Thế giới tuần qua qua ảnh

21/06/2015 19:52

(Baonghean.vn) - Cùng Báo Nghệ An Điện tử điểm lại những sự kiện đáng chú ý nhất trong vòng bảy ngày qua.

1. Nga - NATO đấu khẩu, căng thẳng leo thang

Ngày 17/6 vừa qua, chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố tăng cường kho vũ khi hạt nhân với hơn 40 tên lửa đạn đạo liên lục địa, NATO đã ngay lập tức lên án Nga "đe dọa và gây bất ổn". Vốn dĩ Nga & NATO đã có những động thái dè chừng lẫn nhau kể từ khi xung đột Ukraine diễn ra, tuyên bố lần này của ông Putin khiến NATO không thể không phản ứng.

Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho rằng tuyên bố của ông Putin

Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho rằng tuyên bố của ông Putin "khẳng định hình mẫu và cách hành xử của Nga suốt một thời gian qua". "Chúng ta đã nhìn thấy Nga đầu tư hơn vào quốc phòng nói chung và vào khả năng hạt nhân nói riêng. Mối đe dọa hạt nhân này của Nga là phi lý, gây bất ổn và nguy hiểm". Nguồn: DW

Động thái này diễn ra chỉ một ngày sau khi Mỹ tuyên bố đưa xe tăng cùng vũ khí hạng nặng đến các quốc gia NATO có chung biên giới với Nga ở Đông Âu. Moscow lên án đây là hành động hung hăng nhất của Washington kể từ thời Chiến tranh Lạnh.

Dmitry Peskov, phát ngôn viên điện Kremlin cáo buộc NATO đang tiến hành các động thái khiến Nga bắt buộc phải phòng vệ. "Không phải Nga tiếp cận biên giới nước nào, mà chính quân đội NATO đến gần biên giới Nga. Tất cả những điều này buộc Nga phải có các biện pháp bảo vệ lợi ích và an ninh của mình", ông Peskov nói.

: Cố vấn chính sách ngoại giao Yuri Ushakov khẳng định Nga không chạy đua vũ trang với Phương Tây  Nguồn: Veterannewsnow
: Cố vấn chính sách ngoại giao Yuri Ushakov khẳng định Nga không chạy đua vũ trang với Phương Tây Nguồn: Veterannewsnow

Cũng trong thời điểm này, căng thẳng còn được đẩy lên cao khi các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) nhất trí kéo dài lệnh trừng phạt Nga đến cuối tháng một năm sau, trong bối cảnh xung đột tại đông Ukraine không có tiến triển. Ngoại trưởng các nước EU họp tại Luxembourg vào ngày 22/6 tới dự kiến sẽ phê chuẩn việc gia hạn lệnh trừng phạt mà không cần thảo luận. Bên cạnh đó, EU còn gia hạn trừng phạt lên Crimea đến tận tháng 6 năm sau.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, trái, là người nỗ lực tìm giải pháp cho khủng hoảng Ukraine, đồng thời cũng rất cứng rắn với Nga.  Nguồn:  EuObserver
Thủ tướng Đức Angela Merkel, trái, là người nỗ lực tìm giải pháp cho khủng hoảng Ukraine, đồng thời cũng rất cứng rắn với Nga. Nguồn: EuObserver

Mặc cho những quyết định đó của EU, Tổng thống Vladimir Putin tự tin rằng hợp tác của Moscow với Phương Tây sẽ vẫn tiếp tục, bất chấp việc Liên minh châu Âu (EU) công bố sẽ kéo dài các lệnh trừng phạt thêm 6 tháng.

Tổng thống Nga cũng khẳng định nước này đang xử lý tốt cuộc khủng hoảng kinh tế, thứ vốn tồi tệ hơn do ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt từ Mỹ và châu Âu và do giá dầu thế giới giảm, theo Reuters. Dưới sự chủ trì của ông Putin, diễn đàn năm nay có chủ đề
Tổng thống Nga cũng khẳng định nước này đang xử lý tốt cuộc khủng hoảng kinh tế, thứ vốn tồi tệ hơn do ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt từ Mỹ và châu Âu và do giá dầu thế giới giảm, theo Reuters. Dưới sự chủ trì của ông Putin, diễn đàn năm nay có chủ đề "Những hướng đi chung vì ổn định và tăng trưởng", thu hút khoảng 6.000 đại biểu tham dự. Tuyên bố mới của Tổng thống Nga được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Moscow với Mỹ và các nước châu Âu vẫn căng thẳng do không tìm được tiếng nói chung về khủng hoảng Ukraine. Nguồn: Politico
Ảnh 1.5: Những tên lửa đây là một trong những thứ khiến NATO lẫn EU đều quan ngại về Nga. Ảnh chụp tên lừa Buk-1M trong một buổi triển lãm ra mắt vũ khí của Nga hồi giữa tuần.  Nguồn: Reuters
Ảnh 1.5: Những tên lửa đây là một trong những thứ khiến NATO lẫn EU đều quan ngại về Nga. Ảnh chụp tên lừa Buk-1M trong một buổi triển lãm ra mắt vũ khí của Nga hồi giữa tuần. Nguồn: Reuters

2. Căng thẳng vẫn tiếp tục trên Biển Đông

Mặc cho những lời kêu gọi, cảnh báo hay thậm chí là lên án trong thời gian qua về việc bồi đắp, xây dựng trái phép trên bãi Chữ Thập nhưng những hành động này của Trung Quốc vẫn chưa có vẻ là có điểm dừng. Mới đây, Trung Quốc đã công bố loạt ảnh hoàn thiện bồi đắp bãi đá này.

Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc hôm 16/6 công bố loạt ảnh hoàn thiện bồi đắp bãi Chữ Thập do chính quyền nước này cung cấp. Trong ảnh là bãi Chữ Thập sau khi cải tạo xong. Cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang ngược tuyên bố, sẽ hoàn tất dự án cải tạo các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc hôm 16/6 công bố loạt ảnh hoàn thiện bồi đắp bãi Chữ Thập do chính quyền nước này cung cấp. Trong ảnh là bãi Chữ Thập sau khi cải tạo xong. Cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang ngược tuyên bố, sẽ hoàn tất dự án cải tạo các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam "trong những ngày tới" và chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng. Nguồn: News.cn
Ảnh 2.2: Bãi Chữ Thập sau khi cải tạo xong nhìn từ trên cao.  Nguồn: Xinhua
Ảnh 2.2: Bãi Chữ Thập sau khi cải tạo xong nhìn từ trên cao. Nguồn: Xinhua

Không những thế, Trung Quốc còn công bố loạt ảnh sinh hoạt trên bãi đá Chữ Thập.

: Chùm ảnh được đăng tải với mô tả về việc xây dựng nhà kính và trồng cây ăn quả  Nguồn: Sina
: Chùm ảnh được đăng tải với mô tả về việc xây dựng nhà kính và trồng cây ăn quả Nguồn: Sina
Trung Quốc biện bạch các cơ sở ở đây được dùng cho các mục đích quân sự chưa xác định, cũng như giúp tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ thảm họa, bảo vệ môi trường Nguồn: Sina
Trung Quốc biện bạch các cơ sở ở đây được dùng cho các mục đích quân sự chưa xác định, cũng như giúp tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ thảm họa, bảo vệ môi trường Nguồn: Sina

Những hành động này của Trung Quốc ngay lập tức nhận được sự chỉ trích , lên án gay gắt nhất. Đứng đầu vẫn là Mỹ & Phillipines.

Mỹ bày tỏ lo ngại về kế hoạch tiếp tục xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông, và nói rằng việc này đi ngược với mục tiêu giảm căng thẳng trong khu vực.

Quan chức Mỹ và Trung Quốc thảo luận về vấn đề Biển Đông nhưng chưa đưa ra được giải pháp. Ảnh chụp trong một buổi hội nghị tại Đại học Quốc Phòng Mỹ .  Nguồn: BBC
Quan chức Mỹ và Trung Quốc thảo luận về vấn đề Biển Đông nhưng chưa đưa ra được giải pháp. Ảnh chụp trong một buổi hội nghị tại Đại học Quốc Phòng Mỹ . Nguồn: BBC
Tướng Trung Quốc Phạm Trường Long và Tướng Mỹ Raymond Odierno ngồi ở giữa hàng ghế. Sau khi đã có một số thảo luận trao đổi.  Nguồn: China Daily
Tướng Trung Quốc Phạm Trường Long và Tướng Mỹ Raymond Odierno ngồi ở giữa hàng ghế. Sau khi đã có một số thảo luận trao đổi. Nguồn: China Daily

Tuy nhiên, Mỹ tuyên bố sẽ không che giấu những khác biệt với Trung Quốc, trong đó có vấn đề Biển Đông, khi quan chức cấp cao hai nước đối thoại về kinh tế và nhiều vấn đề khác vào tuần tới.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tiếp tục tổ chức Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung năm nay, nhằm tìm ra giải pháp thích hợp cho vấn đề đã tồn đọng quá lâu này. Nguồn: CCTV
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tiếp tục tổ chức Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung năm nay, nhằm tìm ra giải pháp thích hợp cho vấn đề đã tồn đọng quá lâu này. Nguồn: CCTV

3. IS tiếp tục hành quyết tù binh, bắn hạ máy bay Iraq

Các phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) cho biết chúng bắn rơi một chiếc chiến đấu cơ của quân đội Iraq ở phía bắc thành phố Ramadi thuộc tỉnh Anbar.

Thông báo bắn hạ máy bay Iraq được đăng tải hôm nay trên tài khoản Twitter của IS nhưng chưa được xác minh, Reuters cho hay.

Một thành viên của lực lượng chống IS mang tên Sahwa nói rằng người này thấy chiếc máy bay chiến đấu Su-25 của Iraq, do Nga sản xuất, bốc cháy khi lao xuống đất.

Theo các các phiến quân IS, chiếc Su -25 bị bắn hạ khi tham gia một đợt tấn công ở bắc Ramadi, trung tâm của tỉnh Anbar. Thành phố này bị IS chiếm giữ tháng trước, bị coi là thất bại lớn của lực lượng chính phủ Iraq trong một năm qua và đặt ra nghi vấn về hiệu quả các đợt không kích của Mỹ và các nước đồng minh trong cuộc truy quét IS.

Chiếc máy bay Su-25 của Iraq bị IS tuyên bố đã bắn hạ  Nguồn: Iraqnews
Chiếc máy bay Su-25 của Iraq bị IS tuyên bố đã bắn hạ Nguồn: Iraqnews

Cũng trong cùng ngày, Tổ chức này đăng tải video ghi lại hình ảnh tên đao phủ chặt đứt tay chân một tù nhân bị trói trên giá chữ thập rồi giết người này.

Đoạn video dài 4 phút, có tựa đề
Đoạn video dài 4 phút, có tựa đề "Ngăn chặn các điệp viên 1", trang The Blaze hôm qua đưa tin. Người này mặc bộ đồ liền thân màu cam, giống như trong những video khác của Nhà nước Hồi giáo (IS), và bị trói vào một giá chữ thập bằng gỗ. Một phiến quân IS giấu mặt, cáo buộc nạn nhân có tên gọi "Mahmoud" làm gián điệp Nguồn: The Blaze

Trang tin trên hiện chưa thể xác thực video, được cho là quay tại Iraq. Dựa vào tên video, tờ Daily Mail của Anh cho rằng sẽ còn nhiều nạn nhân bị hành quyết với cáo buộc là điệp viên và IS sẽ sớm công bố chúng.

Nhánh IS trên bán đảo Sinai, Ai Cập, tuần trước công bố video một nạn nhân buộc phải tự đào mộ cho bản thân trước khi bị chúng bắn vào gáy. Người này bị cáo buộc là gián điệp của Israel.

4. Triều Tiên thông báo sản xuất được thuốc chống Mers

Hội chứng Hô hấp Trung Đông (Mers) là một căn bệnh mới xuất hiện nhưng đã gây khiếp đảm cho không ít quốc gia nói riêng và tình hình y tế thế giới nói chung. Tuy nhiên mới đây, ngày 18/6 Triều TIên loan báo đã tìm ra loại thuốc có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa và chữa trị hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) cùng nhiều bệnh truyền nhiễm khác.

Công ty Dược phẩm Pugang đã phát triển "Kumdang-2" được sản xuất từ chiết xuất nhân sâm và các nguyên tố đất hiếm, hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên KCNA đưa tin.

"Là chất kích hoạt miễn dịch mạnh, loại thuốc này được công nhận có thể ngăn chặn nhiều bệnh ác tính", bác sĩ Jon Sung-hun, giám đốc công ty dược phẩm Pugang, nói.

Theo website Pugang, thuốc còn có thể chữa Ebola, hội chứng suy hô hấp cấp (SARS), HIV/AIDS, ngăn "tác hại từ việc sử dụng máy tính" và ảnh hưởng do ốm nghén.

Loại thuốc Kumdang-2. Hãng thông tấn cho biết những người được tiêm Kumdang-2 không mắc bệnh truyền nhiễm ngay cả khi họ đi đến các khu vực có dịch.
Loại thuốc Kumdang-2. Hãng thông tấn cho biết những người được tiêm Kumdang-2 không mắc bệnh truyền nhiễm ngay cả khi họ đi đến các khu vực có dịch. "Điều này có nghĩa là Kumdang-2 đối phó virus MERS hiệu quả".Triều Tiên đang thúc đẩy sử dụng Kumdang-2 mỗi khi bệnh truyền nhiễm bùng phát mạnh. Bình Nhưỡng từng ca ngợi hiệu quả của thuốc vào năm 2003, khi dịch SARS tấn công Trung Quốc, và năm 2006, 2013, khi dịch cúm gia cầm lan rộng. Nguồn: Yonhab

Nhật Minh (tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
Thế giới tuần qua qua ảnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO