quá thấp nên khó khăn cho các cơ sở dạy nghề và thực sự chưa thu hút được nhiều lao động nông thôn tham gia học nghề. Chính quyền các cấp và các ban ngành chưa thực sự quyết liệt trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, quy hoạch, định hướng nghề đào tạo phù hợp với tình hình sản xuất, điều kiện kinh tế của địa phương. Chưa có cơ chế chính sách cụ thể nào để tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho người học trước và sau khi học nghề. Đặc biệt chưa có sự quan tâm đúng mức và vào cuộc có hiệu quả của các doanh nghiệp, công ty, nhà máy,... trong việc hỗ trợ đào tạo, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho học viên sau khi học nghề.

Như vậy, sau 2 năm Trung tâm Khuyến nông Nghệ An tham gia công tác dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/TTg của Thủ tướng Chính phủ, bước đầu đã khẳng định được hiệu quả và thành công của đề án này. Việc phát triển đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đang là hướng đi hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với tâm tư nguyện vọng và nhu cầu của lao động làm nông nghiệp hiện nay là có thêm cơ hội học nghề, nâng cao năng lực, kỹ năng tay nghề, từ đó tạo thêm việc làm, tăng thu nhập kinh tế trên một đơn vị diện tích.


Cao Xuân Tuấn (PGĐ Trung tâm Khuyến nông tỉnh)

Mới nhất
x
Sau 2 năm đào tạo nghề lao động nông thôn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO