Sở NN&PTNT trả lời vấn đề báo nêu

(Baonghean) - Sau khi Báo Nghệ An đăng bài: "Giao khoán bảo vệ rừng phòng hộ lưu vực Nhà máy Thuỷ điện Bản Vẽ: Cần sớm có sự điều chỉnh" (số ra ngày 24/12/2013) và bài: "Chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Quá nhiều vấn đề bất ổn" (số ra ngày 26/12/2013), ngày 31/12/2013, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tương Dương có Công văn số 147/BC-BQLRPH, Ban Quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn có Công văn số 151/BC-BQL và ngày 9/1/2014, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nghệ An có Công văn số 66/SNN-VP về việc trả lời vấn đề báo nêu với nội dung sau: (Báo Nghệ An xin được lược đăng).
Tại Công văn số 66/SNN-VP, Sở NN&PTNT giải trình 10 vấn đề, trong đó có 4 vấn đề cho rằng:
báo phản ánh có phần đúng và hiện tượng đúng, gồm: “danh sách các đối tượng được nhận khoán chưa khớp với danh sách xã đã lập”; “Địa điểm rừng được giao khoán quá xa, có hộ lại được giao một lúc 2, 3 khoảnh rừng cách xa nhau khiến công tác bảo vệ rừng khó khăn; nhiều hộ không được giao rừng dẫn dến bức xúc”; "Cần có sự công bằng trong công tác giao khoán diện tích rừng giữa các hộ”; "Việc người dân ở bản Huồi Mú được khoán rừng và nhận tiền bảo vệ rừng nhưng họ không vui”.
- 4 vấn đề báo nêu chưa chính xác hoặc có phần đúng, có phần chưa chính xác, gồm: 
Thứ nhất: “Cách giao rừng tại thực địa cho các hộ vô lý, nhiều gia đình đã nhận khoán đến thời điểm này không biết khoảnh, thửa rừng mình có trách nhiệm bảo vệ ở đâu”. 
Sở NN&PTNT cho rằng, các hộ nhận khoán tại Bản Vẽ, bản Xiềng Nứa - xã Yên Na đều biết vị trí rừng mình được giao khoán trên thực địa. Tuy nhiên, quá trình bàn giao rừng, các hộ gia đình cử thành viên trong gia đình đi nhận (có thể chồng, vợ hoặc con) đi nhận rừng. Vì việc giao khoán là giao cho hộ chứ không phải chỉ có chủ hộ nhận khoán mới có trách nhiệm. Công văn cho rằng: nhà báo phỏng vấn gặp đúng người không đi nhận rừng nên họ đã trả lời không biết rừng mình bảo vệ như ông Lô Văn Huỳnh trú tại bản Vẽ. Còn việc phân chia ranh giới giữa các lô rừng, các hộ nhận khoán trên thực địa chỉ căn cứ vào hồ sơ thiết kế, ranh giới lô thiết kế dựa vào trạng thái, địa hình như dông núi, khe suối. Còn thực tế việc cắm mốc ranh giới rừng chưa thực hiện, vì cần có thời gian và nguồn kinh phí rất lớn thì Ban mới tổ chức thực hiện.
Thứ hai: "Tại huyện Kỳ Sơn, công tác giao khoán bảo vệ rừng được Ban Quản lý rừng phòng hộ ký hợp đồng với từng nhóm hộ (mỗi nhóm 5 – 10 người)… số tiền bảo vệ rừng được chia đều cho tổng số hộ dân toàn thôn bản”. Nội dung này Báo phản ánh có phần đúng, có phần chưa chính xác. Lý do là trên cơ sở các văn bản quy định của Liên bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hướng dẫn của Sở NN&PTNT, Ban Quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn đã trực tiếp làm việc với chính quyền địa phương, các bản có diện tích rừng nằm trong lưu vực  Nhà máy Thuỷ điện Bản Vẽ và tìm hiểu quy ước của thôn/bản. Từ đó, Ban QLRPH Kỳ Sơn lựa chọn phương thức giao khoán theo nhóm hộ là đúng các quy định và nhận được sự đồng tình của đa số nhân dân theo quy ước thôn/bản. Việc chi trả tiền tạm ứng bảo vệ rừng dịch vụ môi trường rừng của Ban QLRPH Kỳ Sơn là đúng đối tượng, định mức quy định trong hồ sơ giao khoán và số tiền chi được phê duyệt. Còn việc phân chia tiền tại bản theo hình thức chia đều cho các hộ dân trong bản và giữ lại một phần làm quỹ thì: Khi tiền chi trả đến các đối tượng nhận khoán, việc Ban quản lý bản chia đều cho tổng số hộ dân toàn bản thì bản thực hiện theo quy ước của bản và để lại một ít chi phí cho ngày đại đoàn kết toàn dân của bản, việc bản giữ lại số tiền làm quỹ chung đã có sự thống nhất tự nguyện của các hộ dân tham gia. 
Thứ 3: “Việc rà soát cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa xong, còn  nhiều diện tích thuộc lưu vực Nhà máy Thuỷ điện Bản Vẽ mà chủ rừng là các hộ dân và UBND các xã chưa hoàn tất". Nội dung này báo phản ánh chưa chính xác, bởi:
+ Phần rà soát ranh giới, phạm vi diện tích, hiện trạng rừng lưu vực Thuỷ điện Bản Vẽ đã hoàn thành và được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1424/QĐ-UBND ngày 20/4/2013. Sau đó, UBND tỉnh đã có Công văn số 6398/UBND-NN ngày 13/9/2013 xác nhận danh sách chủ rừng là các tổ chức gồm: Ban Quản lý rừng phòng hộ Tương Dương, Kỳ Sơn, Tổng đội TNXP 8. 
+ Phần lập hồ sơ thiết kế giao khoán bảo vệ rừng: Theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC thì: Khi có danh sách chủ rừng được phê duyệt, Quỹ sẽ thực hiện việc chi tiền DVMTR cho các chủ rừng. Tuy nhiên, theo chỉ đạo của UBND tỉnh là phải ưu tiên giao khoán bảo vệ rừng cho dân địa phương. Do vậy, các chủ rừng Nhà nước (Ban QLRPH) tiến hành lập hồ sơ, giao khoán bảo vệ rừng cho người dân. Với diện tích rừng trong lưu vực lớn, giao khoán cho nhiều hộ dân nên phải mất rất nhiều thời gian. 
Thứ 4: "Việc giao cho 2 Ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn, Tương  Dương tự rà soát ranh giới, diện tích để lập hồ sơ thiết kế giao khoán và sau đó chi trả kinh phí là không đảm bảo đúng quy định.” Nội dung này báo phản ánh chưa chính xác, vì: 
Sở NN&PTNT giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ thực hiện là đúng quy định tại Điều 21, Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg và điểm d, khoản 2, mục I, Quyết định số 4962/QĐ- UBND. Còn chi trả kinh phí thực hiện đảm bảo đúng quy định tại mục 1, phần III, Quyết định 4962/QĐ-UB, ngày 08/12/2012 và Quyết định số 1794/QĐ-UBND ngày 14/5/2013 của UBND tỉnh về việc giải quyết kinh phí phục vụ công tác rà soát, lập hồ sơ giao khoán lưu vực Nhà máy Thuỷ điện Bản Vẽ.
Ngoài ra, tại công văn trả lời, Sở NN&PTNT trao đổi thêm một số nội dung báo nêu. Về vấn đề Chi trả đã đúng quy định?, Sở NN&PTNT cho rằng việc chi tạm ứng của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã thực hiện theo đúng trình tự và quy định hiện hành; còn việc thanh toán sẽ thực hiện trước 30/4/2014 trên cơ sở nguồn thu thực tế, hồ sơ thiết kế giao khoán và kết quả nghiệm thu bảo vệ rừng của cấp có thẩm quyền. Về vấn đề: "Liệu có hiệu quả", Sở NN&PTNT cho rằng, qua gần 2 năm triển khai thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, công tác giao khoán rừng theo hộ, nhóm hộ được Ban quản lý rừng phòng hộ thực hiện theo đúng các văn bản hướng dẫn và có sự thống nhất từ thôn/bản đến chính quyền địa phương xã, huyện. Về công tác Bảo vệ rừng và thực hiện chính sách: Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP thực hiện Chi trả dịch vụ môi trường rừng đã từng bước làm thay đổi nhận thức của bên sử dụng dịch vụ và bên cung ứng dịch vụ, góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng; bảo vệ môi trường rừng và tạo ra môi trường sinh thái, nguồn nước phục vụ lợi ích của nhân dân.
Trước tiên, Báo Nghệ An chân thành cảm ơn Sở NN&PTNT, Ban QLR phòng hộ Kỳ Sơn và Tương Dương đã có hồi âm trả lời vấn đề báo nêu. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu nội dung hồi âm, so sánh với tư liệu mà nhóm phóng viên thu thập từ thực tế cũng như tài liệu từ các cơ quan chuyên môn cung cấp, Báo Nghệ An trao đổi lại như sau:
1. Nội dung báo phản ánh: "Cách giao rừng tại thực địa cho các hộ rất vô lý, nhiều gia đình đã nhận khoán đến thời điểm này không biết khoảnh, thửa rừng mình có trách nhiệm phải bảo vệ ở đâu", Sở NN&PTNT cho rằng chưa chính xác. Thực chất ở câu này, phóng viên dẫn lời của ông Lô Sỹ Oanh (một người dân ở bản Vẽ, xã Yên Na, huyện Tương Dương từng làm đơn xin được bảo vệ rừng nhưng không được giao) thông tin tới nhóm phóng viên ngay tại nhà Trưởng bản Vẽ, ông Lương Thanh Tiến trước sự chứng kiến của nhiều người. Qua xác minh, thông tin của ông Oanh đúng sự thật. Nhiều hộ dân bản Vẽ được nhận khoán bảo vệ rừng công nhận bất cập nêu trên và cho biết, từ khi nhận tiền bảo vệ rừng đến nay (khoảng 2 tháng) họ chưa trở lại rừng. Anh Lô Văn Huỳnh là một trong những người này. Khi được hỏi, trong gia đình anh Huỳnh thì ai chịu trách nhiệm bảo vệ rừng? Anh Huỳnh cho biết anh là người nhận bảo vệ rừng phòng hộ; vì bận việc, nên hôm giao rừng tại thực địa vợ anh đi thay; anh đã được nhận 2.150.000 đồng từ tháng 10/2013 nhưng cho đến nay cũng chưa một lần đặt chân đến rừng, chưa biết mặt rừng và cũng không nhớ phải bảo vệ bao nhiêu ha rừng. Trưởng bản Vẽ, ông Lương Thanh Tiến cũng xác nhận: "Có những hộ đã nhận tiền rồi nhưng lại đến hỏi tôi rằng họ phải bảo vệ khoảnh rừng nào. Thật tình tôi chịu. Là trưởng bản nhưng ngay từ khi lập danh sách tôi cũng có biết gì đâu...". Về vấn đề này, phải nói thêm rằng, Yên Na là một trong những xã dễ kiểm soát nhất ở Tương Dương vì địa giới hành chính gần Ban Quản lý rừng phòng hộ, giao thông thuận tiện, vậy mà còn xẩy ra tình trạng như vậy. Với những xã Nhôn Mai, Mai Sơn, Hữu Khuông, vừa xa xôi cách trở, giao thông hết sức phức tạp thì việc giao rừng tại thực địa sẽ còn như thế nào?
2. Về nội dung báo phản ánh: "Tại huyện Kỳ Sơn, công tác giao khoán bảo vệ rừng được Ban Quản lý rừng phòng hộ ký hợp đồng với từng nhóm hộ (mỗi nhóm hộ từ 5 - 10 người)... số tiền được chia đều cho tổng số hộ dân toàn thôn bản", Sở NN&PTNT cho rằng báo nêu có phần đúng, có phần chưa chính xác. Về nội dung này, cần phải hiểu là báo không nói về việc cần phải giao khoán bảo vệ rừng cho nhóm đối tượng nào. Bất hợp lý là Ban Quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn đã xác định các bản trên địa bàn đều có quy ước để cộng đồng dân cư đều có trách nhiệm bảo vệ rừng, vậy thì cần làm thủ tục hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng thôn bản. Ở đây, Ban Quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn hợp đồng giao khoán cho nhóm hộ gia đình, tiền chi trả bảo vệ rừng lại do Ban Quản lý các thôn bản quản lý, và đem phần lớn chia đều cho tất cả các hộ dân trong bản. Việc làm như vậy rõ ràng là không thuyết phục, và liệu hợp đồng giao khoán có còn giá trị? Nếu rừng phòng hộ có vấn đề gì, cơ quan chức năng sẽ buộc trách nhiệm cho ai? Khi phóng viên thông tin vấn đề trên, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cũng tỏ ra rất ngạc nhiên và không đồng tình với cách làm này, thậm chí còn "cảm ơn" vì đã "cung cấp thông tin". 
3. Nội dung báo phản ánh: "Việc rà soát cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa xong, còn nhiều diện tích thuộc lưu vực Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ mà chủ rừng là các hộ dân và UBND các xã chưa hoàn tất", Sở NN&PTNT cho rằng phản ánh chưa chính xác. Với nội dung này, Báo Nghệ An khẳng định việc rà soát là chưa xong. Cụ thể là hai ban Quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn, Tương Dương mới xác định được diện tích rừng của từng xã trên giấy, chứ chưa xác định vị trí, ranh giới diện tích rừng thực địa của các hộ, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn bản... (chính trên công văn này, Sở NN&PTNT thể hiện: việc phân chia ranh giới giữa các lô rừng, các hộ nhận khoán trên thực địa chỉ căn cứ vào hồ sơ thiết kế, ranh giới lô thiết kế dựa vào trạng thái, địa hình như dông núi, khe suối. Còn thực tế việc cắm mốc ranh giới rừng chưa thực hiện, vì cần có thời gian và nguồn kinh phí rất lớn thì Ban mới tổ chức thực hiện). Trong việc rà soát, cơ quan chức năng mới chỉ chú trọng đến phần diện tích của chủ rừng Nhà nước, ở đây là của hai ban Quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn, Tương Dương và Tổng đội TNXP8. Đại diện lãnh đạo của 2 ban và huyện Tương Dương đã trao đổi với phóng viên vấn đề này và cho biết cơ quan liên quan có nhiều văn bản trao đi đổi lại để thúc đẩy nhanh tiến độ trong thời gian tới.
4. Nội dung báo nêu: "Chi trả đã đúng quy định?", Sở NN&PTNT dẫn ra nhiều số liệu, và các văn bản liên quan của các cơ quan liên quan để khẳng định chi trả đúng. Đặt ra vấn đề: "Chi trả đã đúng quy định?" là báo nói về việc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng chuyển tiền tạm ứng dịch vụ môi trường rừng của năm 2012 cho hai ban Quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn, Tương Dương để họ dùng hồ sơ thiết kế, giao khoán bảo vệ rừng được cấp thẩm quyền phê duyệt năm 2013 chi trả tiền bảo vệ rừng năm 2012 cho các đối tượng nhận khoán. Báo Nghệ An khẳng định cách chi trả như vậy là không đúng. Dù năm 2012, Nghị định 99/NĐ-CP đã có hiệu lực thi hành nhưng cho đến khoảng tháng 9, tháng 10/2013, các ban Quản lý rừng phòng hộ Tương Dương, Kỳ Sơn mới thực hiện được việc giao khoán bảo vệ rừng cho các đối tượng nhận khoán. Một nguyên tắc là hợp đồng ngày nào thì hưởng tiền công ngày đó. Những đối tượng nhận khoán bảo vệ rừng được trả tiền công từ đầu năm 2013 đã là chưa đúng, chưa nói đến phần kinh phí bảo vệ rừng của năm 2012. Việc Sở NN&PTNT dẫn ra các văn bản của UBND tỉnh, Bộ NN&PTNT để cho rằng đã thực hiện việc chi trả đúng trình tự, quy định, theo Báo Nghệ An thì cần phải xem xét chức năng tham mưu của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng và Sở NN&PTNT. 
5. Vấn đề báo nêu: "Việc giao cho hai ban Quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn, Tương Dương tự rà soát ranh giới, diện tích để lập hồ sơ giao khoán và sau đó chi trả kinh phí là không đúng quy định", Sở NN&PTNT cho rằng phản ánh chưa chính xác. Thực tế, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng đã chi tạm ứng kinh phí lập hồ sơ rà soát cho hai ban Quản lý rừng phòng hộ Tương Dương, Kỳ Sơn là 890 triệu đồng. Rõ ràng hai ban là chủ rừng, là đối tượng được hưởng kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, vậy mà được phép tự lập hồ sơ rà soát đất rừng mình quản lý để hưởng kinh phí rõ ràng rất thiếu thuyết phục. Người ta thường gọi cách làm này là "vừa đá bóng, vừa thổi còi". Về vấn đề này, ngày 25/12/2013, Công ty Thủy điện Bản Vẽ đã yêu cầu Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cung cấp đầy đủ hồ sơ về chủ rừng, diện tích, hiện trạng, chất lượng rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng. 
6. Báo nêu: "Liệu có hiệu quả?". Ở nội dung này, Sở NN&PTNT khẳng định: Hiện nay, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đang được UBND tỉnh, các cấp, các ngành đang chỉ đạo, thực hiện vận hành đúng hướng và sẽ mang lại hiệu quả cao trong thời gian tới. Về nội dung này, những số liệu phản ánh trong các bài báo và các văn bản giải trình đã bộc lộ rõ là hoạt động của quỹ thời gian qua là có hiệu quả hay không, báo không bàn tiếp. Tuy nhiên, với những cách làm như vừa qua, rõ ràng, nếu không có sự chỉnh lý kịp thời thì mục tiêu tối thượng là "Bảo vệ và phát triển rừng" và "Góp phần cải thiện sinh kế cộng đồng và giảm nghèo" là rất khó thực hiện được.
Công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 99/NĐ-CP là một công việc mới, có những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, vì mới và khó nên rất cần nhận ra những hạn chế, khiếm khuyết, cần có sự điều chỉnh kịp thời; Báo Nghệ An với trách nhiệm của một cơ quan truyền thông đã nắm bắt thông tin từ thực tiễn, từ phản ánh của người dân, cán bộ cơ sở và các bên liên quan đăng tải thông tin không ngoài mục đích mong muốn Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng và các cơ quan liên quan thấy được vấn đề này; để thực hiện đúng mục đích góp phần cải thiện sinh kế cộng đồng, giảm nghèo ở các địa phương có lưu vực cung ứng DVMTR. Cuối cùng, Báo Nghệ An xin cảm ơn Sở NN&PTNT đã dành sự quan tâm tới các vấn đề báo nêu.
Sở NN&PTNT - Báo Nghệ An

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An và cấp huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026

Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An và cấp huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026

(Baonghean.vn) - Hơn 350 đại biểu HĐND tỉnh và cấp huyện tham gia hội nghị với 4 chuyên đề được truyền đạt liên quan đến kinh nghiệm, kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá báo cáo kinh tế - xã hội; xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức giám sát chuyên đề đất đai, tư pháp...

Mời độc giả đón đọc báo Nghệ An số đặc biệt dịp 30/4 và 1/5/2024

Đón đọc Báo Nghệ An số đặc biệt dịp 30/4 và 1/5/2024

(Baonghean.vn) - Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu đến quý độc giả ấn phẩm đặc biệt gồm 32 trang, gộp 5 số nhật báo của các ngày 27,28, 29, 30/4 và 1/5/2024.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/4

(Baonghean.vn) - Gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; Thị trường đất nền ở Nghệ An có dấu hiệu tăng nhiệt… là những thông tin nổi bật ngày 24/4.

Chi tiết 21 quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền UBND tỉnh, Sở Nội vụ, UBND cấp huyện, cấp xã

Chi tiết 21 quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền UBND tỉnh, Sở Nội vụ, UBND cấp huyện, cấp xã

(Baonghean.vn) -UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định phê duyệt quy trình nội bộ, quy trình điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh; Sở Nội vụ; UBND cấp huyện và UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/4

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung làm việc tại huyện Hưng Nguyên; Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể; Công đoàn Nghệ An ký cam kết thi đua nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể…

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chỉ rõ hướng ưu tiên phát triển của huyện Hưng Nguyên

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chỉ rõ hướng ưu tiên phát triển của huyện Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Làm việc với lãnh đạo huyện Hưng Nguyên, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung đề nghị huyện khắc phục khó khăn, phát huy nhiều hơn lợi thế vị trí địa bàn phụ cận thành phố Vinh để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp - dịch vụ và đô thị.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/4

(Baonghean.vn) - Khai mạc kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh; Thông qua dự thảo Nghị quyết về phê duyệt bổ sung 2.187 biên chế giáo viên; Trên 12.000 ha thông chưa được xử lý thực bì, nguy cơ cháy rừng… là những thông tin nổi bật ngày 22/4.

Những điểm mới, chính sách đột phá của Luật Đất đai 2024

Những điểm mới, chính sách đột phá của Luật Đất đai 2024

(Baonghean.vn) - Tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) với nhiều điểm mới quan trọng. Chương trình Dân hỏi – Cơ quan chức năng có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Toàn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường để rõ hơn về vấn đề này.

Nghệ An quy định mức thu học phí, mức hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2023 - 2024

Nghệ An quy định mức thu học phí, mức hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2023 - 2024

(Baonghean.vn) - HĐND tỉnh vừa thông qua dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục công lập; mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng hưởng chính sách miễn giảm học phí theo quy định thuộc tỉnh Nghệ An quản lý từ năm học 2023 - 2024.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/4

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An đề xuất thu hồi đất để thực hiện 17 công trình, dự án tại 4 địa phương; Tôm nuôi chết phơi trắng hồ chưa rõ nguyên nhân… là những thông tin nổi bật ngày 21/4.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận các giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn Nghệ An

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận các giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn Nghệ An

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An vừa có Thông báo kết luận của đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh tại buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về tình hình thực hiện và giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 20/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 20/4

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên; cập nhật kiến thức về Luật Đất đai cho doanh nghiệp, doanh nhân; Hàng nghìn thí sinh tham gia thi đánh giá năng lực;… Đây là một số nội dung đáng chú ý đăng trên baonghean.vn ngày 20/4.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên ở huyện Diễn Châu và thành phố Vinh

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên ở huyện Diễn Châu và thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Sáng 20/4, Đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu dẫn đầu đến thăm, tặng quà các thương binh, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, hiện sinh sống tại huyện Diễn Châu và thành phố Vinh. 

Có một tình yêu lớn ở Tây Nguyên

Có một tình yêu lớn ở Tây Nguyên

(Baonghean.vn) - Hành trình khám phá những công trình ý nghĩa mà người dân Tây Nguyên đã xây dựng dành cho Bác đã khiến cho chúng tôi thấy được tình yêu bao la và lòng biết ơn sâu sắc của họ dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung dự họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung dự họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

(Baonghean.vn) - Chiều 19/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 19/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 19/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo; Ban Kinh tế - Ngân sách thẩm tra dự thảo một số nghị quyết trình HĐND tỉnh; Nhiều trường ở Nghệ An bắt đầu công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10... 

Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

(Baonghean.vn) - Trong 1 vừa năm qua, Nghệ An đã hỗ trợ làm mới, sửa chữa 8.440 ngôi nhà cho hộ nghèo, với tổng nguồn lực hơn 606 tỷ đồng, bằng kết quả 10 năm trước cộng lại. Tỉnh đang đặt mục tiêu hoàn thành hơn 7.600 ngôi nhà còn lại trước thềm Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX.