Sự khởi đầu suôn sẻ của Liên minh Chiến lược Mỹ - Ấn

20/10/2014 10:17

(Baonghean.vn) - Trung Quốc vừa làm vấy đục biển Đông, vừa bắt tay, vừa gây hấn biến giới Trung - Ấn, Nga – Trung “tái hôn” từ Hiệp ước đường dẫn khí đốt .... đã buộc các nước lớn trong đó có Ấn Độ và Mỹ phải có sự nhìn nhận lại quan hệ hợp tác của mình.

Một liên minh chiến lược mới Mỹ và Ấn Độ đang được xây dựng khẩn trương sau chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Ấn Độ Na-ren-Đra Mô-đi

Công bố báo chí của chính phủ Ấn Độ cho biết: trọng tâm ưu tiên của Ấn Độ trong chuyến thăm Hòa Kỳ vừa qua là thúc đẩy hợp tác kinh tế, xây dựng các mối quan hệ thương mại đầu tư với Mỹ. Tổng mức thương mại 63 tỷ USD của hai nước hàng năm đều làm cho cả hai bên phiền lòng. Cũng vì thế trong chuyến công du này Thủ tướng Ấn Độ đã phát động phong trào “Hãy sản xuất tại Ấn Độ” (Make in India), theo đó các công ty của Mỹ sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi và khuyến khích của Chính phủ, được “trải thảm đỏ từ khởi đầu biên giới” chào đón. Điều mở rộng chưa từng thấy ở Ấn Độ là khuyến khích mọi ngành nghề của các công ty Mỹ kể cả xây dựng hạ tầng công nghiệp, quốc phòng, sản xuất vũ khí trên đất Ấn Độ.

Hợp tác sản xuất vũ khí, phát triển công nghệ cao là điều mong muốn thúc đẩy hợp tác của Ấn Độ với Mỹ. Vì vậy, Thủ tướng N.Modi đã tìm mọi cách thuyết phục các công ty đa quốc gia Mỹ chọn điểm đầu tư là Ấn Độ - một nền kinh tế đang lớn mạnh, một thị trường với chi tiêu của người tiêu dùng trong năm 2013 là 1.100 tỷ USD và dự kiến năm 2020 sẽ là 4.300 tỷ USD.

Ngoài việc xây dựng các kế hoạch trung hạn và dài hạn thúc đẩy các hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, hai chính phủ Mỹ - Ấn đã có nhiều biện pháp hữu hiệu để tăng cường an ninh, quốc phòng, phối hợp hành động trong các vấn đề quốc tế như Ap-ga-ni-xtan, Xyri, Irac, chống nhà nước hồi giáo IS, biển Đông.

Mối quan hệ xiết chặt giữa một quốc gia siêu cường mà một nền kinh tế đang nổi lên đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế. Chính vì tầm quan trọng có tính chiến lược của mối quan hệ này mà cả hai đều đảnh mắt làm ngơ những rạn nứt ngoại giao. Đó là vụ bê bối ngoại giao khi các cơ quan chức năng của Mỹ bắt giữ Phó Tổng lãnh sự của Ấn Độ tại Newyork với cáo buộc gian lận vi-sa và bóc lột sức lao động của người giúp việc. Đáp trả hành động này của Mỹ, Ấn Độ cũng đã trục xuất một quan chức ngoại giao cao cấp của Mỹ ở nước này và yêu cầu tất cả nhân viên ngoại giao và nhân viên lãnh sứ quán Mỹ trả lại thẻ căn cước và rút quy chế miền trừ đối với các phái viên ngoại giao Mỹ tại Ấn Độ. Gác lại những hiềm khích, những chuyến công du của các nguyên thủ, cấp cao giữa hai nước đã cho thấy quan hệ Mỹ - Ấn đang ấm dần và hướng tới một sự liên minh hợp tác toàn diện một cách suôn sẻ. Lần đối thoại gần đây nhất giữa B.Obama và N.Modi cho thấy Oa-sinh-tơn đang chủ động đẩy mạnh các mối quan hệ với Niu deli, hai bên nhất trí cao về việc “xây dựng 5 trụ cột” hợp tác chiến lược gồm: Năng lượng và biến đổi khí hậu, giáo dục và phát triển, hợp tác trong kinh tế thương mại và nông nghiệp, hợp tác trong khoa học công nghệ, hợp tác trong y tế. Ngoại trưởng Mỹ Giôn-ke-ri trong chuyến thăm gần đây đã khẳng định: quan hệ hữu nghị với Ấn Độ là một trong những ưu tiên chiến lược dài hạn của Mỹ và khẳng định “đây là thời điểm thích hợp nhất để biến đổi tiềm năng” trong quan hệ đối tác khi hai nước đã quyết tâm thực hiện những cơ hội chiến lược.

Thực chất cả hai quốc gia đều thấy rõ lợi ích của từng quốc gia được tăng lên trong mối quan hệ chiến lược này. Ngoại trưởng Mỹ không thèm dấu diếm tuyên bố: Đây là một sự tái cân bằng chiến lược ở Châu Á Thái Bình Dương của Mỹ. Còn Ấn Độ ngoài lợi ích về hàng hải là lợi ích về xử thế trong các vấn đề biên giới Trung - Ấn, quan hệ Nga - Ấn, và nổi cộm là Áp-ga-ni-xtan đang như “hòn lửa bên hông” . Trong bối cảnh quan hệ Mỹ và Pa-ki-stan đang được đánh giá là rất phức tạp và nhạy cảm thì việc Oa-sinh-tơn tìm kiếm vai trò tích cực của Ấn Độ trong công cuộc tái thiết Pa-ki-stan là một điểm cần phải có. và đặc biệt trước sự hung hãn của Trung Quốc trên biển Đông, quan hệ Mỹ - Ấn là một chiếc phanh hữu hiệu cho sự hung hãn này. Đó là chưa kể Ấn Độ là bạn hàng vũ khí lớn nhất của Mỹ hiện nay.

Bên cạnh chiến lược hướng Đông tăng cường vai trò, vị thế của mình trong khu vực, việc liên minh chiến lược của Ấn Độ với Mỹ được các nhà bình luận quốc tế cho là “khôn ngoan”. Bởi Ấn Độ đang theo đuổi đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ, không trở thành công cụ trong tay ai và cũng không lệ thuộc vào nước khác cho nên cùng với việc mở liên minh Mỹ - Ấn, Ấn Độ còn chú trọng gia tăng thêm mối quan hệ Ấn – Nhật, Ấn – Trung là một bước đi có tính toàn cho sự bình yên, ổn định và phát triển của quốc gia này.

Thế mới hay trên bàn cơ thế giới sự thỏa hiệp của các nước lớn tiềm ẩn những nội dung lâu dài của họ và đều thỏa mãn một cơn khát, cơn khát: đã lớn phải lớn hơn.

Nguyễn Khắc Thuần

Mới nhất
x
Sự khởi đầu suôn sẻ của Liên minh Chiến lược Mỹ - Ấn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO