Thảo luận tổ 6: Sôi nổi các vấn đề an ninh trật tự và bảo hiểm xã hội

14/12/2016 19:02

(Baonghean.vn) – Chiều 14/12, Kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVII bước vào phiên thảo luận tổ.

>>>Bội chi Quỹ BHYT

>>>Nhận rõ thực trạng, hướng đến sự bền vững trong xây dựng nông thôn mới

Tham gia thảo luận tại tổ 6 gồm các đại biểu HĐND tỉnh ở các đơn vị bầu cử huyện Tương Dương, Thanh Chương, Tân Kỳ; các đại biểu Quốc hội khóa XIV được bầu ở 3 huyện trên; Lãnh đạo UBKT tỉnh ủy, Sở Tài chính, Sở Giao thông Vận tải, Thanh tra tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Hội LHPN, Hội Nông dân tỉnh, Ngân hàng Ngoại thương Vinh.

Ông Nguyễn Hữu Vinh – Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Thanh Chương điều hành phiên thảo luận tại tổ 6.

Đại biểu Nguyễn Hữu Vinh Ông Nguyễn Hữu Vinh – Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Thanh Chương chủ trì phiên thảo luận tại tổ 6.
Đại biểu Nguyễn Hữu Vinh – Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Thanh Chương điều hành phiên thảo luận tại tổ 6.

Tại phiên thảo luận của tổ 6, các đại biểu tham gia đã tiến hành đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2016; nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; các dự thảo nghị quyết trình kỳ họp; hoạt động của HĐND tỉnh và về công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh... Đồng thời, nêu các ý kiến, kiến nghị liên quan đến nhiều lĩnh vực.

Trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm - ngư, đại biểu Trần Đình Toàn – Phó Ban Pháp chế HĐND tỉnh nêu rõ: Hiện tại, nông dân đang gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để tăng hiệu quả sản xuất, chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ nguồn vốn của Nhà nước. Sở NN&PTNT cần tính toán, tham mưu xây dựng chính sách để tỉnh cân đối nguồn lực, hỗ trợ về cây trồng vật nuôi cho các đối tượng này.

Sản xuất mía trên cánh đồng mẫu lớn ở Nghĩa Đồng - Tân Kỳ.
Sản xuất mía trên cánh đồng mẫu lớn ở Nghĩa Đồng - Tân Kỳ. Ảnh tư liệu.

Tương tự, đại biểu Phạm Văn Hóa – Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ đề nghị: Nghệ An cần có những chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp hiện đại, quy mô lớn như hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư hạ tầng nhiều hơn. Nền sản xuất nông nghiệp lớn sẽ góp phần giúp Nhà nước đỡ bao cấp, đỡ nặng gánh bộ máy nhân lực... Hiện nay, mâu thuẫn tranh chấp đất đai, đặc biệt là đất lâm nghiệp trong nhân dân còn lớn do các yếu tố quản lý mang tính lịch sử. Việc chuyển đổi bìa đất cho người dân vẫn còn chậm. Cần phải có sự điều tra, lập lại hồ sơ để chấn chỉnh việc này.

Cam đang được trồng nhiều ở Qùy Hợp, Con Cuông, Nghĩa Đàn
Cần phải xây dựng thương hiệu cam Vinh phát triển bền vững. Ảnh tư liệu.

Đại biểu Trương Văn Hùng - Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty VTNN Nghệ An bày tỏ: Tỉnh cần hỗ trợ nhiều hơn việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn với các chính sách hợp lý; cần có định hướng, quy hoạch vùng rõ rệt. Bây giờ, ở tỉnh, vùng nào và huyện nào cũng phát triển trồng cam. Tương lai gần, sản phẩm cam quá nhiều dẫn đến giá thấp và thậm chí không có nơi tiêu thụ.

Trong xây dựng nông thôn mới, đại biểu Trần Đình Toàn nêu rõ: Thời gian qua, Nghệ An đã làm rất tốt việc hỗ trợ xi măng xây dựng nông thôn mới, thời gian tới đề nghị tỉnh tiếp tục phát huy, bố trí nguồn lực để thực hiện tốt điều này.

Cũng ở lĩnh vực này, đại biểu Nguyễn Văn Hải – Chủ tịch UBND huyện Tương Dương bày tỏ băn khoăn: UBND tỉnh cần báo cáo rõ vấn đề nợ đọng cơ bản, nhất là nợ trong xây dựng nông thôn mới, phân tích làm rõ việc này có gây ảnh hưởng gì đến việc hơn 600 doanh nghiệp đóng mã số thuế hay không khi mà rất nhiều doanh nghiệp đã và đang vay vốn ngân hàng để hoạt động.

Đại biểu Nguyễn Văn Hải nêu ý kiến: Cần hủy bỏ quy hoạch vùng nguyên liệu của các nhà máy không hoạt động; Không cho phép đầu tư xây dựng thêm thủy điện.
Đại biểu Nguyễn Văn Hải nêu ý kiến: Cần hủy bỏ quy hoạch vùng nguyên liệu của các nhà máy không hoạt động; không cho phép đầu tư xây dựng thêm dự án thủy điện.

Trong việc khai thác khoáng sản, xây dựng vùng nguyên liệu và thực hiện dự án thủy điện, đại biểu Trần Đình Toàn đề nghị: “Nhu cầu khai thác cát sỏi để phục vụ xây dựng là luôn cần thiết, tỉnh cần có giải pháp hài hòa cân đối giữa lợi ích của người dân ở vùng thiệt hại, lợi ích của doanh nghiệp và sự phát triển bền vững của môi trường”.

Đại biểu Nguyễn Văn Hải đề nghị: “Cần hủy bỏ quy hoạch vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp không hoạt động, đơn cử là Nhà máy giấy Tân Hồng nằm giữa huyện Con Cuông và Tương Dương. Huyện Tương Dương có 13.000 ha đất quy hoạch vùng nguyên liệu giấy thế nhưng, 10 năm nay nhà máy không hoạt động, người dân và huyện muốn sử dụng đất này để liên kết phát triển thì vướng quy hoạch”.

Đại biểu Hải kiến nghị thêm: “Doanh nghiệp thủy điện chiếm dụng vốn, khi đã đi vào hoạt động rồi nhưng tiền đề bù cho dân thì nợ chây ì. Doanh nghiệp thủy điện chưa làm tốt việc điều tiết xả lũ gây nguy cơ cho cả vùng thượng lưu và lẫn hạ lưu. Đề nghị tỉnh không cho phép đầu tư thêm việc xây dựng bất cứ thủy điện nào nữa”.

Nghệ An hiện có quá nhiều dự án thủy điện.
Nghệ An hiện có quá nhiều dự án thủy điện. Ảnh tư liệu.

Liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, đại biểu Hồ Đình Trung – Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh nêu rõ: Những con số cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 1.773 doanh nghiệp, vốn điều lệ đăng ký bình quân 3,7 tỷ đồng/doanh nghiệp là không đáng tin cây khi các thông tin này do doanh nghiệp tự kê khai, cơ quan nhà nước khó thẩm định. Việc đua những con số này vào báo cáo để cân đối việc phát triển kinh tế - xã hội là chưa chính xác.

Trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo, đại biểu Tăng Ngọc Tuấn – Viện trưởng Viện KSND tỉnh nêu ý kiến: Việc sắp xếp lại cán bộ giáo viên là hợp lý song cần thực hiện linh hoạt, không để tình trạng thầy giáo dạy sử xuống đút cơm cho trẻ mầm non. Ngành giáo dục cần tranh thủ sự đồng cảm của xã hội.

Ở lĩnh vực y tế, đại biểu Nguyễn Văn Hải nêu thực trạng: Hiện nay, phòng khám đa khoa khu vực Huồi Tụ - Phà Đánh (Kỳ Sơn) đã đầu tư hoàn thành nhưng bỏ hoang không hoạt động, ngành y tế cần nghiên cứu giải pháp khắc phục. Và với lĩnh vực ATTP, tỉnh cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhiều hơn. Mỗi năm trung bình huyện có 03 đoàn thanh, kiểm tra liên ngành của tỉnh về kiểm tra, kiểm soát nhưng trong khi các sản phẩm đá lạnh, nước đóng chai lại sử dụng hàng ngày – các mặt hàng này đều thuộc thẩm quyền kiểm tra của các cơ quan cấp tỉnh. Nên chăng có sự phân quyền cho cấp huyện?

Cũng ở lĩnh vực này, đại biểu Phạm Văn Hóa cũng nêu lên thực trạng ngành y tế đã đưa rất nhiều bác sĩ về tăng cường công tác tại Trạm y tế xã nhưng các bác sĩ về được ít ngày mang tính “điểm danh” chứ không hoạt động khám chữa bệnh thường xuyên tại trạm.

Trong việc đảm bảo an sinh xã hội, đại biểu Trần Kim Lộc – Chánh Văn phòng HĐND tỉnh đề nghị: Tỉnh Nghệ An cần có lộ trình cụ thể trong việc “trả nợ” tiền chính sách cho các đối tượng người có công như hỗ trợ nhà ở, tiền huân chương, bằng khen ngay trong năm 2017.

Các đại biểu Hồ Đình Trung – Chánh án TAND tỉnh, Tăng Ngọc Tuấn – Viện trưởng Viện KSND tỉnh cho rằng: So sánh tổng số thu BHXH toàn tỉnh là 4.535,38 tỷ đồng, đạt 100% so với dự toán BHXH Việt Nam và tổng số nợ toàn tỉnh là 117, 93 tỷ đồng... chứng tỏ chỉ tiêu giao thu không sát, ngành chưa tham mưu tốt cho BHXH Việt Nam và UBND tỉnh.

Doanh nghiệp làm thủ tục BHXH tại BHXH huyện Nghi Lộc.
Doanh nghiệp làm thủ tục BHXH tại BHXH huyện Nghi Lộc. Ảnh tư liệu.

Các đại biểu đặt ra vấn đề trách nhiệm của BHXH tỉnh trong việc thu hồi nợ đã tích cực, theo sát doanh nghiệp để đôn đốc hay chưa? Tại sao mấy năm nay không thấy BHXH tỉnh thực hiện khởi kiện để Tòa án xử, thi hành án dân sự bán tài sản nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động?

Liên quan đến công tác quản lý nhà nước, đại biểu Lương Thanh Hải – Trưởng Ban dân tộc miền núi tỉnh nêu lên thực trạng: Hiện nay nhiều xã, huyện chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ làm chủ đầu tư khi để đơn vị thi công làm sai, không đúng các hạng mục công trình. Khi thanh tra vào chỉ ra sai phạm, huyện xã lại đứng ra xin cho đơn vị thi công...

Bên cạnh đó, có những huyện, xã, khi báo cáo kết quả xây dựng nông thôn mới thì giảm tỷ lệ hộ nghèo, khi có chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 207-2020 lại muốn điều chỉnh tăng tỷ lệ hộ nghèo lên. Ý thức này đang làm mất đi ý nghĩa của chính sách.

Đại biểu Tăng NGọc Tuấn nêu rõ: Nghệ An đang có số vụ trọng án đứng thứ 5 toàn quốc.
Đại biểu Tăng Ngọc Tuấn nêu rõ: Nghệ An đang có số vụ trọng án đứng thứ 5 toàn quốc.

Nóng nhất trong phiên thảo luận tại tổ 6 đó là vấn đề an ninh trật tự. Đại biểu Trần Đình Toàn nêu: Tình hình an ninh trật tự, tình trạng vi phạm pháp luật đang diễn biến phức tạp. Đơn cử, trong năm 2016 có tới gần 300 vụ, 1.346 bị cáo phải ra trước vành móng ngựa vì phạm tội đánh bạc. Người dân vi phạm chứng tỏ việc tuyên truyền giáo dục pháp luật của tỉnh đang còn hạn chế, hình thức, cần làm tốt công tác này để phòng ngừa tội phạm.

Đại biểu Tăng Ngọc Tuấn cho hay: Tình hình tội phạm đang ngày càng gia tăng, Nghệ An đang đứng thứ 5 toàn quốc về các vụ án. Tính riêng cố ý gây thương tích thì có 151 vụ, giết người 28 vụ, tội phạm ma túy tăng 122 vụ so với năm ngoái. Ngăn ngừa các vụ trọng án có thể xảy ra trong thời gian tới, ngành y tế cần tham mưu cho tỉnh làm tốt công tác quản lý bệnh nhân tâm thần; Lực lượng biên phòng, công an, hải quan và các lực lượng khách cần tăng cường giám sát, quản lý vật liệu nổ, ngăn chặn vũ khí nóng xâm nhập, lưu hành.

Đại biểu Hồ Đình Trung nêu rõ: Ở thành thị, tình trạng hành lang giao thông đang bị xâm hại, chiếm dụng kinh doanh tràn lan. Người đi bộ mất phần đường, lấn xuống đường của xe cơ giới. Tương tự, trên quốc lộ 1 đoạn các qua các xã Diễn Hồng, Diễn Ngọc (Diễn Châu), Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu), việc chấn chỉnh an toàn hành lang giao thông vẫn như “cóc bỏ đĩa”. Các ngành chức năng cần có giải pháp chấn chỉnh bền vững.

Đại biểu Hồ Đình Trung cảnh báo: Liên quan đến việc giải quyết vấn đề giải phóng mặt bằng thi công quốc lộ 1A, tỉnh nếu không có giải pháp thực hiện sớm sẽ xảy ra điểm nóng khiếu kiện đông người, vượt cấp.

Liên quan đến chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017, nhiều đại biểu cho răng việc xác định chỉ tiêu tốc độ tăng tưởng GRDP đạt 8% - 9% là chưa sát, việc đặt ra giao động 1% là quá rộng và tỉnh cần có thêm các giải pháp căn cơ để thực hiện chỉ tiêu này./.

Thanh Sơn

Bạn đọc có thể gửi ý kiến tới Kỳ họp thứ 3 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa 17

[kien_nghi_hoi_dong]

TIN LIÊN QUAN

Thảo luận tổ 6: Sôi nổi các vấn đề an ninh trật tự và bảo hiểm xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO