Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 99 về chi trả dịch vụ môi trường rừng

(Baonghean) - Ngày 2/11/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 147/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các điều: 5,8,11,15,20 và bãi bỏ Khoản 7, Điểm b, Khoản 9, Điều 22 của Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Báo Nghệ An ra ngày 8/12/2016 đã đăng nội dung sửa đổi, bổ sung các điều 5,8,11, nay xin giới thiệu các điều sửa đổi bổ sung còn lại, cụ thể như sau:

5. Điểm b, Khoản 2, Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“b) Trích một phần kinh phí không quá 5% so với tổng số tiền ủy thác chuyển về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh, cộng với các nguồn kinh phí hợp pháp khác để dự phòng, hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được giao, khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài trong trường hợp có thiên tai, khô hạn và trường hợp mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trên cùng một đơn vị diện tích thấp hơn mức chi trả của năm trước liền kề.

Đối với diện tích rừng có mức chi trả dịch vụ môi trường rừng lớn hơn 2 lần mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho khoán bảo vệ rừng, tùy theo đối tượng trên cùng địa bàn cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức điều tiết phù hợp”.

6. Điểm c, Khoản 2, Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“c) Số tiền còn lại để chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng được sử dụng như sau:

Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng ổn định lâu dài; chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn tự đầu tư vốn trồng rừng trên đất lâm nghiệp được hưởng toàn bộ số tiền trên.

Chủ rừng là tổ chức được coi là nguồn thu của chủ rừng và được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về tài chính phù hợp đối với từng loại hình tổ chức. Trường hợp chủ rừng có thực hiện khoán bảo vệ rừng, chủ rừng được sử dụng không quá 10% tổng số tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng trên diện tích khoán bảo vệ rừng để thực hiện công tác quản lý, tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục môi trường; số tiền còn lại phải thanh toán cho hộ nhận khoán.

Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng chưa giao, cho thuê theo quy định của pháp luật, là nguồn thu của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp xã, quản lý chi theo quy định tại Điều 3, Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

Kiểm tra kết quả trồng rừng tại Công ty Lâm nghiệp Sông Hiếu.
Kiểm tra kết quả trồng rừng tại Công ty Lâm nghiệp Sông Hiếu.

Tổ chức chính trị - xã hội được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật phải lập phương án sử dụng kinh phí quản lý bảo vệ rừng từ nguồn thu tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, gửi Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh tổng hợp trong kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường rừng của tỉnh”.

7. Điểm a, Khoản 2, Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“a) Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng phải đảm bảo diện tích rừng cung ứng dịch vụ được bảo vệ và phát triển theo đúng chức năng được quy định trong quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;”

8. Bãi bỏ Khoản 7, Điểm b, Khoản 9, Điều 22.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017. Riêng mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở sản xuất thủy điện quy định tại Khoản 3, Điều 1, nghị định này được áp dụng kể từ lần điều chỉnh giá bán lẻ điện đầu tiên sau khi nghị định này có hiệu lực.

Hải Yến (Tổng hợp)

Tin mới

Cuộc vật lộn với 'cái chết trắng' ở bản vùng biên Kẻo Nam

Cuộc vật lộn với 'cái chết trắng' ở bản vùng biên Kẻo Nam

(Baonghean.vn) - Sau 10 năm kể từ ngày chuyển đến nơi ở mới, Kẻo Nam từ một bản kiểu mẫu ở vùng biên đã trở thành bản nghèo nhất tỉnh Nghệ An. Nguyên nhân phần lớn đến từ ma túy. Trong bản chỉ có 57 hộ, nhưng có hơn 50 người nghiện, thậm chí có vị cán bộ bản nghiện cả vợ lẫn chồng.
Nga nước rút 'khử' sự thống trị của đồng đô la Mỹ trong thương mại thế giới

Nga nước rút 'khử' sự thống trị của đồng đô la Mỹ trong thương mại thế giới

(Baonghean.vn) - Nga tiếp tục “chạy nước rút” làm suy yếu đồng đô la Mỹ trong hệ thống kinh tế. Moskva có kế hoạch tiếp tục tăng cường giao dịch bằng đồng Rúp trong ngay cả trong Liên minh kinh tế Á-Âu, và với Trung Quốc – quốc gia đã trở thành đối tác thương mại chính của Nga.
Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 31/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 31/3

(Baonghean.vn) - Ban Nội chính Trung ương giao ban trực tuyến cả nước về công tác phòng chống tham nhũng; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thăm một số mô hình sản xuất tại Nghệ An; Người dân cấp tập cập nhật thông tin chính chủ lên sim điện thoại... là một số nội dung đáng chú ý.
Đồng chí Đại tá Đinh Bạt Văn, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh trao hoa chúc mừng các đồng chí bàn giao nhiệm vụ Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn hỗn hợp Đảo Mắt. Ảnh: Hoàng Anh

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh bàn giao chức trách, nhiệm vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn hỗn hợp Đảo Mắt

(Baonghean.vn) - Ngày 31/3, dưới sự chủ trì của đồng chí Đại tá Đinh Bạt Văn - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Quân sự tỉnh, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị bàn giao chức trách nhiệm vụ Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn hỗn hợp Đảo Mắt.
Đọc truyện đêm khuya: Tâm hồn mẹ

Đọc truyện đêm khuya: Tâm hồn mẹ

(Baonghean.vn) -  “Tâm hồn mẹ” thể hiện nhiều góc nhìn đối lập: giữa hiện thực nghiệt ngã và sự mơ mộng, bay bổng thoát khỏi thực tại; giữa sự cố chấp của người lớn và sự ngây thơ, trong trẻo của trẻ con.
bồi dưỡng cán bộ

Nghệ An: Nhiều kết quả nổi bật sau 10 năm thực hiện Quy định của Bộ Chính trị về bồi dưỡng cán bộ

(Baonghean.vn) - Với sự vào cuộc kịp thời, quyết liệt trong thực hiện Quy định số 164-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; đến nay công tác này ở Nghệ An đã  chuyển biến mạnh mẽ, đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Thụy Điển ‘không còn chắc chắn’ sẽ gia nhập NATO vào tháng 7

Thụy Điển ‘không còn chắc chắn’ sẽ gia nhập NATO vào tháng 7

(Baonghean.vn) - Dù nộp đơn vào NATO cùng lúc và đã đề cập đến kế hoạch gia nhập liên minh này cùng nhau, Phần Lan và Thuỵ Điển lại đang đứng ở những ngã rẽ khác nhau. Trong khi nỗ lực của Phần Lan đã nhận được sự chấp thuận hoàn toàn, thì Thuỵ Điển vẫn đang vướng phải một số vấn đề.