Sơ cứu khi bị chó cắn
Khi con bị chó cắn, phản ứng đầu tiên của cha mẹ thường là hoảng sợ. Tuy nhiên, khi bạn boảng sợ thì con bạn sẽ càng gặp nguy hiểm và tình hình sẽ càng tồi tệ. Bạn cần làm gì trong tình huống này?
Nếu con bạn bị chó cắn, việc đầu tiên bạn cần làm trước khi hoảng sợ là đưa ngay bé tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất. Vết chó cắn cực kỳ nguy hiểm, nhất là chó đi lạc. Cũng không được xem thường nếu con chó đó là vật nuôi trong nhà vì chúng vẫn mang một lượng bệnh và mầm bệnh trong miệng.
Xử lý vết thương với những gợi ý sơ cứu ban đầu dưới đây cũng sẽ có ích. Bạn cần đảm bảo là bé luôn giữ bình tĩnh và trật tự khi tình hình có thể vượt khỏi tầm kiểm soát và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé.
Dưới đây là một số cách xử trí vết thương khi bị chó cắn.
Làm sạch: điều quan trọng trước tiên là làm sạch vết thương do chó cắn. Bạn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả mầm bệnh. Dùng bông và nước để rửa vết thương. Rửa nhẹ nhàng chứ đừng chà xát mạnh.
Thuốc sát trùng: Để làm sạch vết chó cắn, bạn có thể dùng những thuốc sát trùng như cồn hoặc nước ô xi già. Những thuốc này sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Chỉ đổ một lượng nhỏ lên vết cắn. Hãy thổi nhẹ vào vết thương khi bôi thuốc vì nó sẽ rất xót.
Nâng cao vùng bị thương: Nếu bị chó cắn vào chân hay cánh tay, bạn cần giơ cao vùng bị thương lên. Việc này rất quan trọng vì khi bị chó cắn bạn có thể bị chảy máu nhiều và cách làm này sẽ giúp cầm máu.
Cầm máu: Bạn có thể nâng cao vùng bị thương hoặc dùng băng sạch băng vết thương để cầm máu. Nếu máu chảy nhiều cần gấp rút đưa bệnh nhân đến bác sĩ để được cứu chữa.
Tiêm phòng: Nếu bị chó cắn, bạn cần tiêm phòng uốn ván và tiêm phòng dại. điều này là bắt buộc dù bạn bị cắn bởi chó nhà hay chó đi lạc. Vết thương do chó cắn cần được điều trị trong vòng 48h tại cơ sở y tế.
Theo Dân Trí -PC