Tâm lý “sính ngoại”!

01/03/2011 11:43

Đi xuất khẩu lao động về hoặc học ngoại ngữ bi bô, thi thoảng nói vài câu “hello” với người trong làng; giao dịch tài chính bắt đầu chuộng USD hơn Việt Nam đồng; ưu tiên dùng hàng nhãn mác nước ngoài cho sang trọng; về đến đất Nghệ vẫn “xài giọng Hà Lội”, “Sài Ghềnh”; … có thể coi như là một xu hướng “sính ngoại” trong một số bộ phận, nhất là lớp trẻ hiện nay.

(Baonghean) - Đi xuất khẩu lao động về hoặc học ngoại ngữ bi bô, thi thoảng nói vài câu “hello” với người trong làng; giao dịch tài chính bắt đầu chuộng USD hơn Việt Nam đồng; ưu tiên dùng hàng nhãn mác nước ngoài cho sang trọng; về đến đất Nghệ vẫn “xài giọng Hà Lội”, “Sài Ghềnh”; … có thể coi như là một xu hướng “sính ngoại” trong một số bộ phận, nhất là lớp trẻ hiện nay.

Mặc dù số đó không nhiều, song nó thể hiện phần nào sự tự ti đối với chính văn hóa nơi mình được sinh ra và lớn lên. Điều đó sẽ đem đến sự mai một về màu sắc văn hóa địa phương.

Tại sao người miền Bắc, người Huế và một số địa phương khác khi đi xa vẫn giữ được giọng nói chuẩn của địa phương mình? Phải chăng vì giọng nói của họ “chuẩn” nên mới cần lưu giữ? Còn chúng ta đang ở trong “vùng trũng” về ngôn ngữ phổ thông nên cần giao lưu tiếp biến? Nếu đó là một sự giao lưu tiếp biến thông thường thì có lẽ không đáng phải bàn, nhưng là một sự thái quá, không có chọn lọc đến mức thành thói quen thì nên bỏ.

Gần đây, nhiều người dân băn khoăn khi giá các mặt hàng nội thường bị “đô la hóa”, thuyền (USD) lên thì nước (hàng) cũng lên. Vậy có phải là chúng ta đang quá lệ thuộc vào đồng USD không? Mặc dù Chính phủ cấm niêm yết hàng hóa bằng đô la, cấm dùng USD đối với hầu hết giao dịch trong nước, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã được phát động và có những chuyển biến tích cực nhưng rất nhiều sản phẩm được bán ra (ví như máy tính, hàng điện tử…) lên, xuống lại bị đồng USD “khống chế”. Như vậy, khác nào giao dịch được thực hiện bằng USD, khác nào mua hàng Việt dùng tiền ngoại? Và như thế, chỉ có người tiêu dùng, người dân chịu thiệt.

Xu hướng không có nghĩa là bất biến, nó có tính biến thiên, thay đổi, nhưng vấn đề là theo hướng nào mà thôi. Nếu nó quá xa rời bản gốc thì còn gì là bản ngã? “Sính ngoại” đến mức thái quá là chuyện đáng để buồn !


Võ Văn Dũng

Mới nhất
x
Tâm lý “sính ngoại”!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO