Số ca mắc mới theo cấp số nhân, Malaysia có nguy cơ bị nhấn chìm trong thảm họa Covid-19

Theo Hồng Anh (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Cuộc khủng hoảng y tế tại Malaysia đang chuyển sang giai đoạn tồi tệ nhất khi số ca mắc mới Covid-19 tại quốc gia này tăng theo cấp số nhân.

Khủng hoảng ngày càng trầm trọng

Dữ liệu chính thức cho thấy tỷ lệ lây nhiễm hàng ngày trên 1 triệu dân tại Malaysia đã vượt qua Ấn Độ. Theo Our World in Data, dân số của Malaysia chỉ có 32 triệu người, thấp hơn nhiều so với 1,4 tỷ dân của Ấn Độ, nhưng trung bình 7 ngày, cứ 1 triệu người Malaysia thì có 205,1 trường hợp mắc bệnh, trong khi Ấn Độ con số này chỉ là 150,4 người.  

Số ca mắc mới theo cấp số nhân, Malaysia có nguy cơ bị nhấn chìm trong thảm họa Covid-19 ảnh 1
Người dân xếp hàng chờ làm xét nghiệm tại TP. Klang, Malaysia, tháng 12/2020. Ảnh: Reuters

Trong bối cảnh số ca bệnh nặng lên đến mức kỷ lục, chiếm gần 1.200 giường bệnh tại các cơ sở chăm sóc đặc biệt, hệ thống y tế tại Malaysia đang có nguy cơ sụp đổ. Nhiều báo cáo cho biết, các bác sỹ buộc phải đưa ra lựa chọn đau lòng là ưu tiên chăm sóc cho những bệnh nhân có cơ hội phục hồi cao hơn.

Malaysia đã chứng kiến số ca mắc Covid-19 gia tăng gấp 5 lần kể từ đầu năm đến nay và ghi nhận số trường hợp mắc mới theo ngày cao kỷ lục trong nhiều ngày liên tiếp kể từ sau kỳ nghỉ lễ Eid al-Fitr. Đợt lây nhiễm mới nhất này bắt nguồn từ các cuộc tụ tập đông người và hành vi không tuân thủ quy định giãn cách xã hội hay hạn chế di chuyển, ở cuối tháng lễ Ramadan.

Số ca lây nhiễm theo ngày đã vượt xa dự báo của Bộ Y tế Malaysia. Trước đó, cơ quan này cảnh báo nếu người dân không tuân thủ các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, nước này có thể đối mặt với số ca nhiễm theo ngày lên đến 8.000 ca vào đầu tháng 6. Trong ngày 29/5, nước này đã ghi nhận mức kỷ lục 9.020 ca mắc mới và 98 ca tử vong. Riêng tháng 5, Malaysia đã ghi nhận 1.289 ca tử vong, vượt quá con số tử vong do Covid-19 trong năm đầu của đại dịch.

Chính phủ Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đang phải hứng chịu nhiều chỉ trích sau khi số ca mắc và số ca tử vong gia tăng chóng mặt. Ngày 28/5, ông Muhyiddin Yassin tuyên bố áp đặt lệnh “phong tỏa toàn diện” trên toàn quốc bắt đầu từ tháng 6/2021, nhưng vẫn cho phép các dịch vụ hay các lĩnh vực thiết yếu duy trì hoạt động.

Malaysia đã ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng vào tháng 1 năm nay, dự kiến hết hiệu lực vào ngày 1/8. Tuy vậy, tình hình dịch bệnh tồi tệ có thể khiến Thủ tướng Muhyiddin Yassin tìm cách kéo dài biện pháp này.

Trong bối cảnh số ca mắc tăng cao gấp 3 lần kể từ khi tình trạng khẩn cấp được ban bố, các nhà lập pháp tại Malaysia đã kêu gọi Quốc hội nhóm họp khẩn cấp để xem xét các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và giải quyết những vấn đề liên quan. Vẫn chưa rõ Thủ tướng Muhyiddin có đồng ý với đề xuất triệu tập phiên họp Quốc hội khẩn cấp hay không.

Giai đoạn đầu tiên của lệnh phong tỏa sẽ có hiệu lực từ ngày 1 đến 14/6, sau đó Bộ Y tế Malaysia sẽ đánh giá tình hình để quyết định nên nới lỏng hạn chế và mở cửa trở lại nền kinh tế hay tiếp tục thắt chặt biện pháp kiểm soát.  

Giới chức nước Malaysia cho biết, sự xuất hiện của một số biến chủng mới dễ lây lan hơn là một trong những lý do khiến nước này phải tái áp đặt lệnh phong tỏa. Malaysia đã phát hiện trường hợp dương tính đầu tiên liên quan đến biến chủng B1617 có nguồn gốc từ Ấn Độ vào đầu tháng 5. Hai biến chủng khác từ Anh và Nam Phi, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho là “những biến chủng đáng lo ngại” cũng đã lây lan trong cộng đồng. 

Hiện tại, ngày càng có nhiều bệnh nhân tại Malaysia, trong đó có cả những người trẻ tuổi xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Theo dữ liệu của Worldometers, tính đến ngày 1/6, Malaysia đã ghi nhận 572.357 ca mắc và 2.796 ca tử vong. Malaysia là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất ở Đông Nam Á xét theo quy mô dân số, mặc dù tổng số ca mắc vẫn thấp hơn Indonesia và Philippines.

Ông Zainal Ariffin Omar, cựu cố vấn của WHO về ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng cho biết: “Tình hình hiện tại rất nghiêm trọng. Các ca mắc đang xuất hiện khắp mọi nơi trên đất nước này. Malaysia cần một biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt để điều chỉnh và cơ cấu lại các hành động chống dịch”.

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.