Tại sao nữ sinh Nhật Bản mặc váy siêu ngắn?

Nhiều trường trung học ở Nhật Bản đều quy định nữ sinh phải mặc váy đến trường. Theo đó, mặc váy ngắn là nét văn hóa truyền thống đặc trưng có từ lâu đời của nữ sinh Nhật Bản.

Đồng phục của nữ sinh Nhật Bản là váy ngắn. (Ảnh: I.T)
Đồng phục của nữ sinh Nhật Bản là váy ngắn. (Ảnh: I.T)

Việc nữ sinh Nhật Bản mặc váy ngắn đến trường có nguyên nhân rất sâu xa. Người Nhật muốn thế hệ trẻ ghi nhớ một thời kỳ khó khăn của nền kinh tế, đó là thời điểm mà nước Nhật vô cùng nghèo tài nguyên, đến nỗi vải sợi cũng là nguyên liệu rất xa xỉ.

Ở thời kỳ Edo, ngay cả những chiến binh cũng phải mặc áo giáp với quần ngắn. Vì thế, thói quen mặc váy ngắn phản ánh sự chịu thương chịu khó của người dân Nhật Bản.

Dù mùa xuân hay mùa đông, nữ sinh Nhật Bản cũng mặc váy ngắn. (Ảnh: I.T)
Dù mùa xuân hay mùa đông, nữ sinh Nhật Bản cũng mặc váy ngắn. (Ảnh: I.T)

Người Việt Nam thường gọi đồng phục của nữ sinh Nhật Bản là đồng phục thủy thủ. Đồng phục thủy thủ được ra đời vào khoảng năm 1921. Hiệu trưởng của Học viện nữ sinh Fukuoka đã sao chép một mẫu đồng phục từ Anh Quốc và áp dụng cho trường mình, đồng thời thu ngắn độ dài của chân váy để tiết kiệm vải sợi. Từ đó, đồng phục thủy thủ ra đời.

Kể từ thời điểm đó, các trường khác cũng học theo trường Fukuoka. Họ phổ biến mẫu đồng phục nữ sinh mà ngày nay chúng ta vẫn thường thấy. Đối với người Nhật, bộ đồng phục nữ sinh với chiếc váy ngắn là một nét đặc trưng khó có thể thay đổi trong văn hóa của họ.

Nữ sinh Nhật Bản duyên dáng trong đồng phục. (Ảnh: I.T)
Nữ sinh Nhật Bản duyên dáng trong đồng phục. (Ảnh: I.T)

Ngoài ra, ở Nhật, đồng phục nữ sinh tượng trưng cho sự trưởng thành, gợi nhớ đến những kí ức đẹp thời thanh xuân và được giữ gìn cẩn thận như một kỉ vật. Đó cũng là lý do vì sao mà dù mùa xuân hay mùa đông thì nữ sinh Nhật Bản vẫn luôn mặc váy ngắn đến trường.

Theo Thegioitre

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.