Sự cố “Ban trọng tài” và Đại hội VIII của VFF

An Thanh 13/05/2018 14:23

(Baonghean.vn) - “Quy định Trưởng ban trọng tài phải có tên trong BCH VFF chỉ có ở Việt Nam chứ nước ngoài không yêu cầu bắt buộc như vậy. FIFA và AFC yêu cầu Trưởng ban điều hành trọng tài phải là chuyên gia giỏi” - một cựu trọng tài đã trao đổi với Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng như vậy.

V-League 2018: Trọng tài bắt thế, ai đá nổi?

V-League 2018: Trọng tài bắt thế, ai đá nổi?

(Baonghean.vn) - Không phải cổ động viên phố Núi mà chính fan Nha Trang của đội bóng chủ nhà S.Khánh Hòa đã phải thốt lên sau khi trọng tài Trần Văn Kiên thổi quả penalty ở phút 88.

Không quen xin lỗi

Giới trọng tài Việt Nam khá lạ, khi có sự cố thì luôn bám vào quy định của FIFA, đó là “luật im lặng” và bào chữa “trọng tài cũng là con người, nên có thể mắc sai lầm". Thế nhưng, có những điều trọng tài nước ngoài thường làm sau các sự cố thì họ lại không học tập.

Mới đây, trọng tài nổi tiếng bóng đá Anh Mike Dean thừa nhận sai lầm khi quyết định trao quả phạt đền cho West Brom trong trận đấu với Arsenal hôm 31/12.Vị vua áo đen đưa lời xin lỗi chính thức tới Arsene Wenger, ngay sau khi hết trận. Trước đó, ông đã được xem lại video quay chậm tình huống mà ông cho rằng Callum Chambers của Arsenal để bóng chạm tay.

Trọng tài Nguyễn Văn Kiên sẽ không được mời làm nhiệm vụ vô thời hạn. Ảnh: Internet
Trọng tài Nguyễn Văn Kiên sẽ không được mời làm nhiệm vụ vô thời hạn. Ảnh: Internet

Trong khi đó, 1 tuần sau trận đấu S.Khánh Hòa với HAGL, trọng tài Nguyễn Văn Kiên vẫn không nói một lời với HAGL khi băng hình cho thấy rõ ngoại binh của S.Khánh Hòa không hề bị hậu vệ Phố Núi tác động!

Các trọng tài Việt Nam không có thói quen “xin lỗi”, dù sai mười mươi. Ban trọng tài cũng im lặng nốt, họ không có phát ngôn chính thức nào, im lặng để VPF ra thông báo “ngưng hợp tác” cả với trọng tài sai phạm lẫn sếp trọng tài.

Làm sao để anh em tin?

Rốt cuộc chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng đã ra quyết định không để sếp trọng tài đi làm giám sát (ảnh internet)
Phó ban trọng tài Dương Văn Hiền. Ảnh: Internet

Phó ban trọng tài Dương Văn Hiền cho rằng, mình đi làm giám sát trọng tài để hiểu anh em hơn. Giới trong nghề “cười nhạt” bởi nếu để hiểu anh em trọng tài thì sếp cứ “vi hành” - đồng nghĩa với không có tiền bồi dưỡng chứ chả cần ngồi ghế giám sát trọng tài!

Có trọng tài bóc mẽ: Ông Hiền tự phân công mình đi nhiều trận hơn bình thường, một mình “ôm” hết làm giám sát các giải trẻ U.21 và U.19 quốc tế. Thiếu công tâm như vậy khó thu phục được lòng anh em. Nhưng vì miếng cơm manh áo, sợ bị đì nên cũng không ai dám nói ra, không ai dám phản biện mạnh mẽ!

Mặc dù VPF đã có văn bản từ chối làm việc với 2 trọng tài và 1 giám sát trọng tài nhưng Ban trọng tài vẫn cứ “cố đấm ăn xôi” cho rằng việc phân công trọng tài, giám sát Cúp quốc gia đã có từ trước không thể thay đổi.

Phải khi nghe “chối tai”, đích thân Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng quy định, trưởng cũng như phó ban tạm thời không trực tiếp tham gia làm giám sát trọng tài ở các trận đấu, thì trước đó vài giờ Phó ban trọng tài mới bắn tin “sẽ không làm giám sát nữa”. Làm thế sao anh em trọng tài người ta tin!

Nói về tổn thương

Khi vướng scandal, các sếp trọng tài hay nói về lòng tự trọng, nhưng thực tế sau nhiều lần vỗ ngực về các trọng tài Việt Nam được mệnh danh “đạn bắn không thủng” nhưng lại ngửa tay cầm vài triệu đồng để phải ngồi tù. Ai tổn thương? Khán giả, trọng tài hay cầu thủ?

Đến đời bầu Tú làm trưởng BTC V-League, việc tẩy chay các trọng tài có “tiếng còi lạ” mới được làm triệt để. Ảnh: Internet

Giai đoạn 2004 - 2005, ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sentài trợ cho đội bóng Tôn Hoa Sen Cần Thơ và đã xảy ra một scandal liên quan đến công tác trọng tài cùng hai câu lạc bộ (Tôn Hoa Sen Cần Thơ và ngân hàng Đông Á - Thép Pomina). Bầu Vũ trước khi từ bỏ bóng đá đã phát biểu: “Tôi khẳng định, nếu Tôn Hoa Sen rút lui, thì việc đó có trách nhiệm lớn của các trọng tài tiêu cực”!

V-League 2011, Ban Trọng tài VFF quyết định loại 3 trọng tài: Trần Công Trọng, Nguyễn Văn Quyết, Đỗ Quốc Hoài khỏi đời sống bóng đá. Nếu trọng tài Hoài do những lùm xùm từ việc sinh hoạt thì hai người còn lại dính dáng vào vụ việc thổi ép đối thủ, giúp Hải Phòng trụ hạng, khiến Hòa Phát của bầu Long uất ức phải bỏ bóng đá. Bầu Kiên đăng đàn nói trắng ra: Có người bắn tin cho tôi có 500 triệu đồng lo cho trọng tài thì đảm bảo đội sẽ thắng trận này!

Không hiểu, những lúc ấy các sếp trọng tài ở đâu mà không đứng ra đối chất, nói về lòng từ trọng, để rồi việc không được mời làm giám sát với thù lao 8 triệu đồng/trận đã cho rằng “tổn thương nghiêm trọng”?

Đúng thông lệ quốc tế

Ông Mùi đã thông báo “giã từ vũ khí” sau đại hội 8 của VFF. Ông Dương Văn Hiền - đương kim phó ban và hiện cũng là ứng viên ủy viên Ban Chấp hành VFF. Thế nhưng sau những vụ bê bối vừa rồi, ông Hiền liệu còn đủ uy tín để nhận giao trọng trách điều hành Ban trọng tài? Dự kiến VPF sẽ tiếp tục có văn bản đề xuất gửi VFF về việc lãnh đạo các ban chức năng của VFF, trong đó có Ban trọng tài không cần phải là ủy viên BCH.

Theo thông lệ quốc tế, VFF nên thực hiện cơ chế có thể được phép mời hoặc thuê nhân sự giỏi giữ chức trưởng ban trọng tài. Sau một thời gian đánh giá lại, nếu làm không tốt sẽ bị cho nghỉ, ai làm tốt được trọng dụng.

Mới nhất

x
Sự cố “Ban trọng tài” và Đại hội VIII của VFF
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO