#văn học nghệ thuật

41 kết quả

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Đổi mới nội dung và phương thức quản lý văn học, nghệ thuật trong tình hình mới

Đổi mới nội dung và phương thức quản lý văn học, nghệ thuật trong tình hình mới

(Baonghean.vn) - Sáng 8/8, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức Khai mạc Hội nghị tập huấn nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực; đổi mới nội dung và phương thức quản lý văn học, nghệ thuật trong tình hình mới.

Phạm Quốc Ca: Một trái tim thơ đã ngừng nhịp đập

Phạm Quốc Ca: Một trái tim thơ đã ngừng nhịp đập

(Baonghean.vn) - Nhà thơ Phạm Quốc Ca sinh năm 1952 tại Nghệ An. Ông làm thơ từ rất sớm, in thơ từ năm 20 tuổi, khi đang là người lính trực tiếp cầm súng bảo vệ Tổ quốc trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Nhà thơ Phạm Quốc Ca vừa mất lúc 3h30' sáng 7/2 tại Đà Lạt.
Nhà văn Nguyễn Hải Yến: 'Có một thế giới song song tồn tại với thế giới chúng ta đang sống'

Nhà văn Nguyễn Hải Yến: 'Có một thế giới song song tồn tại với thế giới chúng ta đang sống'

(Baonghean.vn) -  So với bạn viết cùng trang lứa, nhà văn Nguyễn Hải Yến bước vào làng văn khá muộn. Nhưng khi chị công bố tập truyện ngắn đầu tay “Quán Thủy Thần”, tác phẩm ngay lập tức gây tiếng vang, giành giải thưởng văn xuôi năm 2019 của Hội Nhà văn Việt Nam. Năm ấy, chị cũng là trường hợp “đặc biệt”, đích thân người đứng đầu Hội Nhà văn mời vào hội. Đặc sắc nhất trong bút pháp của Nguyễn Hải Yến là hiện thực huyền ảo với thế giới “ma” mang thương hiệu “made by Nguyen Hai Yen”.
Tản văn hay: Trục lúa đêm

Tản văn hay: Trục lúa đêm

(Baonghean.vn) - “Trục lúa đêm” gợi lại rất nhiều kỉ niệm về những ngày mùa, từ khi lúa trổ bông cho tới khi chín rộ, từ lúc chuẩn bị trục cho đến khi giũ lúa và trục lúa, từ kinh nghiệm cho đến thói quen làm nông, từ việc lao động cho đến những tục lệ gắn với mùa màng, từ việc trục lúa cho đến việc thanh niên trong làng đi tán gái, hỏi vợ…
Nhà văn ‘trẻ’ 72 tuổi và cuốn sách đầu tay ‘bước ra’ từ Facebook

Nhà văn ‘trẻ’ 72 tuổi và cuốn sách đầu tay ‘bước ra’ từ Facebook

(Baonghean.vn) - Chiều 19/10, tại Hà Nội, nhà xuất bản và đông đảo bạn đọc, bạn văn dự một cuộc ra mắt khá lạ. Lạ thứ nhất là tác giả được gọi là... nhà văn trẻ khi đã... 72 tuổi, là Phó Giáo sư, Tiến sĩ khoa học nổi tiếng Đào Tuấn Ảnh. Lạ thứ 2, theo người dẫn chương trình là nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên thì đây là cuộc ra mắt sách có rất đông các Giáo sư, Tiến sĩ khoa học dự. Và cái lạ thứ 3, ấy là cuốn sách này hoàn toàn là... từ phây (facebook)!
Tản văn: Hai nồi cơm

Tản văn hay: Hai nồi cơm

(Baonghean.vn) - Tản văn của Hoàng Duy Tân Kỳ, ngắn gọn mà lắng đọng, xoáy vào lòng người đọc bởi nỗi thương xót, tình yêu sâu thẳm tác giả dành cho mẹ và quê hương xứ Nghệ cằn cỗi gian lao. Là một người con tha hương, tác giả luôn hướng về mảnh đất đã sinh ra và nuôi nấng mình với tất cả yêu thương, trân trọng.
Tản văn hay: Ở phía cuối chiều

Tản văn hay: Ở phía cuối chiều

(Baonghean.vn) - Với Đào An Duyên, thời khắc cuối buổi chiều bao giờ cũng mang đến cho con người tâm trạng vẩn vơ mông lung, bởi nó nhắc về sự kết thúc của một ngày, bởi nó ở phía cuối của một chu kì thời gian, bởi nó mang bóng dáng của sự phai tàn. Nhưng tác giả đã biết trước điều này, rằng mình sẽ an nhiên bước về phía cuối chiều, an nhiên bước về phía cuối chặng đường đời của mình, và sẽ lại hóa thân vào những người mẹ, người bà ngóng chờ lũ trẻ của mình trở về trong lặng lẽ và yêu thương. Có gì đó thoáng buồn, nhưng cũng ấm áp vô cùng trong những buổi chiều như thế.
Tản văn hay: Đi cùng tiếng ve

Tản văn hay: Đi cùng tiếng ve

(Baonghean.vn) - Với tất cả những ai đã từng trải qua một thời học đường ngọt ngào, tiếng ve luôn là một kỉ niệm không thể nào quên. Đó là thứ âm thanh của mùa hè, của những trò nghịch ngợm thơ trẻ, của màu phượng đỏ báo hiệu mùa thi, của những cơn nắng cơn mưa dữ dội. Lê Quang Thọ đã viết về thứ âm thanh vừa rộn rã vừa đầy hoài niệm ấy, như thể nó luôn song hành cùng anh trên mọi chặng đường đời...
Đọc truyện đêm khuya: Bãi Đôi

Đọc truyện đêm khuya: Bãi Đôi

(Baonghean.vn) - Truyện đan xen hiện tại và quá khứ, hiện thực và những chi tiết mang tính chất huyền ảo, khiến người đọc thích thú. Phải là người am hiểu nhiều về cuộc sống ven sông, về nông thôn, Đinh Thanh Quang mới xây dựng được trong tác phẩm của mình một không gian sinh động và chân thực đến vậy. Có cảm giác như truyện ngắn là một cuốn phim, ở đó quay bao quát cảnh cả ngôi làng ven sông với cuộc sống nghèo túng bần hàn, khó khăn vất vả nhưng đầm ấm, đùm bọc lẫn nhau của người dân, rồi quay cận cảnh gia đình ông Đực với những số phận vừa cơ cực vừa thân thương, ấm áp tình người.
Tản văn hay: Bình yên dưới hiên nhà mẹ

Tản văn hay: Bình yên dưới hiên nhà mẹ

(Baonghean.vn) -  Hiên nhà trong ký ức của Nguyễn Thắm là vô vàn những niềm thương yêu, bởi vậy mà từ một đứa bé mơ ước được sinh ra ở nông thôn, chị đã nhận ra rằng mình thật hạnh phúc có được mái hiên này, ở một vùng quê nghèo nhưng mộng mơ yên bình. Và rồi khi trưởng thành, người con ấy thêm một lần nữa hiểu rằng mái hiên ấy là chứng nhân của quãng đời hạnh phúc nhất của cả gia đình. Nó là tuổi trẻ lừng lẫy của ba, là bao mồ hôi nhọc nhằn và yêu thương của mẹ, là bao kỉ niệm đẹp đẽ của những người con.
Tản văn: Sông Hồng hát

Đọc truyện đêm khuya: Tản văn Sông Hồng hát

(Baonghean.vn) - Lịch sử dân tộc và ký ức riêng tư, sông Hồng và mẹ, quá khứ, hiện tại và tương lai đan xen vào nhau, khiến cho tản văn của Lê Minh chen chúc hình ảnh, ngập tràn cảm xúc. Bằng giọng văn tha thiết nhớ thương, anh đã gieo vào lòng người đọc tình yêu đối với quê hương của mình, ngay cả khi họ không phải sống một cuộc đời xa xứ. 
Ngày mai là mùa xuân

Tản văn hay: Ngày mai là mùa xuân

(Baonghean.vn) - Bằng một giọng văn mượt mà, chân thực, giàu cảm xúc, tản văn "Ngày mai là mùa xuân" vừa miêu tả những con người kiên cường mà lặng lẽ đó, vừa đan xen bày tỏ những xúc cảm, suy nghĩ cá nhân, khiến tác phẩm đầy ắp nỗi niềm, chiếm được sự đồng cảm của người đọc. Để rồi, cũng như nhiều người được tác giả nhắc đến trong tản văn, chúng ta trưởng thành, chín chắn hơn, biết vì người khác, sống chậm lại và biết đến nhiều giá trị cuộc sống mà trước đây ta không nhận ra.
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: TG

Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc tại Nghệ An

(Baonghean.vn) - Chiều 14/3, Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Trần Thanh Lâm - Phó Trưởng Ban làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An. Cùng đi có các đồng chí đại diện lãnh đạo Vụ Tổng hợp; Vụ Văn hóa - Văn nghệ; Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương.
nhà

Tản văn hay: Bên kia con dốc là nhà (Tác giả Nguyễn Thị Hiên)

(Baonghean.vn) - Trong tản văn này, con dốc không chỉ là một kỉ niệm, nó còn mang ý nghĩa biểu trưng. Bên kia con dốc chính là nhà. Tức là, con dốc là điểm mốc, là dấu ấn, là thứ mà tác giả nghĩ đến, tìm về, bởi ở khía cạnh nào đó nó chính là nhà. Và mặc dù nhà chỉ là một nơi nhỏ bé đói nghèo, nó vẫn là một mái ấm, nơi con người sẽ không nguôi thương nhớ và khao khát tìm về trong cả một đời.
truyện Trần Hồng Giang

Đọc truyện đêm khuya: Nhà mình bán rồi, mẹ về đâu (Tác giả Trần Hồng Giang)

(Baonghean.vn) - Là một nhà văn có lối viết sắc sảo, nếu chỉ đọc văn mà không tìm hiểu về Trần Hồng Giang, không ai có thể ngờ rằng những trang văn ấy được viết bởi một người khuyết tật. Không cam chịu trước số phận, muốn sống có ích cho đời, anh đã tự học, tự thu nạp kiến thức và trở thành một nhà văn, một cộng tác viên của nhiều tờ báo, tạp chí văn nghệ. Truyện của anh thường thấm đẫm hơi thở cuộc sống và để lại trong lòng người đọc những xúc cảm mạnh mẽ bởi tính nhân văn của nó. 
làm bạn với cây

Tản văn hay: Làm bạn với cây (Tác giả: Hồ Huy Sơn)

(Baonghean.vn) - Bằng lối viết trong sáng, câu chữ giản dị gần gũi, tản văn của Hồ Huy Sơn đã gieo vào lòng người đọc những cảm xúc nồng ấm thân thương. Người ta chợt nhận ra mình cần quan tâm hơn nữa đến những điều nhỏ nhặt xung quanh, những thứ đủ tinh tế dịu dàng để khiến cuộc sống của họ trở nên lãng mạn và có ý nghĩa hơn.
dỗ dành cũng khác

Tản văn hay: Dỗ dành cũng khác (Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư)

(Baonghean.vn) - Dỗ dành nhau là một thói quen, một ứng xử văn hóa rất đáng trân trọng của người Việt. Nhưng Nguyễn Ngọc Tư đồng thời cho rằng hãy dành cho nhau những lời động viên phù hợp, xuất phát từ tấm lòng chân thành. Bằng giọng văn giản dị mà sắc sảo, đậm chất Nam bộ của mình, nữ nhà văn đã đặt ra một vấn đề vừa tế nhị vừa cần thiết, bởi nó được áp dụng hàng ngày mà chẳng mấy ai trong chúng ta nhận ra ý nghĩa của nó.