Sự hy sinh của người mẹ

(Baonghean) Hiện là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng duy nhất còn sống của huyện Nghĩa Đàn - mẹ Ngô Thị Tiếp cũng gần bước sang tuổi 90.

Mẹ như ngọn đèn trước gió, sống một mình giữa bạt ngàn rừng cao su thuộc xóm Bình Hải xã Nghĩa Bình - Nghĩa Đàn (Nghệ An). Người con trai duy nhất của mẹ, liệt sỹ Trần Văn Trinh đã mãi nằm lại trên chiến trường khu V trong kháng chiến chống Mỹ. Cụ ông là Trần Văn Mậu, một chiến sỹ “Cảm tử quân” từ kháng chiến chống Pháp, cũng đã mất gần 5 năm nay. Mẹ bảo rằng, nếu không có sự quan tâm chăm sóc của chính quyền địa phương, bà con lối xóm và thi thoảng, đứa cháu ngoại vừa học hết lớp 3 sang ngủ cùng thì cuộc sống của mẹ chắc sẽ cô đơn lắm…

                                    Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Tiếp

Mẹ Tiếp quê gốc xã Duy Nghĩa (Duy Xuyên - Quảng Nam). Từ hồi Nam Kỳ kháng chiến, lên 18 tuổi, mẹ Tiếp đã theo anh em du kích  chiến đấu tại địa phương. Năm 28 tuổi, mẹ Tiếp xây dựng gia đình cùng ông Mậu, có với nhau một người con trai. Năm 1954, cụ ông tập kết ra miền Bắc, công tác tại Nghệ An. Ông có thư về hẹn 2 năm sau, nước nhà thống nhất, vợ chồng hội ngộ. Thế mà cuộc chiến kéo dài dằng dặc suốt hai chục năm, nhưng chưa lúc nào mẹ Tiếp quên lời hẹn “hội ngộ”. Từ đó, một mình mẹ nuôi con và cùng bà con lối xóm chống địch. Năm 1965, trong một trận càn vào căn cứ du kích, người con trai duy nhất của mẹ Tiếp, anh Trần Văn Trinh đã anh dũng hy sinh khi còn là một thiếu niên du kích . Mẹ Tiếp nhớ lại: “Khi đó, căn hầm bí mật có 3 du kích trú ẩn. Tụi Mỹ kêu hàng được 2 người, còn nó nói: “Tao không hàng”. Thế là bị bỏ lựu đạn... Năm ấy, Trinh chưa đầy tuổi 15.

Buổi chiều hôm đó, trong khi tìm thi thể con, mẹ Tiếp rơi vào tay giặc. Bị tra tấn nhiều lần nhưng mẹ Tiếp không hé nửa lời. Biết không khai thác được điều gì, lính Mỹ chuyển mẹ Tiếp vào nhà lao Quế Sơn (Quảng Nam). Trong 2 năm (từ năm 1965 – 1967), mẹ trải qua nhiều nhà tù của Mỹ - Ngụy. Từ Quế Sơn ra Đà Nẵng, Hội An và cả ở nhà tù khét tiếng có từ thời Pháp thuộc, khám Chí Hòa ở Sài Gòn. Được thả, mẹ trở về vùng núi Quế Sơn chiến đấu trong lực lượng du kích địa phương cho đến khi miền Nam hoàn toàn giải phóng…

Tháng 10 năm 1975, mẹ Tiếp gồng gánh từ Quảng Nam ra miền Tây Nghệ An tìm chồng. Mẹ tìm đến Nông trường 1/5 (Nghĩa Đàn), nơi chồng làm việc, mới biết ông Mậu đã kết hôn với một phụ nữ và có 4 con. Thời điểm này, bà vợ thứ 2 của cụ ông đang lâm bệnh nặng, mẹ Tiếp đành gạt nước mắt, chăm sóc đến khi người đàn bà ấy qua đời vào năm sau.

Từ đó, mọi khó khăn trên miền đất lạ này mới thực sự bắt đầu với mẹ Tiếp. Ngày ấy, 4 người con riêng của ông Mậu đều còn tấm bé. Việc nuôi nấng, chăm sóc đặt cả lên đôi vai mẹ. Ông Mậu tham gia “Cảm tử quân” từ năm 1947, sau hàng chục năm lăn lộn trên các chiến trường, thương tích nặng gần như mất khả năng lao động. Lo ăn học, rồi dựng vợ gả chồng cho ngần ấy con người, ngoảnh mặt nhìn lại đã thấy mình sắp bước qua tuổi “cổ lai hi”. Khi các con lập gia đình ra ở riêng, căn nhà của mẹ trở nên trống vắng. Bữa cơm hàng ngày thường chỉ có 2 người già. Lúc này, nỗi nhớ quê cũ cồn lên xâm chiếm tâm trí mẹ Tiếp. “Đã nhiều lần tui bàn với ổng vô trỏng, nhưng ổng cứ lầm lừ”. Và sự “lầm lừ” đó khiến mẹ không còn cơ hội cùng chồng trở lại quê nhà sống những ngày cuối của tuổi già bóng xế. Cách đây ba năm, ông Mậu cũng qua đời ở tuổi 93.

Từ mấy năm nay, căn nhà tình nghĩa do Báo Phụ nữ Thủ đô đóng góp xây dựng cho mẹ Tiếp trở nên quạnh vắng hơn. “Cuộc sống vật chất không thiếu thốn, chỉ nhớ quê thôi” - Mẹ Tiếp nói. Hỏi về sự quan tâm của chính quyền địa phương, mẹ Tiếp cười móm mém: “Họ cũng quan tâm lắm! Tháng 7 năm nay, họ đến từ mồng 3, sớm lắm...”.

Chúng tôi chào mẹ Tiếp ra về vào một buổi chiều hè nắng gắt. Mẹ ra hiên tiễn chúng tôi về. Trong cái nắng gắt tháng Bảy, chắc mẹ đang nhớ về cái nắng cuối ngày của xứ Quảng?

Hữu Vi

tin mới

Học sinh thành phố Vinh hào hứng trải nghiệm làm giấy dó

Học sinh thành phố Vinh hào hứng trải nghiệm làm giấy dó

(Baonghean.vn)- Ngày 6/12, tại Bảo tàng Nghệ An học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Vinh được tham gia trải nghiệm làm giấy dó cùng với nghệ nhân. Đây là chương trình đã diễn ra nhiều tuần tại Bảo tàng Nghệ An với ý nghĩa giúp học sinh hiểu hơn về những sản phẩm làng nghề truyền thống.

Thu, chi trong nhà trường: Hiểu đúng để làm đúng!

Thu, chi trong nhà trường: Hiểu đúng để làm đúng

(Baonghean.vn) - Các khoản thu - chi, xã hội hóa giáo dục ở các trường là vấn đề được đề cập thường xuyên. Việc thu - chi cần phải được công khai, minh bạch, đảm bảo thu đúng, chi đủ để phát huy được hiệu quả của các nguồn thu trên tinh thần nhà trường và phụ huynh cùng chăm lo cho giáo dục.

Nghĩa tình đồng đội của các cựu chiến binh Nghệ An

Nghĩa tình đồng đội của các cựu chiến binh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, các tổ chức Hội Cựu chiến binh ở tỉnh Nghệ An đã có nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực, hiệu quả trong việc giúp đỡ hội viên có chỗ ở mới kiên cố; hỗ trợ hội viên sản xuất kinh doanh, xoá đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Hàng chục nghìn người cao tuổi khắp cả nước được thăm khám sức khỏe miễn phí

Hàng chục nghìn người cao tuổi khắp cả nước được thăm khám sức khỏe miễn phí

(Baonghean.vn) -Kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12/2023, chuỗi sự kiện “Ăn ngon ngủ ngon, ngày tròn đêm vẹn”, do nhãn hàng sữa bột Vinamilk Sure Prevent Gold kết hợp cùng Hội Người cao tuổi tổ chức, dự kiến thăm khám sức khỏe miễn phí cho hàng chục nghìn người cao tuổi tại 10 tỉnh, thành trên cả nước.

Lần đầu tiên hàng nghìn cư dân, du khách check in khu rừng pha lê, đón Noel sớm ở Nghệ An

Lần đầu tiên hàng nghìn cư dân, du khách check in khu rừng pha lê, đón Noel sớm ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -Khu rừng pha lê bên Công viên Hồ thiên nga rộng 10 ha tại Eco Central Park trở thành điểm đến check in, đón Noel sớm của hàng nghìn người. Trong ánh đèn chiếu rọi, khu rừng pha lê rực sáng, lung linh, liên lục thay đổi với 16 sắc màu khiến cả người lớn lẫn trẻ em thích thú.

 Nghị lực của người mẹ mù

Người mẹ khiếm thị tìm 'ánh sáng' từ nội lực

(Baonghean.vn) - Một vụ tai nạn năm 29 tuổi đã cướp đi đôi mắt của Phạm Thị Thu Nga (phường Đội Cung, TP. Vinh). Vượt lên những mất mát, thiệt thòi, chị Nga đã tìm thấy “ánh sáng” từ sự chăm chỉ, ham học hỏi và thái độ sống tích cực của mình.

NSƯT Quế Thương: Đi đến tận cùng những đam mê

NSƯT Quế Thương: Đi đến tận cùng đam mê

(Baonghean.vn) - Quế Thương là nữ nghệ sĩ giữ được phong độ trong nhiều năm lại đây bởi chất giọng ngọt ngào thiên bẩm cùng kỹ thuật cao trong giọng hát. Cô cũng là nghệ sĩ hiếm hoi có thể vừa hát tốt những ca khúc thính phòng, vừa ngọt ngào những khúc dân ca.

Ấm áp những ngôi nhà nghĩa tình

Ấm áp những ngôi nhà nghĩa tình

(Baonghean.vn) - Triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng nhà cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn, huyện Nghĩa Đàn đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng những cách làm phù hợp, giúp rất nhiều người được ở trong ngôi nhà mới ấm áp nghĩa tình.

Thắp sáng niềm tin cho người khuyết tật

Thắp sáng niềm tin cho người khuyết tật

(Baonghean.vn) - Nhân ngày Quốc tế Người khuyết tật (3/12), Báo Nghệ An có cuộc trao đổi với cô Bùi Thị Lài - người có hơn 30 năm gắn bó với học sinh khuyết tật tại Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An.

Độc đáo chợ phiên Nga My

Độc đáo chợ phiên Nga My

(Baonghean.vn) -Chợ phiên Nga My  (Tương Dương) là một điểm đến hấp dẫn đối với đông đảo du khách trong và ngoài vùng. Bởi đây không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa của đồng bào.

Thảo luận 10 chuyên đề quan trọng sau phiên mạc phiên thứ nhất Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Đoàn đại biểu tỉnh Nghệ An tích cực tham gia các hoạt động tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(Baonghean.vn) - Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam có sự tham dự của 1.095 đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của 11 triệu đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước. Đoàn đại biểu Nghệ An gồm 14 thành viên, do Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh làm trưởng đoàn.