Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Công điện số 31/CĐ-UBND ngày 29/11/2022 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão và các lễ hội Xuân năm 2023.

Công điện nêu rõ: Thời gian qua, tình hình cháy, nổ tại các địa phương trên cả nước diễn biến phức tạp, xảy ra nhiều vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, gây hoang mang dư luận, nhân dân.

Tại Nghệ An, trong 10 tháng đầu năm 2022, các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, giải pháp công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, qua đó đạt nhiều kết quả tích cực; số vụ cháy được kiềm chế, làm giảm so với cùng kỳ năm 2021, không để xảy ra cháy lớn, cháy gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng và không để xảy ra cháy rừng nghiêm trọng trên địa bàn.

Lực lượng chức năng diễn tập phòng cháy, chữa cháy. Ảnh tư liệu: Quang An
Lực lượng chức năng diễn tập phòng cháy, chữa cháy. Ảnh tư liệu: Quang An

Tuy nhiên, nghiêm túc đánh giá, tình hình cháy, nổ trên địa bàn có thời điểm còn diễn biến phức tạp, số vụ cháy còn xảy ra nhiều, cụ thể: Từ ngày 15/12/2021 đến 31/10/2022, trên địa bàn tỉnh xảy ra 56 vụ cháy (24 vụ cháy xảy ra tại các khu dân cư; 16 vụ cháy xảy ra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh; 1 vụ cháy tàu đánh cá...) làm chết 4 người, thiệt hại về tài sản ước tính trên 5 tỷ đồng. Trong đó, xảy ra cháy do sự cố hệ thống điện (34/56 vụ, chiếm 60,7%); sự cố kỹ thuật (13/56 vụ, chiếm 23,2%); sơ suất trong sử dụng nguồn nhiệt, ngọn lửa trần 7/56 vụ, chiếm 12,5%)...

Nguyên nhân để xảy ra cháy chủ yếu do công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy ở các đơn vị, địa phương còn một số tồn tại; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức và chủ hộ gia đình chưa quan tâm đúng mức đến công tác đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy; vi phạm các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy còn xảy ra nhiều, đặc biệt trong quản lý, sử dụng điện, nguồn nhiệt, ngọn lửa trần...; lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại chỗ có nơi hoạt động chưa hiệu quả, còn lúng túng trong xử lý tình huống khi xảy ra cháy; phương tiện chữa cháy còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác chữa cháy trong tình hình mới.

Hiện trường vụ cháy xưởng chế biến than củi sạch xuất khẩu. Ảnh tư liệu: Đức Thành

Hiện trường vụ cháy xưởng chế biến than củi sạch xuất khẩu. Ảnh tư liệu: Đức Thành

Dự báo tình hình sản xuất, kinh doanh, lưu trữ hàng hóa phục vụ dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và các lễ, hội Xuân đầu năm 2023 sẽ tăng cao; mức độ tiêu thụ điện năng lớn sẽ gây quá tải đối với các cơ sở kinh doanh, nhà dân; thời tiết khí hậu hanh khô sẽ kéo theo nguy cơ mất an toàn về phòng cháy, chữa cháy.

Để chủ động công tác phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy, nổ lớn và thiệt hại do cháy, nổ gây ra, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn PCCC trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:

Các sở ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã:

Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, đặc biệt tiếp tục tập trung thực hiện chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao tại Công văn số 4239/UBND-NC ngày 10/6/2022 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh; Công văn số 7105/UBND ngày 16/9/2022 về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh karaoke trên địa bàn tỉnh; Công văn số 8105/UBND-NC ngày 14/10/2022 về việc tổng rà soát, kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Lực lượng chức năng tham gia chữa cháy nhà dân. Ảnh tư liệu: Văn Trường

Lực lượng chức năng tham gia chữa cháy nhà dân. Ảnh tư liệu: Văn Trường

- Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các cấp chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị trong tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp, biện pháp về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; chịu trách nhiệm về việc bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy tại cơ quan, đơn vị, địa phương được giao phụ trách, quản lý.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy tại đơn vị, địa phương, cơ quan, doanh nghiệp; phát huy hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”. Tích cực phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng Công an, Quân đội, Bộ đội Biên phòng đóng quân trên địa bàn để chữa cháy kịp thời, hiệu quả khi xảy ra cháy, nổ; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, sớm khắc phục hậu quả, ổn định tình hình trên địa bàn. Tăng cường kiểm tra công tác thường trực của lực lượng dân phòng và các điều kiện phục vụ công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại chỗ.

- Ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy, tổ chức ký cam kết, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy, phòng ngừa từ xa không để xảy ra cháy, nổ lớn. Tập trung chỉ đạo xây dựng và nhân rộng các mô hình an toàn về phòng cháy chữa cháy tại địa bàn, đặc biệt là mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” và mô hình “Điểm chữa cháy công cộng”.

Hiện trường 1 vụ cháy nhà dân. Ảnh: Chu Minh
Hiện trường 1 vụ cháy nhà dân. Ảnh: Chu Minh

UBND tỉnh cũng giao các địa phương: Tổ chức các lễ, hội đầu năm phải tập trung chỉ đạo bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy tại chỗ, như: Tuyên truyền, khuyến cáo các nội quy phòng cháy chữa cháy; tổ chức lực lượng, trang bị phương tiện và huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy đối với lực lượng tại chỗ; xây dựng, tổ chức thực tập phương án chữa cháy, đặc biệt lưu ý phương án chữa cháy tại các bãi đỗ xe; cứu nạn, cứu hộ nơi tập trung đông người... Khuyến cáo các tổ chức, cá nhân tăng cường công tác bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy, chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cháy, nổ, hạn chế vận chuyển trên các tuyến đường đi qua hoặc gần các địa điểm, khu vực diễn ra các sự kiện văn hóa, chính trị trong dịp Tết Nguyên đán năm 2023.

Về phía Công an tỉnh: UBND tỉnh yêu cầu phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong việc sử dụng gas, điện, hóa chất, sắp xếp, lưu trữ hàng hóa, trang bị phương tiện PCCC, thoát nạn, thoát hiểm; tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa cháy tại loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh, tại các khu công nghiệp, siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, khu di tích văn hóa, chung cư, nhà cao tầng...

Tổ chức tổng kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đối với 100% cơ sở thuộc diện quản lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy, tập trung kiểm tra kỹ các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, cơ sở có quy mô lớn, tập trung đông người, có tính chất nguy hiểm, cháy, nổ cao như: Khách sạn, nhà trọ, cơ sở kinh doanh karaoke, quán bar, vũ trường, chung cư, nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, nhà kho, xưởng sản xuất... Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn; kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật.

Đối với các cơ sở còn tồn tại, vi phạm về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, phải tổ chức phúc tra, kiểm tra việc thực hiện của cơ sở, bảo đảm khắc phục triệt để các tồn tại, vi phạm về chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, theo quy định.

Chủ động rà soát, xây dựng, bổ sung, chỉnh lý phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy; đặc biệt các phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với công trình trọng điểm, cơ sở tiềm ẩn cháy, nổ cao, có sự phối hợp, huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia. Duy trì nghiêm túc chế độ thường trực chiến đấu 24/24 giờ; bảo đảm sẵn sàng cứu chữa kịp thời, hiệu quả khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

Chỉ đạo nhanh chóng điều tra làm rõ nguyên nhân các vụ cháy, nổ theo quy định của pháp luật; rút kinh nghiệm trong công tác phòng ngừa, đồng thời xử lý nghiêm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xảy ra, cháy, nổ.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Phối hợp Công an tỉnh và cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các phương án, biện pháp phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại các cơ sở, đơn vị quốc phòng hoạt động trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền quản lý; sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.

Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí (Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An…) phối hợp Công an tỉnh và các đơn vị liên quan xây dựng, tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, Internet, các trang mạng xã hội...

Nội dung tuyên truyền cần tập trung phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật phòng cháy chữa cháy; cảnh báo nguy cơ xảy ra cháy tại các cơ sở, nhà dân trong mùa hanh khô và Tết Nguyên đán năm 2023; những hậu quả, tác hại và chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy; kết quả xử lý của các lực lượng chức năng; hình thức biểu dương “người tốt, việc tốt” trong công tác phòng cháy chữa cháy... Trong đó, chú trọng thực hiện vào các khung giờ vàng để thu hút đông đảo người dân tham gia theo dõi.

Diễn tập phòng cháy chữa cháy tại Quảng trường Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu: Đặng Cường

Diễn tập phòng cháy chữa cháy tại Quảng trường Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu: Đặng Cường

Sở Công Thương: Tăng cường quản lý Nhà nước về điện, phối hợp Công an tỉnh trong việc tuyên truyền, hướng dẫn công tác phòng cháy, chữa cháy đối với cơ quan, tổ chức, người dân sử dụng điện và các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ trong phạm vi quản lý.

Công ty Điện lực Nghệ An, Truyền tải điện Nghệ An: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường kiểm tra hệ thống, mạng lưới điện để phòng ngừa nguy cơ gây mất an toàn về phòng cháy, chữa cháy từ hệ thống, thiết bị điện. Kịp thời phối hợp lực lượng Công an xử lý các vụ việc liên quan khi xảy ra cháy.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm tăng cường công tác kiểm tra an toàn phòng chống cháy rừng; thường xuyên phối hợp UBND các huyện, thành phố, thị xã, cơ quan, đơn vị có liên quan xác định và cảnh báo sớm các khu rừng có nguy cơ xảy ra cháy để chủ động phòng ngừa; hướng dẫn cho cán bộ và nhân dân thực tập phương án, biện pháp phòng ngừa, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy rừng.

Sở Văn hóa và Thể thao: Chỉ đạo tăng cường kiểm tra việc thực hiện nội quy ra, vào các khu di tích, việc sử dụng các phương tiện, công cụ dễ gây cháy tại các khu di tích (thiết bị điện, thắp hương, đốt vàng mã...), đặc biệt chú ý Khu Di tích Kim Liên, Khu Di tích cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, đền Chung Sơn, đền thờ Vua Quang Trung... Phối hợp các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có cháy, nổ xảy ra tại các khu di tích, các khu vực quản lý.

Người dân được diễn tập PCCC tại buổi lễ ra mắt mô hình "Tổ liên gia an toàn PCCC". Ảnh tư liệu: An Quỳnh
Người dân được diễn tập PCCC tại buổi lễ ra mắt mô hình "Tổ liên gia an toàn PCCC". Ảnh tư liệu: An Quỳnh

UBND tỉnh cũng đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên phối hợp các sở, ban, ngành cấp tỉnh và chính quyền các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy; phối hợp các lực lượng chức năng tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố cháy, nổ xảy ra./.

tin mới

Đi tìm nguyên nhân UBND tỉnh hủy bỏ Dự án chợ Cầu Thông

Đi tìm nguyên nhân UBND tỉnh hủy bỏ Dự án chợ Cầu Thông

(Baonghean.vn) - Đầu năm 2024, một thông tin rất được dư luận quan tâm là UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định 64/QĐ-UBND bãi bỏ các văn bản pháp lý đối với Dự án đầu tư xây dựng chợ Cầu Thông (Dự án chợ Cầu Thông), nằm trên đường Nguyễn Thiếp tại phường Trung Đô, thành phố Vinh.

‘Khai tử’ dự án treo bên bờ Nam sông Vinh

‘Khai tử’ dự án treo bên bờ Nam sông Vinh

(Baonghean.vn) - Quy hoạch chi tiết xây dựng Dự án Khu đô thị Dầu khí Nghệ An tại phường Vinh Tân, thành phố Vinh (do Công ty CP Đầu tư và Thương mại Dầu khí Nghệ An làm chủ đầu tư) sau hơn 13 năm tồn tại trên giấy đã bị hủy bỏ.

Dấu lặng buồn dưới chân núi Thiên Nhẫn

Dấu lặng buồn dưới chân núi Thiên Nhẫn

(Baonghean.vn) - Dẫu có giá trị lịch sử, văn hóa và cả không gian cảnh quan. Thế nhưng, thành cổ Lục Niên cùng không gian cảnh quan trên dãy Thiên Nhẫn và khu mộ của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp chưa được bảo tồn và khai thác đúng mức là điều hết sức đáng tiếc.

Đại diện các bên tiến hành ký Kế hoạch phối hợp xây dựng mô hình. Ảnh: An Quỳnh.

Nghệ An triển khai mô hình 'Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học'

(Baonghean.vn) - Sáng 12/3, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ ký kết kế hoạch phối hợp trong xây dựng, triển khai mô hình “Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.