Sự thật bất ngờ về những nước giàu nhất thế giới

Theo một báo cáo của Oxfam, Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Đức, Pháp và Anh chỉ nhận khoảng 2,1 triệu người tị nạn, chưa đầy 9% lượng người tị nạn toàn cầu.

Trong khi đó, những nước nghèo hơn phải chịu hầu hết gánh nặng đó. Báo cáo công bố hôm 18/7 của tổ chức từ thiện trên cho thấy, 6 quốc gia trên chiếm 56,6% GDP toàn cầu nhưng chỉ tiếp nhận 8,9% tổng số người tị nạn trên toàn thế giới.

giàu nhất thế giới, nước giàu, người tị nạn, sự thật, Oxfam
Người tị nạn Syria (Ảnh AP)

Trong số 2,1 triệu người tị nạn thì Đức đón nhận khoảng 1/3 tương đương 736.740 người và 1,4 triệu người còn lại được chia cho 5 nước còn lại. Anh tiếp nhận 168.937 người tị nạn, và đây là con số đáng xấu hổ, giám đốc điều hành của Oxfam là Mark Goldring nói.

Trái ngược với nó, hơn nửa số người tị nạn trên toàn thế giới, gần 12 triệu người lại sống ở Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, Palestine, Pakistan, Lebanon và Nam Phi dù những nước này chiếm chưa đầy 2% kinh tế thế giới.

Oxfam đang kêu gọi những quốc gia trên tiếp nhận nhiều người tị nạn hơn và trợ giúp hơn nữa để giúp các nước nghèo hơn, vốn đang cấp nơi dung thân cho đa phần những người tị nạn trên khắp thế giới.

"Đó là một trong những thách thức lớn nhất đối với các nước nghèo hơn trong thời đại của chúng ta, những nước đang oằn vai với trách nhiệm", Mark Goldring nói. "Đó là một cuộc khủng hoảng phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp, phản ứng toàn cầu, với việc các nước giàu nhất phải tiếp nhận thêm nhiều người tị nạn và hành động nhiều hơn nữa để giúp và bảo vệ người tị nạn ở bất cứ đâu".

Báo cáo xu hướng toàn cầu 2015 của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, có hơn 65 triệu người phải rời bỏ nhà cửa do bạo lực, chiến tranh và vi phạm nhân quyền. Đây là con số cao nhất kể từ khi việc tập hợp thông tin về người tị nạn bắt đầu được thực hiện.

Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan là hai nước tiếp nhận nhiều người tị nạn nhất thế giới.

Theo Vietnamnet

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.