Thanh Chương: Tạo bước chuyển mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp

(Baonghean) - Một trong những kết quả nổi bật, tạo dấu ấn trong nhiệm kỳ 2010 - 2015 của huyện Thanh Chương là việc hoàn thành công tác dồn điền, đổi thửa, sản lượng lương thực vượt ngưỡng 100.000 tấn, xuất hiện nhiều vùng chuyên canh quy mô sản xuất hàng hóa, nhiều trang trại, gia trại... Đó là những tiền đề quan trọng tạo bước chuyển biến trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thời gian tới. 

Tiên phong chuyển đổi ruộng đất

Đồng chí Lê Quang Đạt, Bí thư Huyện ủy Thanh Chương trao đổi: “Đối với Thanh Chương, trước mắt và lâu dài, nông nghiệp vẫn là mũi nhọn hàng đầu, quyết định cho việc đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, do vậy ngay từ đầu nhiệm kỳ, BTV Huyện ủy đã có chủ trương phải thực hiện một cuộc cách mạng “Dồn điền, đổi thửa” gắn với xây dựng nông thôn mới, do vậy huyện đã chủ động xây dựng đề án, cử đoàn đi tham quan, học tập kinh nghiệm, làm tờ trình xin tỉnh cho huyện làm thí điểm đầu tiên”.

Vườn ươm chè của ông Vi Văn Hòa ở bản Tả Xiêng, xã Ngọc Lâm.
Vườn ươm chè của ông Vi Văn Hòa ở bản Tả Xiêng, xã Ngọc Lâm.


Ngay sau khi BTV Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị 08- CT/TU về vận động nông dân “dồn điền, đổi thửa” đã thôi thúc tinh thần “xuống đồng”, cải tạo đồng ruộng của các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở và người dân trên địa bàn huyện Thanh Chương. Với phương châm huyện ra chủ trương, các đảng bộ xã có nghị quyết chuyên đề, lấy xóm và xã làm đơn vị chuyển đổi, thống nhất phương pháp phân chia tỷ lệ theo “hệ số K” tùy đất tốt hay xấu, địa hình thuận lợi hay khó khăn... quyết tâm thực hiện mục tiêu giảm xuống còn từ 1 - 2 vùng sản xuất/hộ.  Kết quả sau chuyển đổi, bình quân số vùng/ hộ đã giảm xuống từ 5,7 vùng/hộ xuống còn 2,33 vùng/hộ, xây dựng được kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh với số lượng: mở mới 293 km, làm mới 52 km kênh mương, lắp đặt trên đồng ruộng 41.253 cống giao thông, thủy lợi, tổng số tiền huy động từ nhân dân để đóng góp làm giao thông, thủy lợi nội đồng trên 39 tỷ đồng.

Việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, tạo bước phát triển mạnh với tổng số máy nông nghiệp là 1.699 chiếc, tăng 637 chiếc so với trước chuyển đổi; tăng thêm 206 trang trại, gia trại. Như vậy, trong điều kiện một huyện có tỷ trọng nông nghiệp chiếm hơn 50% cơ cấu nền kinh tế, thì dồn điền, đổi thửa thành công đã thực sự là cuộc cách mạng để “cởi trói” cho nền sản xuất còn manh mún, tiến đến sản xuất quy mô hàng hóa.


Hình thành vùng chuyên canh hàng hóa

Chúng tôi về xã Thanh Liên, thăm những cánh đồng sau chuyển đổi ruộng đất thuộc vùng Cửa Đền, Cửa Sen, vùng Máng, vùng Màu... Những vùng đồng sâu trũng thường hay ngập úng, cho năng suất lúa thấp trước đây, nhờ chuyển đổi ruộng đất nên nay đã hình thành những trang trại tổng hợp cho hiệu quả kinh tế cao. Vào thăm trang trại của vợ chồng anh Phạm Văn Dũng và chị Nguyễn Thị Phương, trên diện tích chỉ hơn 1,3 ha, ngoài cơ cấu trồng lúa 1 vụ và nuôi cá, anh chị đã đầu tư nuôi đến 500 con gà thịt, 30 con lợn thịt, lợn nái cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Chị Phương cho biết: Trước khi nhận khoán vùng đất này, hoàn cảnh gia đình khó khăn, đất đai ít, lại manh mún nên phải đi làm thuê nhưng nhờ tích tụ ruộng đất, có diện tích lớn, gia đình phát triển kinh tế trang trại nên cuộc sống đã khá lên nhiều.

Đồng chí Đinh Viết Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Liên cho biết: “Thanh Liên là một xã miền núi thuộc khu vực II, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nhưng đất đai manh mún, nhỏ lẻ. Nhờ thực hiện chủ trương chuyển đổi ruộng đất đã thực sự thay đổi hoàn toàn hiện trạng đồng ruộng, hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng và kết quả chuyển đổi bình quân hiện nay chỉ còn 1,89 vùng/hộ, hình thành thêm 23 trang trại, gia trại, một số vùng chuyên canh rau, màu cho hiệu quả kinh tế cao”.

Còn tại xã Thanh Văn, kết quả rõ nét sau chuyển đổi ruộng đất là đã đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính. Cứ vào độ tháng 10, tháng 11, khắp xứ đồng trên địa bàn xã, một màu xanh của cây vụ đông nào ngô, đậu, lạc, khoai... phủ kín khắp cả diện tích đất 2 lúa. Trên những con đường nội đồng thoáng rộng, xe của các thương lái vào “ăn hàng” liên tục, niềm phấn khởi hiện lên trên từng khuôn mặt của các nông hộ. Theo chân Bí thư Đảng ủy Nguyễn Văn Thùy, chúng tôi đến những vùng rau màu vụ đông xanh tốt từ đồng Vân Bình chuyên trồng đậu cô ve sang vùng đồng Bến Cát chuyên trồng khoai lang chất lượng cao rồi ngược vùng đồng Đung Đung, nơi đang thí điểm mô hình khôi phục lại lạc cúc thương phẩm.

Thanh Văn là xã có diện tích vụ đông lớn nhất huyện, sau dồn điền, đổi thửa diện tích từ 70 ha lên 130 ha. Để ổn định sản xuất vụ đông, xã duy trì, phát huy hiệu quả hoạt động của HTX với việc thực hiện tốt chức năng dịch vụ “đầu vào” cho sản xuất và “đầu ra” cho sản phẩm, đảm bảo kết nối bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho các nông hộ, đồng thời chuyển giao kỹ thuật những giống mới, nhân rộng mô hình đối chứng trên đồng ruộng. Sự chuyên nghiệp từng công đoạn trong sản xuất nông nghiệp cho thấy tính ổn định, bền vững của nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô, hiệu quả.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội huyện lần thứ XXIX, trên lĩnh vực nông nghiệp, điều đáng ghi nhận của huyện Thanh Chương là năng suất lúa vào tốp đầu của tỉnh, luôn đạt mức cao từ 64 tạ/ha đến 67 tạ/ha, tạo sản lượng lương thực vượt ngưỡng 100.000 tấn lương thực và duy trì các năm liên tục sau khi thực hiện chuyển đổi ruộng đất. Diện tích vụ đông theo đó cũng tăng lên đạt trên 3.000 ha. Những cánh đồng ngô đông, rau màu, khoai lang siêu củ... trên đất 2 lúa đã khẳng định hiệu quả sau chuyển đổi ruộng đất càng rõ nét. Đồng chí Lê Đình Thanh, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: Từ kết quả của việc chuyển đổi ruộng đất, đang tạo những điều kiện rất thuận lợi để Thanh Chương ổn định, đảm bảo an ninh lương thực, tiếp tục xây dựng những cánh đồng chuyên canh hàng hóa hiệu quả kinh tế cao, đưa cơ giới vào các công đoạn trong quy trình sản xuất, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong ngành Nông nghiệp cũng như trong nền kinh tế toàn huyện.


Bài, ảnh: Hữu Nghĩa

tin mới

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.