Tết ở bệnh viện…

(Baonghean.vn) - Ngày Tết, trong khi các gia đình đoàn viên, sum vầy thì có nhiều người vì ốm đau, bệnh tật, tai nạn rủi ro phải đón tết ở bệnh viện. Thế nhưng họ không cô đơn bởi đồng hành cùng họ luôn có các y bác sỹ tận tình chăm sóc, san sẻ yêu thương…

Đón Tết  ở bệnh viện… 

Khoa chấn thương – Bệnh viện Đa khoa Nghệ An những ngày Tết vẫn có 42 bệnh nhân đang điều trị. Bệnh nặng không thể về quê ăn tết, họ và người thân đành phải ngậm ngùi đón tết ở bệnh viện với bao nỗi niềm. Chúng tôi đến bệnh viện khi các y, bác sỹ đang chuẩn bị mổ cho bệnh nhân Nguyễn Thị Phương (21 tuổi, ở xã Nghi Phong, Nghi Lộc) bị tai nạn giao thông dẫn đến máu tụ não. Giáp Tết, nhưng người thân của Phương không còn ai có tâm trạng đón tết, bảy tám người “đứng ngồi không yên” thay nhau túc trực và xếp hàng thử máu để lo cho đứa cháu gái. Cùng cảnh ngộ như phương là Nguyễn Thị Huyền Trang cũng quê ở Nghi Lộc, bố của Trang than thở với vẻ mặt thiểu não: “Thế là mất tết các cô ạ. Cháu nó đang đi thì tự ngã, đập đầu xuống đường, đúng là họa vô đơn chí. Giờ chỉ mong cháu chóng bình phục, chẳng có tâm trí đâu mà tết với nhất…”.
 
Bác sỹ Nguyễn Đức Vương- Phó phòng Kế hoạch tổng hợp của Bệnh viện cho biết: tuy đã tạo điều kiện để bệnh nhân có thể về nhà ăn tết nhưng hàng năm bệnh viện đều có số lượng bệnh nhân ở lại khá lớn, như năm nay là 500 bệnh nhân (ngày bình thường khoảng 900). Đó là chưa kể số lượng bệnh nhân có thể nhập viện trong những ngày tết (chủ yếu do tai nạn giao thông). Thời gian nghỉ tết lại khá dài (9 ngày) bởi vậy lịch trực của các y bác sỹ ở một số khoa như thường trực cấp cứu, hồi sức cấp cứu, sản, chấn thương…thậm chí còn căng hơn ngày thường. 

Bệnh viện Nhi Nghệ An những ngày Tết cũng có 140 bệnh nhi phải nằm lại để điều trị, chủ yếu là các bệnh về đường hô hấp và một số ca bệnh nặng khác , chủ yếu là các bệnh trẻ sơ sinh đẻ non, vàng da, rubella phải thở bằng máy… trong đó khoa hồi sức cấp cứu chiếm số lượng đông nhất (khoảng 20 bệnh nhân). Nằm ủ rũ ở góc phòng, da xanh mét, nhợt nhạt, cậu bé Phan Văn Khánh (14 tuổi ở Thanh Tiên, Thanh Chương) cho biết: “Cháu vào đây đã 3 ngày rồi. Không được ăn tết ở nhà cháu buồn lắm nhưng cũng muốn chữa khỏi bệnh để bố mẹ khỏi phải lo lắng và ra tết còn đi học với các bạn…”. Còn chị Nguyễn Thị Thủy - mẹ của Khánh vừa khóc vừa kể, “ cháu bị sốt, khó đi ngoài nên bố mẹ cho cháu uống lá lộc mại để dễ tiêu hóa, không ngờ cháu bị ngộ độc gây thiếu máu cấp, nước tiểu đỏ phải nhập viện để truyền máu hồi sức”.

Đi kèm với nỗi buồn không được sum họp đón Tết, nỗi lo về sức khỏe, bệnh nhân và người nhà còn có thêm nỗi lo canh cánh tiền viện phí, thuốc men…. Vì trong số các bệnh nhân đang phải điều trị tại bệnh viện, đa phần hoàn cảnh khó khăn, nhiều người chưa có thẻ bảo hiểm y tế…

Bác sỹ Nguyễn Đức Vương đang trao đổi với người nhà bệnh nhân Nguyễn Thị Phương về tình trạng của bệnh nhân.

Em Phan Văn Khánh đã điều trị 5 ngày ở khoa hồi sức

cấp cứu ở bệnh viện Nhi do bị ngộ độc.

Cầu thủ Nguyễn Công Vinh trao quà từ thiện cho các bệnh nhân đang điều trị ở Bệnh viện Nhi.

Họ không cô đơn…

Ngoài việc chuẩn bị tốt đội ngũ y, bác sỹ trực chuyên môn cao, cơ số thuốc, hóa chất, máu dự trữ, máy móc phục vụ cấp cứu, chế độ ăn uống hợp lý đáp ứng cho việc chăm sóc sức khỏe, hạn chế rủi ro cho bệnh nhân và đề phòng các tình huống bất ngờ có thể xảy ra, các bệnh viện còn quan tâm đến đời sống tinh thần của bệnh nhân trong những ngày tết đến, xuân về. Bệnh viện Đa khoa Nghệ An hỗ trợ bệnh nhân nằm điều trị mỗi người 50 nghìn đồng. Tại Bệnh viện Nhi Nghệ An, ngoài việc bố trí thêm 3 đội trực là vận chuyển cấp cứu, cấp cứu nội viện, cấp cứu ngoại viện luôn ở trong tư thế sẵn sàng, năm nào lãnh đạo bệnh viện cũng tổ chức chúc Tết, thăm hỏi, hỗ trợ các cháu cân đường, hộp sữa để động viên. Thạc sỹ, bác sỹ Đinh Xuân Hương - Trưởng 3 chuyên khoa Răng Hàm Mặt - Tai Mũi Họng - Mắt cho biết: Bên cạnh huy động sự đóng góp của cán bộ công nhân viên, bệnh viện còn nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân hảo tâm bên ngoài. Như tại Bệnh viện Nhi, sáng 29 Tết, các bệnh nhân “nhí” đang điều trị tại đây đã không khỏi vui mừng khi gặp “thần tượng” của mình là cầu thủ Công Vinh và một số nhà từ thiện khác đến tặng quà. Niềm vui của các em như nhân lên khi cầu thủ Công Vinh đến từng giường bệnh hỏi thăm, chia sẻ và trao quà cho các em. Gần 130 suất quà Công Vinh gửi tới cho các em... tuy giá trị chưa thật cao nhưng lại mang ý nghĩa động viên và để họ biết rằng, dù ở đâu và hoàn cảnh nào họ cũng không phải cô đơn mỗi khi Tết đến, Xuân về…

Khánh Ly- Mỹ Hà

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.