Tàu ngầm Nga thị uy phóng tên lửa liên lục địa; Trump áp thuế 30% với 250 tỷ USD hàng Trung Quốc

Hữu Quân (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Tàu ngầm Nga thị uy phóng tên lửa liên lục địa; Trump áp thuế 30% với 250 tỷ USD hàng Trung Quốc; 'Siêu tàu dầu' Iran chuyển hướng đến Thổ Nhĩ Kỳ

Trump áp thuế 30% với 250 tỷ USD hàng Trung Quốc

Chú thích ảnh
Hàng hóa của Trung Quốc chờ bốc dỡ tại cảng Long Beach ở Los Angeles, California, Mỹ ngày 16/2. Ảnh: AFP/TTXVN

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói Trung Quốc là gánh nặng lớn cho người Mỹ vì thực hành thương mại không công bằng và cân bằng, do vậy, ông phải tăng thuế. 

"Trung Quốc lẽ ra không nên áp thuế với 75 tỷ USD hàng Mỹ. Từ ngày 1/10, 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc đang bị đánh thuế 25% sẽ bị đánh thuế ở mức 30%. 300 tỷ USD hàng hóa còn lại, vốn được lên kế hoạch bị đánh thuế từ ngày 1/9 ở mức 10%, giờ sẽ bị đánh thuế ở mức 15%", Trump tuyên bố trên Twitter.

Động thái của Trump diễn ra sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế 5-10% với 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ từ ngày 1/9 và 15/12, nhấn mạnh rằng họ "buộc phải hành động để đáp trả các biện pháp của Mỹ".

Thủ tướng Boris Johnson: Nước Anh sẽ là quốc gia tự tin, hướng ngoại

Thu tuong Boris Johnson: Nuoc Anh se la quoc gia tu tin, huong ngoai hinh anh 1
Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: Theweek.co.uk

Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 23/8 đã cam kết sẽ xây dựng một nước Anh "quốc tế và hướng ngoại" khi quốc gia này rời Liên minh châu Âu (EU) sau hơn 40 năm là thành viên của khối.

Phát biểu trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) lần thứ 45, Thủ tướng Johnson nhấn mạnh: "Thông điệp của tôi gửi đến các nhà lãnh đạo G7 tuần này là nước Anh mà tôi lãnh đạo sẽ là một quốc gia quốc tế, tự tin và hướng ngoại."

Thủ tướng Johnson luôn khẳng định nước Anh sẽ rời EU vào ngày 31/10 bất kể có thỏa thuận hay không.

Nga phóng hai tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm

Một đợt phóng tên lửa từ tàu ngầm của Nga /// Chụp màn hình TASS
Một đợt phóng tên lửa từ tàu ngầm của Nga. Chụp màn hình TASS

Hải quân Nga ngày 24/8 phóng thử thành công hai tên lửa đạn đạo Sineva và Bulava từ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân ở Bắc Băng Dương và biển Barents.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết thêm đầu đạn tên lửa mô hình đã bắn trúng mục tiêu giả định tại khu vực Arkhangelsk và bán đảo Kamchatka thuộc vùng Viễn Đông của Nga.

Sineva là tên lửa đạn đạo liên lục địa sử dụng nhiên liệu lỏng, với tầm bắn hơn 11.500 km, còn Bulava là tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn mới nhất của Nga, với tầm bắn từ 8.000-9.300 km.

Hải quân Nga tiến hành phóng tên lửa một ngày sau khi Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh đáp trả tương xứng đối với việc Mỹ thử tên lửa gần đây.

Thái Lan gia hạn sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp ở miền Nam

Chú thích ảnh
Binh sĩ Thái Lan tuần tra tại tỉnh Narathiwat, miền nam Thái Lan, ngày 5/11/2018. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Chính phủ Thái Lan vừa nhất trí kéo dài việc thực hiện một sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp ở vùng cực Nam tại các tỉnh Pattani, Yala và Narathiwat từ ngày 20/9 đến 19/12, trừ các huyện Mae Lan và Betong của tỉnh Yala cũng như Sukhirin và Sungai Kolok của tỉnh Narathiwat.

Theo Tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Wanlop Rugsanaoh, sắc lệnh hành chính nói trên đã được thực thi tại các tỉnh bất ổn này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến dịch an ninh cũng như đảm bảo hòa bình và trật tự trong vùng.

"Siêu tàu dầu" Iran chuyển hướng đến Thổ Nhĩ Kỳ

Tàu Adrian Darya 1ở bờ biển Gibraltar ngày 15/8. Ảnh: AFP.

Tàu Adrian Darya 1ở bờ biển Gibraltar ngày 15/8. Ảnh:AFP.

Dữ liệu từ trang web theo dõi tàu MarineTraffic cho thấy tàu Adrian Darya đang đi về hướng Thổ Nhĩ Kỳ thay vì nam Hy Lạp. Dữ liệu trước đây chỉ ra rằng tàu Adrian Darya 1, tên cũ là Grace 1, đang hướng đến cảng Kalamata ở nam Hy Lạp.

Tuy nhiên, dữ liệu mới từ MarineTraffic ngày 24/8 cho thấy tàu sẽ đi qua Hy Lạp, qua Địa Trung Hải và cập cảng Mersin ở nam Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 31/8.

"Siêu tàu dầu" Adrian Darya 1 có trọng tải 300.000 tấn, đang chở 2,1 triệu thùng dầu thô nhẹ trị giá 130 triệu USD. Tàu rời Gibraltar (lãnh thổ hải ngoại của Anh) vào đêm 18/8 sau 1,5 tháng bị giữ vì nghi ngờ chở dầu tới Syria, vi phạm lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU). Iran bác cáo buộc, khẳng định đang chở dầu tới cảng Basra của Iraq.

tin mới

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

(Baonghean.vn) - Cựu Tổng thanh tra Bundeswehr (Quân đội Đức), cựu Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO Harald Kujat cho rằng, không có loại vũ khí thần kỳ nào của phương Tây, kể cả tên lửa hành trình Taurus, có thể ngăn cản Nga đạt được các mục tiêu hoạt động đặc biệt của mình.

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

(Baonghean.vn) - Sau khi nắm quyền kiểm soát Avdeevka, quân đội Nga đang tiến về các khu vực khác của mặt trận. Nếu không có sự giúp đỡ của phương Tây, Lực lượng vũ trang Ukraine không còn gì để bấu víu, còn Washington vẫn “đủng đỉnh” trong việc viện trợ cho Kiev.

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Hungary Viktor Orban cảnh báo sẽ tấn công, "chiếm đóng" Brussels, bởi những thay đổi chính sách của Liên minh châu Âu; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử của đất nước trước sự tác động mạnh mẽ từ các thế lực bên ngoài.

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Việc Ukraine thua Nga sẽ làm tổn hại đến uy tín của Washington với tư cách là bên cung cấp an ninh, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell cảnh báo trong chuyến thăm Mỹ. Ông nói thêm rằng Kiev rất nóng lòng chờ đến cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

(Baonghean.vn) - Nhiều khả năng ông Putin sẽ tiếp tục đứng trên vũ đài chính trị Nga ở cương vị tối cao. Điều này cũng đồng nghĩa với thực tế của quá trình hình thành thế giới đa cực mà ông Putin đã và đang xây dựng. Ở đó không có quân đội Mỹ và “quyền bá chủ” của đồng đô la. 

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

(Baonghean.vn) - Đức có đủ khả năng tài chính để viện trợ cho Kiev, nhưng Berlin không muốn. Giới quan sát lý giải, đó xuất phát từ nỗi sợ sâu xa trước Nga, đặc biệt là ký ức về Hồng quân Liên Xô tiến vào Berlin năm 1945. Hơn nữa, Thủ tướng Đức mong muốn là ‘thủ tướng hòa bình’.