Thách thức và quyết tâm của Thổ Nhĩ Kỳ

(Baonghean) - Sau vụ tấn công đẫm máu vào hộp đêm Reina ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ lập tức siết chặt an ninh nhằm ngăn chặn những vụ việc tương tự xảy ra. Tuy nhiên, nguy cơ tấn công khủng bố vẫn đang rình rập, trong đó, Bộ Ngoại giao Anh còn chỉ rõ các cơ sở hàng không tại Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong những mục tiêu có nguy cơ cao.

Tổng thống Tayyip Erdogan tuyên bố các vụ tấn công sẽ không làm chệch hướng các mục tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ (Getty).
Tổng thống Tayyip Erdogan tuyên bố các vụ tấn công sẽ không làm chệch hướng các mục tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ (Getty).

Năm 2017 với “bóng dáng” của 2016 

Chỉ trước đó hơn 10 ngày, cả đất nước Thổ Nhĩ Kỳ đã chấn động bởi vụ ám sát Đại sứ Nga Andrei Karlov khi ông đang tham dự một triển lãm tranh tại Istanbul, tạo nên vụ việc hi hữu trong lịch sử ngoại giao thế giới.

Trong suốt một năm với quá nhiều những vụ tấn công khủng bố, đánh bom tự sát, trong đó vụ đẫm máu nhất là đánh bom tại sân bay quốc tế Antaturk khiến 36 người thiệt mạng và gần 150 người bị thương, vụ ám sát Đại sứ Nga là vụ tấn công cuối cùng khép lại một năm đầy khó khăn với Thổ Nhĩ Kỳ.

Thế nhưng, chỉ vừa bước sang năm mới hơn 1 giờ đồng hồ, vụ xả súng tại hộp đêm Reina ở thành phố Istanbul như một lời cảnh báo đanh thép với chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ rằng, bất chấp các biện pháp an ninh, tấn công khủng bố vẫn là một nguy cơ hiện hữu mà Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải đối mặt trong năm 2017. 

Trong thông điệp gửi đến người dân và truyền thông sau vụ khủng bố, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã cam kết sẽ áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo an ninh trong nước ngay từ đầu năm 2017. Hiện, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai một cuộc truy lùng quy mô lớn nhằm tìm ra thủ phạm.

Theo Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Yildirim, giới chức nước này đã phát hiện một số chi tiết về vụ xả súng nhưng vẫn chưa xác định được ai đứng sau vụ việc, song có nhiều khả năng có bàn tay của tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng trong vụ khủng bố này.

Cảnh sát chống bạo động đang được triển khai khắp Thổ Nhĩ Kỳ. 	Ảnh: CNN
Cảnh sát chống bạo động đang được triển khai khắp Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: CNN

Trong khi đó, dựa trên các thông tin tình báo, Anh đã khuyến cáo Thổ Nhĩ Kỳ về nguy cơ xảy ra tấn công khủng bố tại các cơ sở hàng không. Ngoài ra, một số vụ tấn công có thể nhằm vào những lợi ích và khách du lịch của các nước phương Tây, đặc biệt là tại các thành phố lớn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Bên cạnh hỗ trợ thông tin, hàng loạt quốc gia như Nga, Mỹ, Anh đã bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đối phó với nguy cơ tấn công khủng bố trong thời gian tới. 

Kiên định các chính sách ngoại giao

Việc Thổ Nhĩ Kỳ liên tục phải hứng chịu các vụ tấn công khủng bố trong năm 2016 và kéo dài sang năm 2017 được cho là có một phần nguyên nhân từ chính sách mà nước này đang theo đuổi tại Syria, đặc biệt là sự tham gia ngày càng tích cực trong cuộc chiến chống IS.

Trong vụ ám sát Đại sứ Nga gần đây, thủ phạm là một cựu nhân viên an ninh cũng đã từng ám chỉ động cơ “xuống tay” của hắn là do sự can dự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria. Thổ Nhĩ Kỳ đã cho phép máy bay Mỹ cất cánh từ căn cứ không quân Incirlik để tiêu diệt chiến binh IS tại Iraq và Syria. Đồng thời, cũng gia tăng nỗ lực để ngăn chặn chiến binh từ nước ngoài di chuyển qua biên giới vào Syria để bổ sung lực lượng cho IS. 

Năm 2016, chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria lại tiếp tục có sự thay đổi mang tính bước ngoặt khi chính thức tham chiến trên bộ bằng chiến dịch Lá chắn sông Euphrates từ 24/8/2016. Kể từ thời điểm đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã cùng với Nga và quân đội Syria liên minh tiêu diệt IS trên toàn lãnh thổ Syria. Cùng với việc cải thiện mạnh mẽ quan hệ với Nga và Iran - hai đồng minh thân cận nhất của Syria, thì Thổ Nhỹ Kỳ cũng đã dịu đi rất nhiều trong các yêu sách chống lại Tổng thống Syria Bashar Al Asad.

Khung cảnh sau vụ tấn công hộp đêm Reina tại Istanbul.Ảnh: AFP
Khung cảnh sau vụ tấn công hộp đêm Reina tại Istanbul. Ảnh: AFP

Thổ Nhỹ Kỳ giờ đây không còn coi mục tiêu lật đổ chế độ cầm quyền tại Syria là ưu tiên số một, thay vào đó là mục tiêu bảo đảm an ninh quốc gia trước các mối đe dọa khủng bố đến từ IS và các nhóm vũ trang người Kurd ở khu vực mà họ cho là khủng bố. Không thể phủ nhận, với sự hợp tác chặt chẽ với Nga và sau này là cả Iran, Thổ Nhĩ Kỳ có đóng góp rất nhiều trong việc dồn IS vào tình thế khó khăn.

Bởi vậy, việc Thổ Nhĩ Kỳ trở thành mục tiêu cho các đòn tấn công trả đũa của IS là điều dễ hiểu. Chuyên gia về chống khủng bố Sinan Ulgen cho rằng, với đường biên giới chung với Syria và Iraq, nơi IS đang kiểm soát một phần lãnh thổ, Thổ Nhĩ Kỳ là một địa hình dễ dàng cho hoạt động của IS - còn dễ hơn nhiều ở châu Âu. 

Thế nhưng, không có gì cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chùn bước. “Tất cả các hoạt động khủng bố sẽ không làm chệch hướng các mục tiêu mà Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt ra” - Tổng thống Erdogan tuyên bố cứng rắn như vậy sau khi xảy ra vụ tấn công vào hộp đêm Reina. Vị Tổng thống này có thể biến sự cố thành cơ hội để chứng minh cho toàn thế giới thấy đất nước Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đoàn kết và mạnh mẽ như thế nào để đối diện với những mối đe dọa mới trong năm 2017.

Thúy Ngọc

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.