Thế giới tuần qua qua ảnh
(Baonghean.vn)- Cùng Báo Nghệ An Điện tử điểm lại những sự kiện nổi bật nhất trong vòng bảy ngày qua
1. "Ngày thứ Sáu" kinh hoàng với khủng bố
Tuần vừa rồi, cả thế giới đã một phen khiếp sợ khi chỉ trong ngày thứ Sáu 26/6, những vụ tấn công khủng bố xảy ra đồng loạt trên cả ba châu lục : Pháp (châu Âu), Tunisia (châu Phi) và Kuwait (châu Á). Đáng chú ý là cả ba cuộc tấn công chỉ sau một ngày Nhà nước Hồi giáo IS xúi giục tấn công trong tháng lễ Ramadan, là dấu hiệu cho thấy nhóm cực đoan này ngày càng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ.
Bản đồ cho thấy 3 vị trí của 3 cuộc tấn công chỉ trong vỏn vẹn một ngày. Pháp, Tunisia và Kuwait là 3 quốc gia không may trở thành lựa chọn của các tổ chức khủng bố. Nguồn: CNN |
Vụ thứ nhất là đánh bom tự sát tại nhà thờ Hồi giáo Imam Sadiq tại thủ đô Kuwait.
Hiện trường vụ đánh bom tại Nhà thờ Hồi giáo. Kẻ khủng bố đánh bom tự sát làm 27 người chết và hơn 200 người bị thương. Đây là vụ đánh bom tự sát đầu tiên nhằm vào đền thờ Hồi giáo dòng Shiite ở quốc gia xuất khẩu dầu mỏ này. Nguồn: EPA |
Lúc xảy ra vụ đánh bom, trong giáo đường có tới gần 2.000 người đang cầu nguyện. Ngay lập tức, Nhà nước Hồi giáo IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ đánh bom này và cho biết kẻ đánh bom liều chết là Abu Suleiman al-Muwahed. IS thông báo trên mạng xã hội rằng al-Muwahed đã nhằm vào "một ngôi đền của những kẻ bội giáo", cụm từ ám chỉ người theo Hồi giáo dòng Shiite. Nguồn: Reuters |
Đây chỉ là một trong số hơn 200 nạn nhân của cuộc đánh bom đẫm máu này. Nguồn: Reuters. |
Bộ trường Bộ Thông tin Kuwait Sheikh Salman al-Humoud al-Sabah đã phải đích thân an ủi những người theo đạo ngoài Nhà thờ Hồi giáo Imam Sadiq sau vụ tấn công. Nguồn: EPA. |
Vụ tấn công thứ hai là cuộc xả súng. Một tay súng tấn công khách sạn Riu Imperial Marhaba ở khu nghỉ mát Sousse, phát ngôn viên Bộ Nội vụ nước này thông báo. Bộ cho biết ít nhất 37 người thiệt mạng, trong đó có công dân Anh, Bỉ, Đức. Ít nhất 36 người bị thương trong vụ tấn công.
Cảnh sát áp giải một người bị tình nghi có liên quan đến vụ tấn công khách sạn ở Tunisial. Nguồn: Reuters |
Cảnh sát áp giải một người bị tình nghi có liên quan đến vụ tấn công khách sạn ở Tunisia. Phần lớn những nạn nhân là công dân Anh. Tạp chí The Sun của nước này đã gọi đây là một "cuối tuần đen tối". |
Hiện trường vụ xả súng tại Sousse. Nguồn: Reuters |
.Cảnh sát và xe cứu thương đã ngay lập tức có mặt tại hiện trường. Tuy nhiên họ vẫn không thể cứu sống được 37 người bị thiệt mạng. IS cũng đã thừa nhận mình đứng đằng sau vụ xả súng này. Nguồn: RT |
Tại Pháp, những kẻ tấn công xông vào một nhà máy hóa chất công nghiệp của Mỹ gần Lyon, chặt đầu một người và âm mưu làm nổ nhà máy. Giới chức Pháp xác định đây là một vụ tấn công khủng bố.
Vụ việc khiến nhiều người bị thương. Theo thông tin của cảnh sát địa phương, họ phát hiện một chiếc đầu lìa khỏi cổ cùng với chiếc cờ đen củakhủng bố IS tại nơi nhà máy bị tấn công. Nguồn: EPA |
Mặc dù không có số người tử vong và bị thương nhiều như hai vụ trên. Thế nhưng vụ tấn công này một lần nữa dấy lên nỗi sợ hãi ở người dân Pháp bởi vụ tàn sát tạp chí Charlie Hebdo vẫn còn hiện hữu trong tấm trí người dân nước này. Nguồn: Reuters |
2. Mỹ bị tố nghe lén ba Tổng thống Pháp
BBC cho hay trang web WikiLeaks hôm qua bắt đầu xuất bản các tài liệu dưới tiêu đề "Gián điệp Elysee", nhắc đến tên của dinh tổng thống Pháp.
Trang này dẫn "các báo cáo tình báo tối mật và các tài liệu kỹ thuật" từ NSA cho hay ba tổng thống Pháp Jacques Chirac, Nicolas Sarkozy and Francois Hollande bị Mỹ nghe lén từ năm 2006 đến 2012. Các bộ trưởng và đại sứ Pháp tại Mỹ cũng nằm trong mục tiêu.
WikiLeaks tiết lộ ba tổng thống Pháp bị Mỹ do thám. Nguồn: BBC |
"Pháp sẽ không tha thứ cho những hành động đe dọa an ninh và bảo vệ quyền lợi quốc gia," văn phòng tổng thống Pháp đưa ra tuyên bố sau cuộc họp khẩn giữa các bộ trưởng và chỉ huy quân đội ở Paris hôm nay. Theo Guardian, một nguồn tin ngoại giao Pháp cho biết, nước này đã triệu tập đại sứ Mỹ để thảo luận vấn đề này. Trong tuyên bố của văn phòng, Pháp nói rằng Mỹ phải tôn trọng lời hứa không do thám các nhà lãnh đạo Pháp. |
Ngay sau khi bị tố cáo, Ngoại trưởng John Kerry khẳng định Mỹ không nghe lén Tổng thống Pháp Francois Hollande hay các quan chức trong chính phủ nước này như trang WikiLeaks công bố. "Chúng tôi không nhằm vào Tổng thống Hollande. Chúng tôi sẽ không nhằm vào những người bạn như Tổng thống Hollande", Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu trong một buổi họp báo. Nguồn: AFP |
3. Trung Quốc ngày càng ngoan cố về vấn đề Biển Đông
Trung Quốc tiếp tục điều Hải Dương 981, giàn khoan Bắc Kinh từng hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, tới địa điểm mới ở Biển Đông.
Hải Dương 981 là giàn khoan Bắc Kinh hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam hồi tháng 5/2014. Nguồn: Sentinel Asian |
Vị trí mới của giàn khoan Hải Dương 981 (dấu đỏ), căn cứ trên tọa độ mà Trung Quốc công bố. Nguồn: Google Maps |
Bên cạnh đó, Trung Quốc còn tuyên bố đẩy mạnh xây dựng các công trình trên cái gọi là "thành phố Tam Sa" để kỷ niệm ba năm thành lập đơn vị quản lý Biển Đông trái phép này, vốn dĩ đây là đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ảnh 3.3: Tàu cùa Trung Quốc tại đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cái mà Trung Quốc gọi là "thành phố Tam Sa"
Nguồn: CCTV
Không chỉ dừng lại ở đó, những hành động của Trung Quốc cũng trở nên khó chấp nhận khi sử dụng tàu hải giám và máy bay không người lái để giám sát các tàu các mà nước này cho là đánh bắt trái phép tại những vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Tàu Hải giám 2168, loại tàu 1.000 tấn, có chiều dài 79,9 m, chiều rộng 10,6 m, lượng giãn nước 1.330 tấn, tốc độ 37 km/h, có khả năng di chuyển liên tục trên biển hơn 9.200 km. Nguồn: SIna |
Trên thân máy bay không người lái có đề dòng chữ "giám sát vùng biển". Máy bay được gắn camera độ phân giải cao, có thể quan sát khu vực biển rộng lớn, sau đó gửi dữ liệu hình ảnh về thiết bị trên tàu thông qua đường truyền vệ tinh. Nguồn: Sina |
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng bất chấp sự phản đối của Việt Nam và quốc tế, Trung Quốc vẫn ngang nhiên đẩy mạnh các hoạt động tuần tra và cải tạo trái phép trong khu vực này. Bắc Kinh thậm chí còn nêu khả năng sử dụng cơ sở hạ tầng tại các đảo nhân tạo mà nước này đang mở rộng phi pháp cho mục đích quân sự
Mặc dù Mỹ đã từng lên án Trung Quốc và cho rẳng những hành động này đang đe dọa nền hòa bình trên Biển Đông nhưng Trung Quốc vẫn bỏ ngoài tai.Sự ngoan cố và lì lợm của Trung Quốc đã trở nên nổi tiếng từ lâu nhưng lần này Trung Quốc đã thực sự làm cả thế giới ngán ngẩm.
4. Mỹ chính thức công nhận hôn nhân đồng giới
Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết cho phép các cặp đồng giới trên toàn bộ 50 bang kết hôn theo quy định trong hiến pháp nước này, đánh dấu chiến thắng lịch sử với cộng đồng LGBT trên toàn thế giới.
Quyết định này được coi là chiến thắng lịch sử với các nhà hoạt động vì quyền lợi của người đồng tính, sau quá trình đấu tranh không mệt mỏi nhiều thập kỷ qua, với rất nhiều rào cản pháp lý và thành kiến xã hội.
Trước đó, đã có 37 bang đã công nhận sự bình đẳng trong hôn nhân giữa những người có xu hướng tình dục khác nhau này. 13 bang còn lại vẫn còn chưa thông qua.
Một cặp đôi đồng tính nam ăn mừng trong cuộc tuần hành sau quyết định của Tòa án Tối cao Mỹ. Trên tay họ là biểu ngữ "Love Wins", có nghĩa là tình yêu sẽ chiến thắng tất cả. Nguồn: Reuters |
"Đây là một thắng lợi cho nước Mỹ", Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Nhà Trắng. Trong khi đó, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon nhận định rằng luật hôn nhân đồng giới là "một bước tiến vĩ đại của quyền con người".
Không chỉ là niềm vui với công dân Mỹ, cộng đồng LGBT trên toàn thế giới cũng coi đây là chiến thắng được đền đáp sau những nỗ lực bền bỉ của mình. Làn sóng ủng hộ cũng lan truyền mạnh mẽ trong 24 giờ qua.
Lá cờ 6 màu cầu vồng, biểu tượng của LBGT đã tung bay trên toàn thế giới sau những nỗ lực không biết mệt mỏi chiến đấu vì kết hôn đông giới, vì quyền con người. Nguồn: Reuters. |
Trên Facebook, người truy cập cũng có thể thể hiện sự ủng hộ của mình thông qua một ứng dụng vừa được hoàn thành mang tên Celebrate Price, với việc biến hình đại diện của thành màu của lá cờ 7 sắc cầu vồng - biểu tượng của cộng đồng LGBT. Đi đầu vẫn là cha đẻ của Facebook, Mark Zuckerberg. Nguồn: Facebook |
Nhật Minh (Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN