Sơn Tùng - nhà văn chiến sĩ

Để nói về ông, nhà văn Sơn Tùng, không có gì đúng bằng và hay bằng bốn chữ ấy. Bởi cuộc đời ông, từ trong máu thịt và tâm khảm, ngay từ những ngày còn nhỏ đã toát lên ý chí chiến sĩ đấu tranh cho cái đẹp, cái đúng của cuộc sống và con người.

 

 

Nhà văn Sơn Tùng  - Ảnh: Nguyễn Đình Toán

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vừa ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng - hội viên Hội Nhà văn VN.


Ông là nhà văn VN thứ hai, sau nhà văn Chu Cẩm Phong, được phong danh hiệu anh hùng.

Chàng trai sinh năm 1928 ở một làng quê Nghệ An giàu truyền thống nhân nghĩa và văn chương đã cầm bút như cầm súng khi bước vào nghề báo. Và khi anh ra chiến trường, cây súng của anh vẫn chính là cây bút.

Cây bút trong tay Sơn Tùng luôn nhắm trúng một mục tiêu: diệt cái xấu, cái ác, bảo vệ cái tốt, cái đẹp.

Bởi hành trình của ông là hành trình của một chiến sĩ trên mặt trận văn chương, văn hóa. Bị thương ở chiến trường Đông Nam bộ, xếp hạng thương binh 1/4, đi lại khó khăn, ăn uống khó khăn, thương tật và bệnh tật luôn hành hạ ông, nhưng kỳ lạ trong tấm thân nhỏ bé của người thương binh từ tuổi trẻ ngày nào cho đến ông lão ngoài 80 tuổi hiện nay luôn cháy rực ngọn lửa của tình yêu thương và trách nhiệm.

Ông đã dồn toàn bộ tâm lực của mình vào những trang viết về một mảng đề tài hấp dẫn, lý thú nhưng đầy thử thách, có cả nguy nan: viết về những nhà cách mạng hiện đại.

Sơn Tùng viết về bà Đặng Quỳnh Anh - người nuôi giấu cán bộ cách mạng ở Thái Lan, về ông Nguyễn Hữu Tiến - một trong những nhà cách mạng được coi là người đầu tiên vẽ lá cờ Tổ quốc, về anh bộ đội Lê Duy Ứng bị mù mắt lấy máu vẽ hình Bác Hồ trên đường tiến quân giải phóng Sài Gòn...

Nhưng trên hết, Sơn Tùng đã khai mở một hướng viết mới về Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa với tư cách lãnh tụ của đất nước, nhân vật lịch sử của thời đại, vừa với tư cách một con người bình thường, một người con xứ Nghệ.

Tiểu thuyết Búp sen xanh ông viết về tuổi thơ và tuổi thanh niên của Bác Hồ, trong giai đoạn hình thành nhân cách một vĩ nhân, đã gây nhiều chiều dư luận khi mới xuất bản do sự đan cài tư liệu lịch sử và hư cấu, và cái chính do một quan niệm đối với sáng tác văn học về nhân vật lịch sử lớn, lại là nhân vật thời hiện đại.

Nhưng tác phẩm đó đã vượt thời gian, được tái bản hơn mười lần với gần nửa triệu bản sách được in. Từ đấy, ông đã có thêm những tác phẩm khác viết về Bác Hồ sinh động và sâu sắc, không chỉ có giá trị văn chương mà còn cả giá trị sử học.

Gọi Sơn Tùng là “nhà văn chiến sĩ” cũng bởi trong tâm trí ông chưa bao giờ nguôi ngoai những nghĩ suy, trăn trở, thao thức về những vấn đề của nhân dân, đất nước. Ai có dịp được diện kiến ông trong căn hộ nhỏ chật hẹp ở khu Văn Chương (Hà Nội) sẽ được ông truyền cho nhiệt huyết và quyết tâm bằng những câu chuyện được nói ra, bằng những ý tưởng được nêu lên, qua giọng nói sôi nổi, dõng dạc của ông, bất chấp sức khỏe suy yếu.

Ông quên hoàn cảnh của riêng mình, quên vết thương của riêng mình, để chia sẻ nỗi buồn và nỗi đau trước thực trạng xã hội còn nhiều điều bức xúc, nổi cộm.

Danh hiệu Anh hùng lao động được trao cho Sơn Tùng là một phần thưởng xứng đáng cho ông. Đây cũng là một kỷ niệm đẹp cho mối quan hệ tình cảm đồng chí anh em thân thiết, một biểu hiện tình người cao đẹp giữa vị Chủ tịch nước và một công dân. Họ vốn là đồng đội của nhau ở chiến trường, nhà văn vốn là cấp trên của Chủ tịch nước. Vị nguyên thủ quốc gia đã từng gọi nhà văn là “đại sư phụ” của mình. Danh hiệu này, vì thế, còn mang một ý nghĩa nhân văn cao cả, đáng quý thời nay.

Chúc mừng nhà văn Sơn Tùng được phong anh hùng mà tôi lại nghe vẳng lại lời ca bài hát Gửi em chiếc nón bài thơ do nhạc sĩ Lê Việt Hòa phổ nhạc bài thơ ông làm trong dịp tham dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới lần thứ 5 (1955).

(Tuổi trẻ)

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.