Thế giới tuần qua qua ảnh

(Baonghean.vn) - Cùng Báo Nghệ An điểm lại những sự kiện nổi bật nhất trong vòng bảy ngày qua.

1. Malaysia xác nhận mảnh vỡ máy bay trôi dạt trên đảo Reunion là của MH370

Sáng thứ năm 6/8 theo giờ địa phương, Thủ tướng Malaysia đã xác nhận cánh máy bay Boeing 777 được tìm thấy trên đảo Reunion thuộc về chuyến bay MH370, bước đột phá đầu tiên trong cuộc tìm kiếm phi cơ mất tích cách đây 17 tháng. Tuy nhiên, điều này cũng đang đặt ra những hoài nghi về cơ sở vững chắc để đưa ra xác nhận nói trên. 

a

"Hôm nay, sau 515 ngày kể từ khi chiếc máy bay mất tích, với trái tim nặng trĩu tôi phải nói với các bạn rằng một nhóm các chuyên gia quốc tế đã chắc chắn xác nhận mảnh vỡ chiếc máy bay tìm thấy trên đảo Reunion đúng là của MH370... Tôi muốn đảm bảo với tất cả những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này rằng chính phủ Malaysia cam kết làm mọi điều có thể để tìm ra sự thực về nguyên nhân vụ việc",  Reuters dẫn lời Thủ tướng Najib Razak nói trên truyền hình. Nguồn: Reuters 

Các điều tra viên tại Pháp xác định mảnh vỡ bị bao phủ bởi động vật chân tơ, dài từ 2-2,5 m, là bộ phận cánh phụ, thuộc về chiếc MH370 chỉ vài ngày sau khi Malaysia nhận dạng nó là một phần của máy bay cùng loại với Boeing 777.

Mặc dù vậy, việc ông Najib xác nhận về MH370 chưa đưa ra ánh sáng nào hé lộ về nguyên nhân chiếc máy bay gặp nạn.

Trong khi đó, công tác tìm kiếm đã và đang được tiến hành xung quanh khu vực đảo Reuinion. Vào hồi giữa tuần, một nhóm chuyên gia Malaysia thu thập được thêm những mảnh vỡ máy bay khác trên đảo Reunion, trong đó có cửa sổ và các vật thể bằng nhôm.

a

    Một vật thể được tìm thấy trên đảo Reunion hồi giữa tuần. Nguồn: Thenewdaily

Pháp cũng xác nhận Pháp từ hôm nay sẽ điều thêm nguồn lực trên không và trên biển đến đảo Reunion để tìm kiếm thêm mảnh vỡ trôi dạt thuộc về chuyến bay MH370 xấu số. "Việc điều động nguồn lực trên không và trên biển để tìm kiếm mảnh vỡ mới trên đảo Reunion đã được quyết định theo đề nghị từ tổng thống và thủ tướng, đáp ứng yêu cầu của cuộc điều tra", AFP dẫn thông báo chung của các bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Các vấn đề nước ngoài của Pháp phát đi hồi giữa tuần cho biết.

Một phi cơ bắt đầu bay khảo sát khu vực từ sáng nay. Sẽ có hoạt động tuần tra trên bộ và tìm kiếm kiếm do trực thăng cùng các đơn vị trên biển thực hiện, thông báo cho biết thêm. "Mọi phát hiện đều lập tức được cung cấp cho quá trình điều tra".

Tuy nhiên, những xác nhận của Malaysia vẫn không thể làm hài lòng thân nhân của các nạn nhân MH370. Không lâu sau khi Thủ tướng Malaysia xác nhận, hàng chục thân nhân hành khách chuyến bay MH370 đã xô xát với cảnh sát trong cuộc biểu tình bày tỏ sự phẫn nộ bên ngoài Đại sứ quán Malaysia tại Bắc Kinh. 

aBiểu tình ngoại Đại sứ quán Malaysia tại Bắc Kinh. Nguồn: SCMP
 

Sự mất lòng tin vào chính quyền Malaysia trong cuộc điều tra lên đến đỉnh điểm khi các thân nhân hành khách chuyến bay yêu cầu Malaysia giải thích về bình luận của Thủ tướng Najib Razak, rằng cánh máy bay thực sự là của phi cơ mất tích. Nhiều người nghĩ Malaysia đang muốn mau chóng kết luận máy bay rơi xuống biển để khép lại vụ việc. 

 2. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 48

Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 48 (AMM 48) ở Malaysia, vấn đề Biển Đông được quan tâm bàn thảo. 

a

Ngoại trưởng 10 nước ASEAN cùng Thủ tướng Malaysia Najib Razak (thứ 7 từ trái sang) và Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh (ngoài cùng bên phải) chụp ảnh chung tại lễ khai mạc Hội nghị Các ngoại trưởng ASEAN (AMM) lần thứ 48. Nguồn: Reuters

a

Chủ đề chính của Hội nghị lần này vẫn là Biển Đông, khi mà mọi sự chỉ trích đều đang hướng về Trung Quốc. Philippines và Việt Nam dùng cách diễn đạt cứng rắn đối với hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc trong thông cáo chung của Hội nghị Các ngoại trưởng ASEAN. Nguồn: AFP

Malaysia, đang là quốc gia chủ tịch ASEAN, khẳng định vấn đề Biển Đông không bị cấm và sẽ được đưa ra thảo luận. Trong bài phát biểu khai mạc, ông Aman nói ASEAN nên giữ vai trò chính trong quá trình tiến tới một giải pháp "thân thiện" cho tranh chấp lãnh thổ.

Thông cáo chung của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (AMM) lần thứ 48 "ghi nhận quan ngại sâu sắc của một số bộ trưởng đối với việc cải tạo, bồi đắp ở Biển Đông, làm xói mòn lòng tin và sự tin cậy, gia tăng căng thẳng và có thể gây phương hại tới hoà bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông".

Sau 3 ngày làm việc tập trung, căng thẳng, khẩn trương, lễ bế mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 48 và các Hội nghị liên quan với các Đối tác đã được tổ chức tối 6/8.

Các bộ trưởng ASEAN đã thông qua Thông cáo chung khẳng định sự đoàn kết nhất trí trong việc hiện thực hóa cộng đồng chung ASEAN vào cuối năm nay và giải quyết các vấn đề của khu vực cũng như các vấn đề toàn cầu. 

a
Khi Trung Quốc ngày càng thân thiết với các nước thành viên trong khối ASEAN, giới phân tích không khỏi nghi ngờ mối quan hệ này có thể tác động đến cách tiếp cận của họ về vấn đề Biển Đông. Trung Quốc đã từng phản đối đưa vấn đề Biển Đông ra thảo luận trong cuộc gặp giữa ngoại trưởng các nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang diễn ra tại Kuala Lumpur, Malaysia.
a

Các ngoại trưởng tham dự AMM chụp ảnh lưu niệm tại tiệc tối 5/8. Nguồn: Reuters

3. Trung Quốc tuyên bố dừng bồi đắp ở Biển Đông

Trung Quốc hôm giữa tuần tuyên bố nước này đã dừng bồi đắp ở Biển Đông và kêu gọi các nước trong khu vực đẩy nhanh đàm phán về bộ quy tắc ứng xử trên vùng biển này.

"Trung Quốc đã ngừng rồi", Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói khi được một phóng viên hỏi liệu nước này có tạm dừng hoạt động bồi đắp ở Biển Đông hay không. "Hãy cứ đưa máy bay đến mà xem", Reutersdẫn lời ông Vương phát biểu tại Malaysia, bên lề các cuộc họp với sự tham gia của các bộ trưởng ngoại giao thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 

a

Trong bối cảnh biết chắc sẽ nhận nhiều sự chỉ trích trong AMM 48, Trung Quốc đã thông báo sẽ ngừng bồi đắp trên Biển Đông. Tuy nhiên, không nhiều người tin rằng Trung Quốc sẽ ngừng thật bởi người ta đã quá quen với việc 'hãy xem Trung Quốc làm, đừng nghe Trung Quốc nói'. Nguồn: Reuters

Nhật Minh (Tổng hợp)

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.