Tăng cường quản lý và phục hồi rừng tự nhiên
Rừng tự nhiên với sự đa dạng sinh học là một trong những yếu tố cơ bản của môi trường sống. Sự gia tăng của dân số và sự phát triển của khoa học công nghệ đã nhanh chóng làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, trong đó rừng tự nhiên bị suy giảm cả về diện tích và chất lượng, đã hạn chế tác dụng điều hòa khí hậu, giảm nguồn nước, sa mạc hóa, thiên tai ngày càng nhiều...
Rừng tự nhiên với sựđa dạng sinh học là một trong những yếu tố cơ bản của môi trường sống. Sự gia tăng của dân số và sự phát triển của khoa học công nghệđã nhanh chóng làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, trong đó rừng tự nhiên bị suy giảm cả về diện tích và chất lượng, đã hạn chế tác dụng điều hòa khí hậu, giảm nguồn nước, sa mạc hóa, thiên tai ngày càng nhiều...
Nước ta từ năm 1943 đến năm 1997 mất đi 5 triệu ha rừng tự nhiên. Độ che phủ của rừng Việt Nam năm 1943 là 43% đến những năm đầu thập kỷ 90 của Thế kỷ 20 chỉ còn 27,2%. Đối với Nghệ An độ che phủ của rừng năm 1945 là 75%, năm 1971 là 45%, đến năm 1991 còn 35,6%.
Thực hiện CT327 của hội đồng Bộ trưởng, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Quốc hội Khóa X, độ che phủ của rừng trong cả nước được nâng lên 43% vào năm 2010. Ở Nghệ An tuy cũng chưa đạt mục tiêu dự án, nhưng đã khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên được trên 100.000 ha, trồng rừng khoảng 80.000 ha chủ yếu là rừng nguyên liệu sản xuất góp phần nâng độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh.
Lực lượng kiểm tra rừng bằng đường sông tại vườn Quốc gia Pù Mát.
Ảnh: Tư liệu
Ngày 29/4/2011 đại diện UNESCO tại Việt Nam đã công bố quyết định công nhận Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An; đây là Khu dự trữ sinh quyển thế giới lớn nhất Đông Nam Á với hệ sinh thái rừng tự nhiên (có cả rừng nguyên sinh) đa dạng sinh học, nguồn động thực vật phong phú, nhằm bảo tồn-phát triển phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học. Khu dự trữ sinh quyển này chủ yếu ở các huyện Thanh Chương, Kỳ Sơn, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Châu và Quế Phong. Việc quản lý, bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên của Khu dự trữ sinh quyển có ý nghĩa hết sức quan trọng không những đối với Quốc gia mà còn đối với thế giới.
Để bảo vệđược rừng, mỗi người dân Nghệ An, đồng bào các dân tộc ít người, các ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các công ty lâm nghiệp, các tổng đội thanh niên xung phong xây dựng kinh tế, các đơn vị vũ trang đồn trú gần rừng... cần nâng cao nhận thức và đề cao tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý bảo vệ phát triển rừng nói chung và rừng tự nhiên nói riêng.
Nhà nước cần nghiên cứu đầu tư có trọng điểm, các đơn vị cá nhân đã được giao đất lâm nghiệp bỏ vốn đẩy mạnh việc khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên, bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có, phấn đấu đưa độ che phủ của rừng tự nhiên 44,5% hiện nay lên 50% mới đảm bảo tính phòng hộ bền vững. Đối với rừng tự nhiên và rừng sản xuất cần khai thác, sử dụng đúng quy trình quy phạm.
Để tăng cường quản lý và phục hồi rừng tự nhiên, cần quan tâm đến công tác xóa đói giảm nghèo ở các huyện miền núi dân tộc, cần thâm canh tăng năng suất, không khai thác kiệt quệđất đai, bảo vệđất, chống xói mòn, đề phòng sa mạc hóa. Nghiên cứu biện pháp luân canh, trồng cây trồng rừng cải tạo đất, gây rừng phòng hộ và rừng kinh tế. Tăng cường kiểm tra kiểm soát trong việc khai thác, săn bắt động vật trong rừng tự nhiên, xử lý nghiêm minh đối với những vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Tổ chức du lịch sinh thái trong vườn quốc gia và khu bảo tồn nên có giới hạn. Kiểm tra kiểm soát chặt chẽ phòng cháy chữa cháy rừng.
Đặng Cao Trí