Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên chim cút

(Baonghean) - Ngày 14/8/2013, thay mặt Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Viết Hồng ký Công điện khẩn số 18/CĐ-UBND. Nội dung công điện như sau:

Trong tháng 4 năm 2013, dịch cúm gia cầm H5N1 đã xẩy ra trên chim yến nuôi tại Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm của tỉnh Ninh Thuận, trên đàn chim trĩ tại tỉnh Tiền Giang. Từ đầu tháng 7 đến nay, dịch cúm gia cầm tiếp tục xẩy ra ở một số hộ chăn nuôi chim cút tại tỉnh Tiền Giang, số chim cút mắc bệnh và phải tiêu hủy hơn 26 ngàn con, nguy cơ dịch xẩy ra và lây lan trên đàn gia cầm, đàn chim cút rất cao.

Theo thông báo của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ đầu năm cho đến nay, Campuchia đã có 14 người bị nhiễm cúm gia cầm H5N1 và 9 người đã tử vong, Việt Nam có 2 người mắc bệnh và 1 người đã tử vong.

Để chủ động giám sát, phát hiện và khống chế, dập tắt nhanh các ổ dịch cúm trên gia cầm, chim cút, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; giám đốc các sở, ban, ngành liên quan thực hiện nghiêm nội dung Công điện khẩn số 11/CĐ-BNN-TY ngày 2/8/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên chim cút, trong đó chú trọng các nội dung sau:

1. UBND các huyện, thành phố, thị xã:

- Giao chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chỉ đạo các khối, xóm, thôn, bản tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phát hiện sớm ổ dịch cúm gia cầm (kể cả trên chim nuôi và chim hoang dã), đặc biệt cần tập trung vào những khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ. Thực hiện báo cáo dịch bệnh đúng quy định.

- Rà soát, thống kê tổng đàn gia cầm nuôi trong dân, trong các trang trại; số cơ sở nuôi chim cút, số lượng chim cút trên địa bàn để theo dõi, quản lý.

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về sự nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm; vận động người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh, thường xuyên vệ sinh tiêu độc khử trùng, giảm mật độ nuôi trong chuồng, khai báo cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y khi phát hiện gia cầm, chim cút bị bệnh, chết bất thường.

- Chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị, nhân lực và lập kế hoạch cụ thể để tổ chức tốt tiêm phòng vụ thu năm 2013, bắt đầu từ ngày 15/8 -  15/9/2013. Khuyến khích người chăn nuôi chủ động mua các loại vắc xin tiêm phòng cho gia cầm như: Cúm gia cầm, Newcastle, dịch tả vịt,...

- Chủ động xây dựng kế hoạch về kinh phí, phương tiện, dụng cụ, hóa chất để phòng, chống dịch kịp thời khi có ổ dịch xẩy ra.

- Chỉ đạo hệ thống thú y địa phương và các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ gia cầm, sản phẩm gia cầm vận chuyển trong nước cũng như qua biên giới, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thành, thị tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo Chi cục Thú y tăng c­ường kiểm tra, giám sát dịch bệnh, chuẩn bị nhân lực, vắc xin, hoá chất, vật t­ư,… để triển khai tốt công tác phòng chống dịch; thực hiện kiểm dịch, kiểm soát nghiêm nhằm ngăn chặn việc vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, từ vùng dịch vào địa bàn tỉnh.

3. Các sở, ban, ngành trong Ban chỉ đạo phòng chống dịch gia súc, gia cầm tỉnh:

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với các địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh khẩn trư­ơng thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn các đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình UBND tỉnh để có các biện pháp giải quyết kịp thời.

tin mới

Thấy gì qua một vụ việc 'xâm hại' lòng đập thủy lợi?

Thấy gì qua một vụ việc 'xâm hại' lòng đập thủy lợi?

(Baonghean.vn) - BTV Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị 20 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản đã tròn 9 tháng. Nhưng, tại Nam Đàn, thời gian qua đã diễn ra sự việc "khó lý giải":  xúc, vận chuyển đất "xâm hại" lòng đập thủy lợi... 

Bắt cóc trẻ em bị xử lý như thế nào?

Bắt cóc trẻ em bị xử lý như thế nào?

(Baonghean.vn) - Chị Nguyễn Thị V. ở huyện Tân Kỳ hỏi, thời gian gần đây, tôi có đọc thông tin về một số vụ việc bắt cóc trẻ em trên báo chí. Vậy hành vi bắt cóc trẻ em theo quy định của pháp luật bị xử lý như thế nào?

Bất lực trước 'sim rác'?

Bất lực trước 'sim rác'?

(Baonghean.vn) - Mặc dù các cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn vấn nạn "sim rác". Tuy nhiên, trên thực tế "sim rác" vẫn hoành hành, gây phiền phức cho người dân và khó khăn trong công tác quản lý. 

Va chạm xe máy, 2 học sinh tử vong

Va chạm xe máy, 2 học sinh tử vong

(Baonghean.vn) - Sáng 21/9, Công an xã Quỳnh Liên (thị xã Hoàng Mai ) thông tin trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 2 học sinh tử vong và 3 em bị thương nặng.

Lò ngói '3 không' mọc lên hàng loạt ở Tân Kỳ

Lò ngói '3 không' mọc lên hàng loạt ở Tân Kỳ

(Baonghean.vn) -Sau khi xoá bỏ lò gạch, ngói thủ công, những tưởng trật tự xây dựng, quy hoạch cơ sở sản xuất tại xã Nghĩa Hoàn (Tân Kỳ) sẽ được lập lại. Thế nhưng, "cái sảy nảy cái ung" nhiều hộ gia đình lại “hùa” nhau xây dựng các cơ sở sản xuất ngói màu không nung một cách trái phép.

Vụ ‘đất tặc’ trên lòng đập Hổng Cốc: Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị huyện Nam Đàn kiểm tra, báo cáo trước ngày 26/9

Vụ ‘đất tặc’ trên lòng đập Hổng Cốc: Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị huyện Nam Đàn kiểm tra, báo cáo trước ngày 26/9

(Baonghean.vn) - Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị huyện Nam Đàn kiểm tra, xử lý tình trạng khai thác khoáng sản trái phép; và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 20-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản.