Sri Lanka: Bạo động tôn giáo

23/06/2014 09:47

(Baonghean) - Tại vùng ngoại ô Thành phố Aluthgama ở phía Tây Nam Sri Lanka - nơi nổi tiếng với bờ biển thơ mộng hấp dẫn nhiều khách du lịch, cộng đồng Hồi giáo và Phật giáo cùng chung sống hoà bình từ nhiều thế hệ. Nhưng điều đó đã bị thay đổi bởi làn sóng bạo lực được khơi lên từ cuộc tập trung vào Chủ Nhật ngày 15/6, tổ chức bởi các nhà tu hành thuộc dòng Phật giáo quốc gia chủ nghĩa cực đoan. 

(Baonghean) - Tại vùng ngoại ô Thành phố Aluthgama ở phía Tây Nam Sri Lanka - nơi nổi tiếng với bờ biển thơ mộng hấp dẫn nhiều khách du lịch, cộng đồng Hồi giáo và Phật giáo cùng chung sống hoà bình từ nhiều thế hệ. Nhưng điều đó đã bị thay đổi bởi làn sóng bạo lực được khơi lên từ cuộc tập trung vào Chủ Nhật ngày 15/6, tổ chức bởi các nhà tu hành thuộc dòng Phật giáo quốc gia chủ nghĩa cực đoan.

Tổ chức Phật giáo cánh phải cực đoan này có tên là Bodu Bala Sena (nghĩa là Lực lượng sức mạnh

Một người Hồi giáo Sri Lanka xem xét thiệt hại tiệm may của mình sau vụ tấn công.
Một người Hồi giáo Sri Lanka xem xét thiệt hại tiệm may của mình sau vụ tấn công.

Phật giáo - BBS). Được biết, cuộc tập trung lực lượng này nhằm đáp lại vụ ẩu đả bị cáo buộc giữa một nhóm thanh niên Hồi giáo và một nhà sư cùng với người lái xe của ông ta trong một ngày lễ Phật giáo quan trọng trước đó. Đứng trước đám đông hàng nghìn người vào Chủ Nhật vừa qua, người lãnh đạo BBS - ông Galagoda Aththe Gnanasara đã đưa ra một bài diễn văn mang tính kích động.

Băng ghi hình sự kiện cho thấy một nhà sư mặc áo choàng màu cam, nói về những người Hồi giáo bằng những từ ngữ mang tính chất xúc phạm và được đám đông gào thét ủng hộ, nhà sư này còn thề rằng nếu như những người theo đạo Hồi dám đụng đến bất cứ ai thuộc cộng đồng Sinhala (chú thích: dân tộc chiếm đa số dân Sri Lanka), đó cũng chính là kết thúc của họ. Tiếp theo là những đêm bạo lực tràn lan, mà theo nhân viên y tế địa phương cho biết thì đã khiến ít nhất 4 người thiệt mạng, 16 người bị thương nghiêm trọng, những người còn lại phải chạy trốn khỏi nhà, tị nạn trong đền thờ chính của thành phố kể từ thứ 3, cố thủ trong đó và lo sợ về những gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Bà Fasniya Fairooz, 80 tuổi sống cùng 3 đứa cháu tại ngôi làng Seenawatte nơi người Sinhala và người Hồi giáo cùng chung sống kể lại rằng, đám đông bạo lực đột nhiên xông vào nhà mình. "Chúng tôi cầu xin họ đừng làm hại đến mình. Họ nói với chúng tôi bằng những ngôn từ rất tục tĩu. Họ cướp quyển kinh Quran và đốt ở bên ngoài, họ cướp bóc của cải trong nhà". Ahmed Rahamatulla, bố của 4 đứa con, sinh sống tại Seenawatte, cũng bị đám đông bạo lực đẩy vào cảnh không nhà cửa. Anh cho hay: "Tất cả tài sản của tôi đều bị họ cướp phá, nhà thì bị đốt. Bây giờ tất cả những gì tôi có là quần áo chúng tôi mặc trên người. Bây giờ tôi không biết phải đi đâu, các con tôi đều hoảng loạn". Khu vực bao quanh đã bị phong toả sau vụ bạo động tồi tệ nhất từng xảy ra trong nhiều năm trở lại đây ở Sri Lanka. Quân lính được chở đến bằng xe bọc thép kiểm soát các con đường nơi mà các cửa hàng đều bị đốt phá, chỉ còn lại những mảng tường và cửa chớp nham nhở. Trong một ngôi nhà ở gần đó, cô Rameeza Nizar, 47 tuổi, công dân Mỹ về nước nhân ngày lễ gia đình, bất đắc dĩ mắc kẹt tại nhà mẹ đẻ của mình. "Mỗi đêm đều là ác mộng. Chúng tôi không dám chợp mắt vì lo sợ sẽ bị tấn công. Chúng tôi chỉ có thể tắt đèn và ở cạnh nhau trong nhà".

Ayoob Saja, một bác sỹ bệnh viện địa phương và cũng là một người Hồi giáo cho biết, cộng đồng của ông đang rơi vào "vòng xoay sợ hãi" - hậu quả của cuộc bạo động mà phần lớn nạn nhân là người Hồi giáo. Mặc dù quân đội được điều động đến để kiểm soát tình hình và ngăn chặn các hành vi bạo lực sẽ tái diễn, bác sỹ Saja cho rằng sự hiện diện của quân đội không khiến người dân thấy khá hơn là bao. "Lực lượng vũ trang ủng hộ số đông", ông nói, ám chỉ việc cộng đồng Phật giáo Sinhala chiếm đến 3/4 dân số Sri Lanka, trong khi cộng đồng Hồi giáo chỉ chiếm 10% dân số, (số liệu năm 2011).

Chủ nghĩa Phật giáo cấp tiến đang phát triển mạnh ở Sri Lanka cũng như Myanmar - nơi mà phong trào quốc gia chủ nghĩa phát động bởi một nhà sư đã khuấy động bạo lực nhằm vào cộng đồng thiểu số Hồi giáo. Thứ 5 vừa qua, một nhà sư dẫn đầu phong trào hoà thuận tín ngưỡng đã được tìm thấy trong tình trạng bị trói và vứt bên lề đường ở ngoại ô Colombo, bên cảnh sát cho biết ông đã bị bắt cóc và tấn công. Nạn nhân, nhà sư Wataraka Vijitha Thero từng bị đe doạ một cách công khai bởi thủ lĩnh BBS Gnanasara trong một cuộc họp báo tín ngưỡng cùng với lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo vào hồi tháng 4 vừa qua. Hiện ông đã được nhập viện với nhiều vết chém trên cơ thể. Có vẻ như đây không chỉ đơn thuần là mâu thuẫn tôn giáo, khi mà BBS được cho là thế lực ngầm ủng hộ cho chính quyền của Tổng thống Mahinda Rajapaksa. Điều này lý giải cho việc các chính sách của chính quyền này "vô tình" đồng loã, tiếp tay cho các hành vi bạo động xảy ra - điều mà nhiều người ở Sri Lanka, trong đó có cả những đồng minh chính trị của Rajapaksa, phản đối và chỉ trích. Cuộc bạo động gần đây nhất không phải là lần đầu tiên BBS ra tay, nhưng tổ chức này chưa từng bị trừng phạt bởi pháp luật, càng khiến cho người ta tin vào mối liên hệ giữa tổ chức tôn giáo này và chính trị, điều mà chính quyền Rajapaksa vẫn một mực phủ nhận.

Trở về từ sau cuộc họp G77, Tổng thống Rajapaksa đã đến thăm thị trấn nơi cộng đồng Hồi giáo bị tấn công, hứa rằng "những biện pháp công bằng sẽ được thực hiện và những kẻ có tội sẽ bị trừng phạt", nhưng không đả động gì đến BBS. Phía cảnh sát tuyên bố đã bắt giữ 55 nghi phạm liên quan đến vụ bạo động nhằm đáp lại những cáo buộc rằng cảnh sát đồng loã, "nhắm mắt làm ngơ" cho đám đông làm loạn. Tuy nhiên, có vẻ như sự việc sẽ không đơn giản cho chính quyền khi mà 300 công dân bao gồm các giáo sư, luật sư, nhà báo đã cùng ký vào một bức thư lên án "bài diễn thuyết của hận thù" của BBS, yêu cầu "chính quyền lập tức tiến hành bắt giữ và xét xử Gnanasara vì những thương vong và thiệt hại của cuộc bạo động vừa qua". Các nhà thương gia Hồi giáo ở Thủ đô Sri Lanka cũng tạm dừng mọi việc làm ăn vào thứ 5 để thể hiện sự bất mãn của mình với hành vi tấn công nhằm vào cộng đồng Hồi giáo.

Có thể thấy, mâu thuẫn tôn giáo và sắc tộc đang diễn biến căng thẳng tại quốc gia mà đạo Hồi và đạo Phật cùng chung sống hoà bình từ lâu. Như vậy, khẳng định rằng những mâu thuẫn này không bắt nguồn từ sự khác biệt giữa 2 tín ngưỡng mà từ chủ nghĩa lợi ích cá nhân và lợi ích chính trị núp bóng tôn giáo. Đến nỗi mà một tôn giáo nổi tiếng ưa chuộng hoà bình như đạo Phật lại đang bị một nhóm người lợi dụng để khuấy động bạo lực và giết chóc, chính đó mới là những kẻ báng bổ tôn giáo của mình. Tôn giáo và chính trị, mối liên kết này có lẽ chưa bao giờ là một mối liên kết an toàn, khi mà lịch sử đã và đang chứng kiến nhiều cuộc chiến bắt nguồn từ tranh chấp quyền lực giữa các tôn giáo. Hy vọng rằng Sri Lanka sẽ không tái diễn lại một Ấn Độ - Pakistan của quá khứ, hay một Trung Đông của hiện tại.

Nấm Linh Chi

Nổi bật Báo Nghệ An

Mới nhất

x
Sri Lanka: Bạo động tôn giáo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO