Thế giới tuần qua qua ảnh

12/07/2015 17:21

(Baonghean.vn) - Cùng Báo Nghệ An Điện tử điểm lại những sự kiện nổi bật nhất trong vòng 7 ngày qua.

1. Phillipines kiện Trung Quốc về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông

Trong vấn đề Biển Đông, Phillipines vốn dĩ là nước phản đối Trung Quốc gay gắt nhất. Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, thậm chí cả những khu vực sát bờ của các nước láng giềng như Philippines, Việt Nam. Manila đã đệ đơn kiện lên tòa án Liên Hợp Quốc từ tháng 1/2013 nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh là vô giá trị và trái với luật pháp quốc tế.

Tuy nhiên, Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện và kiên quyết giải quyết tranh chấp theo hướng song phương. Nhưng trong thời gian gần đây, Manila đã quyết định không thể nhượng bộ thêm và gay gắt kiện Trung Quốc về vụ "đường lưỡi bò".

Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario sẽ dẫn đầu phái đoàn tham dự vụ kiện đến tòa án tại The Hague, Hà Lan, là trụ sở của Tòa án Trọng tài Thường trực Liên Hiệp Quốc Nguồn: AP
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario sẽ dẫn đầu phái đoàn tham dự vụ kiện đến tòa án tại The Hague, Hà Lan, là trụ sở của Tòa án Trọng tài Thường trực Liên Hiệp Quốc. Nguồn: AP

Tòa án đã bắt đầu mở vụ kiện vào thứ tư vừa rồi, Theo thông cáo báo chí của PCA, phiên điều trần không được công khai, tuy nhiên tòa án cho phép các nước Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Nhật Bản, cử phái đoàn đến với tư cách là quan sát viên.

Ảnh 1.2: Phái đoàn Philippines dự vụ kiện tại Hà Lan  Nguồn: Rappler
Phái đoàn Philippines dự vụ kiện tại Hà Lan Nguồn: Rappler
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình tuyên bố đã cử phái đoàn sang tham dự phiên điều trần của Philippines tại Hà Lan.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình tuyên bố đã cử phái đoàn sang tham dự phiên điều trần của Philippines tại Hà Lan.

Được biết, Philipines đã chuẩn bị rất kỹ càng cho vụ kiện này nhằm chiến thắng Trung Quốc. Philippines đưa tới phiên tòa một đội ngũ hùng hậu, gồm các nhân vật cấp cao từ ba cơ quan chính phủ nước này, do luật sư nổi tiếng quốc tế Paul Reichler dẫn đầu, theo Rappler. Luật sư Philippines Florin Hilbay cùng ông Reichler sẽ đại diện trình bày quan điểm của Manila trước tòa.

Philippines đưa tới phiên tòa một đội ngũ hùng hậu, gồm các nhân vật cấp cao từ ba cơ quan chính phủ nước này, do luật sư nổi tiếng quốc tế Paul Reichler dẫn đầu, theo Rappler. Luật sư Philippines Florin Hilbay cùng ông Reichler sẽ đại diện trình bày quan điểm của Manila trước tòa. Toàn bộ đội ngũ phái đoàn và luật sư của Philippines  Nguồn: PCA
Philippines đưa tới phiên tòa một đội ngũ hùng hậu, gồm các nhân vật cấp cao từ ba cơ quan chính phủ nước này, do luật sư nổi tiếng quốc tế Paul Reichler dẫn đầu, theo Rappler. Luật sư Philippines Florin Hilbay cùng ông Reichler sẽ đại diện trình bày quan điểm của Manila trước tòa. Toàn bộ đội ngũ phái đoàn và luật sư của Philippines Nguồn: PCA

Về phía Trung Quốc, mặc dù tuyên bố không chấp nhận phán quyết của Tòa trọng tài thường trực Liên Hợp Quốc và không tham gia vụ kiện của Philippines nhưng Trung Quốc vẫn đẩy mạnh "vận động hành lang" để giành giật lợi thế. Đại sứ quán Trung Quốc tại The Hague còn thành lập hẳn một đường dây liên lạc chính thức với tòa án.


Trước những diễn biến mới này, Tòa Trọng tài Thường trực yêu cầu Philippines điều trần lần hai vào đầu tuần tới trước khi quyết định có đủ thẩm quyền xem xét vụ kiện "đường lưỡi bò".


Theo đó, Tòa án sẽ xác định xem phía Trung Quốc hay Philippines có quyền sở hữu đối với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, ở Biển Đông, nơi có những tuyến vận tải đường biển quan trọng đối với thương mại thế giới.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario (giữa) trong buổi điều trần hôm 8/7.  Liệu khi được trao cơ hội lần thứ hai, Philippines sẽ chiến thắng được Trung Quốc?  Nguồn: Rappler
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario (giữa) trong buổi điều trần hôm 8/7. Liệu khi được trao cơ hội lần thứ hai, Philippines sẽ chiến thắng được Trung Quốc? Nguồn: Rappler

2. Tổng Bí Thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng có chuyến viếng thăm Hoa Kỳ

Vào đầu tuần vừa rồi, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ, nhằm tăng cường và củng cố mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, tròn 20 năm kể từ khi Mỹ tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng. Tổng bí thư gọi đây là cuộc gặp thú vị mà cách đây 20 năm không ai có thể hình dung được  Nguồn: Reuters
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng. Tổng bí thư gọi đây là cuộc gặp thú vị mà cách đây 20 năm không ai có thể hình dung được . Nguồn: Reuters


Hai nhà lãnh đạo chia sẻ quan điểm về cách giải quyết tranh chấp Biển Đông và ra Tuyên bố chung về Tầm nhìn quan hệ Việt - Mỹ, khẳng định làm sâu sắc hơn mối quan hệ Đối tác toàn diện trong nhiều lĩnh vực.

Hai nhà lãnh đạo chia sẻ quan điểm về cách giải quyết tranh chấp Biển Đông và ra Tuyên bố chung về Tầm nhìn quan hệ Việt - Mỹ, khẳng định làm sâu sắc hơn mối quan hệ Đối tác toàn diện trong nhiều lĩnh vực.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Obama bắt tay nhau sau cuộc gặp ở Phòng Bầu dục. Nguồn: Reuters

Bên cạnh đó, Trưa 7/7, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dự tiệc chiêu đãi của chính quyền Mỹ do phó Tổng thống Joe Biden chủ trì tại Bộ Ngoại giao Mỹ.  Nguồn: AFP
Bên cạnh đó, Trưa 7/7, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dự tiệc chiêu đãi của chính quyền Mỹ do phó Tổng thống Joe Biden chủ trì tại Bộ Ngoại giao Mỹ. Nguồn: AFP

Theo các nguồn tin, những vấn đề chính được thảo luận của hai bên trong chuyến viếng thăm này là hướng tới tương lai quan hệ song phương và phát huy quan hệ Đối tác Toàn diện, hai nước khẳng định tiếp tục triển khai quan hệ sâu sắc, bền vững, và thực chất, trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế và thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Bên cạnh đó, vấn đề Biển Đông cũng là một vấn đề chính trị được hai bên bàn luận.

Sau Tổng thống Obama và Phó Tổng thống Joe Biden, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có cuộc gặp mặt và làm việc với Thượng Nghị sỹ John Mccain. Ông McCain nhấn mạnh với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng Việt Nam và Mỹ còn nhiều dư địa để phát triển, đòi hỏi hai bên cần tiếp tục nỗ lực để phát huy các dư địa đó. Phía Mỹ sẵn sàng tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh  Nguồn: AFP
Sau Tổng thống Obama và Phó Tổng thống Joe Biden, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có cuộc gặp mặt và làm việc với Thượng Nghị sỹ John Mccain. Ông McCain nhấn mạnh với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng Việt Nam và Mỹ còn nhiều dư địa để phát triển, đòi hỏi hai bên cần tiếp tục nỗ lực để phát huy các dư địa đó. Phía Mỹ sẵn sàng tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh Nguồn: AFP

New York Times nhấn mạnh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới thăm Nhà Trắng và gặp Tổng thống Obama trong bối cảnh hai nước chuẩn bị kỷ niệm 20 năm ngày chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Sự kiện này còn diễn ra 40 năm sau khi chiến tranh kết thúc. Tất cả cho thấy chiều sâu của sự hóa giải trong mối quan hệ Việt-Mỹ.

Ngoài ra, hàng loạt tờ báo, hãng tin lớn của nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực cũng rất quan tâm tới cuộc gặp của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Obama. Hầu hết các báo gọi đây là "sự kiện bước ngoặt" trong quan hệ Việt-Mỹ.

Ngoài ra, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã có cuộc trò chuyện thân tình với cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton, người ra quyết định bình thường hóa quan hệ với Việt Nam 20 năm trước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn tình cảm và những đóng góp quan trọng của cựu tổng thống Clinton và phu nhân đối với sự phát triển quan hệ mọi mặt giữa Việt Nam và Mỹ trong 20 năm qua. Ông luôn coi ông bà Clinton là những người bạn lớn của nhân dân Việt Nam. Tổng bí thư tặng quà lưu niệm cho cựu tổng thống Mỹ  Nguồn: AFP
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn tình cảm và những đóng góp quan trọng của cựu tổng thống Clinton và phu nhân đối với sự phát triển quan hệ mọi mặt giữa Việt Nam và Mỹ trong 20 năm qua. Ông luôn coi ông bà Clinton là những người bạn lớn của nhân dân Việt Nam. Tổng bí thư tặng quà lưu niệm cho cựu tổng thống Mỹ Nguồn: AFP

3. Triều Tiên bổ nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng mới

Truyền thông quốc gia Triều Tiên hôm nay công bố một tướng 4 sao là tân Bộ trưởng Quốc phòng, ba tháng sau khi người tiền nhiệm của ông này được cho là bị thanh trừng và xử tử.

Hãng thông tấn KCNA nhắc đến tướng Pak Yong Sik là "người đứng đầu Bộ Lực lượng Vũ trang Nhân dân" trong một bản tin về cuộc hội đàm giữa giới chức Triều Tiên và chính phủ Lào.

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Pak Yong Sik  Nguồn: Yonhap
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Pak Yong Sik Nguồn: Yonhap

Đây là đầu tiên nước này xác nhận việc thay thế ông Hyon Yong Chol, người bị cho là thanh trừng và xử tử hồi tháng 4. Tình báo Hàn Quốc cho hay ông bị cách chức vì bất tuân lệnh và ngủ gật trong cuộc họp do Kim Jong-un chủ trì, nhưng không thể xác nhận liệu ông đã bị tử hình hay chưa.

4. Malaysia muốn lập tòa án quốc tế về MH17 tròn một năm sau ngày tai nạn

Malaysia đề nghị Liên Hợp Quốc thiết lập tòa án quốc tế xét xử những kẻ bị nghi bắn hạ máy bay chở khách ở đông Ukraine hồi năm ngoái, nhưng bị Nga bác bỏ.

Malaysia, một nước thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, hôm 8/7 phát đi dự thảo nghị quyết, hy vọng nó sẽ được thông qua cuối tháng này, các nhà ngoại giao cho hay. Đây là đề xuất chung của Malaysia, Australia, Hà Lan, Bỉ và Ukraine. Chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines được cho là bị bắn hạ vào tháng 7/2014 khi chở 298 người trên khoang, trong đó đa số là người Hà Lan. Nó rơi xuống vùng lãnh thổ do phe ly khai thân Nga kiểm soát ở đông Ukraine.

 Hiện trường xác máy bay Malaysia Airlines tại đông Ukraine hồi năm ngoái. Đã tròn một năm kể từ ngày tai nạn thảm khốc này diễn ra, tuy nhiên sự thật vẫn chưa được làm sáng tỏ.  NguồnL Reuters
Hiện trường xác máy bay Malaysia Airlines tại đông Ukraine hồi năm ngoái. Đã tròn một năm kể từ ngày tai nạn thảm khốc này diễn ra, tuy nhiên sự thật vẫn chưa được làm sáng tỏ. NguồnL Reuters

Nga là thành viên thường trực có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên, cùng Pháp, Anh, Nga và Mỹ. Do đó, nước này có quyền chặn đề xuất nếu bỏ phiếu.


Các nước Ukraine và phương Tây cáo buộc phe ly khai ở đông Ukraine bắn rơi máy bay bằng tên lửa do Nga sản xuất. Nhưng Moscow bác bỏ cáo buộc cho rằng nước này cung cấp hệ thống tên lửa phòng không SA-11 Buk cho phe ly khai.

 Đến ngôi làng Grabovo, cách Rozsypne - nơi xảy ra tai nạn không xa, vào những ngày này, người ta không thể nhận ra rằng nơi đây từng là hiện trường tai nạn với hàng loạt mảnh vỡ máy bay cháy xém và xác người la liệt. Song, những gì gợi nhớ về thảm kịch, như các biển báo hay đài tưởng niệm, vẫn còn.
Đến ngôi làng Grabovo, cách Rozsypne - nơi xảy ra tai nạn không xa, vào những ngày này, người ta không thể nhận ra rằng nơi đây từng là hiện trường tai nạn với hàng loạt mảnh vỡ máy bay cháy xém và xác người la liệt. Song, những gì gợi nhớ về thảm kịch, như các biển báo hay đài tưởng niệm, vẫn còn. "Hãy dừng chân và cầu nguyện. Hãy cảm nhận dòng chảy của thời gian. Chiếc máy bay Boeing gặp nạn tại đây. Vào giây phút đó, nhiều sinh mạng đã bị cướp đi", một tấm biển viết. Nguồn: Mirror

Cũng vào thời điểm này, tại Malaysia đã diễn ra buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Trong buổi lễ, Thủ tướng Malaysia Najib Razak gửi lời chia buồn tới các thân nhân và tái khẳng định cam kết tìm ra những kẻ chịu trách nhiệm trong vụ việc này.

Người thân của các nạn nhân cầu nguyện trong lễ tưởng niệm  Nguồn: Reuters
Người thân của các nạn nhân cầu nguyện trong lễ tưởng niệm Nguồn: Reuters

Nhật Minh (tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN



Mới nhất
x
Thế giới tuần qua qua ảnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO