Thiếu và yếu - cần đầu tư - từ đâu?

(Baonghean) - Một trong những dấu ấn nổi bật của phong trào thể dục thể thao tỉnh ta trong giai đoạn vừa qua là: Nhiều địa phương đã có sự quan tâm đến công tác quy hoạch, bố trí quỹ đất và xây dựng các sân bãi tập luyện, mua sắm thêm các trang, thiết bị tập luyện thi đấu. Đã có không ít công trình thể thao hiện đại được xây dựng… Tuy nhiên, trước nhu đầu rèn luyện sức khỏe của nhân dân và yêu cầu phát triển thể thao thành tích cao thì cơ sở vật chất trung tâm, nhà thi đấu thể thao vẫn còn thiếu và yếu, rất cần sự đầu tư.

Cùng với cả nước, phong trào thể dục, thể thao trên địa bàn tỉnh ta những năm qua có khởi sắc. Về thể thao quần chúng, hiện nay toàn tỉnh có 30-35% dân số tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên; 23-25% số gia đình đạt tiêu chuẩn thể thao. Một trong những nguyên nhân để đạt được kết quả này là các cấp, ngành, địa phương đã đẩy mạnh công tác đầu tư cơ sở phục vụ luyện tập, thi đấu thể dục thể thao.

Điển hình như, Thị xã Cửa Lò hiện có 1 sân vận động với sức chứa khoảng 20 ngàn người, 1 sân glolf, 1 nhà thi đấu thể dục thể thao với trang thiết bị hiện đại có thể tổ chức các giải đấu lớn của tỉnh và quốc gia, 1 sân bóng chuyền bãi biển, 1 sân quần vợt do Trung tâm thể dục thể thao quản lý. Ngoài ra trên địa bàn thị xã còn có 1 hệ thống sân chơi, bãi tập nằm ở các khu dân cư và cơ sở văn hóa, thể thao nằm ở trung tâm 7/7 phường.

Thành phố Vinh với 2 sân vận động lớn (sân vận động Vinh, sân Quân khu 4); nhiều nhà thi đấu đa chức năng của tỉnh, thành phố, QK4, các trường đại học, các bể bơi, nhà tập luyện, sân bóng chuyền, bóng đá ở các phường; trong 3 năm qua, thành phố có thêm gần 80 sân bóng đá mini cỏ nhân tạo. Thị xã Thái Hòa với 10 nhà thi đấu cầu lông, 1 sân vận động lớn, 20 sân vận động nhỏ, cùng gần 300 sân bóng chuyền có điện chiếu sáng…

Những con số về cơ sở vật chất phục vụ, luyện tập thể dục thể thao cho thấy những nỗ lực, cố gắng của các cấp, ngành địa phương trong huy động nguồn lực để xây dựng, mua sắm… Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế thì các cơ sở vật chất, trung tâm, nhà thi đấu ở các huyện, thành, thị vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu rèn luyện sức khỏe. Và so sánh với quy hoạch chung về thể thao của Chính phủ, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của hầu hết các huyện, thành, thị đều đang thiếu đầu, hụt đuôi. Theo đó, trong quy hoạch xây dựng, tạo ra các thiết chế, công trình thể thao tại các quận, huyện, thành, thị  cần có 3 công trình lớn là sân vận động, nhà thi đấu và bể bơi. Nhưng ở tỉnh ta vẫn chưa có mấy đơn vị đạt được các tiêu chí cứng này.

Ông Nguyễn Kim Nam, Giám đốc Trung tâm Thể dục Thể thao huyện Đô Lương cho biết: “Hiện, huyện chưa có nhà thi đấu mà mới chỉ có 1 nhà tập luyện cầu lông kiêm tập luyện văn nghệ được xây dựng từ 4 năm trước với tổng kinh phí là 1 tỷ đồng. Ngoài ra là 1 sân vận động huyện mở cửa tự do, gần 10 nhà thi đấu cầu lông nhỏ lợp mái tôn của các cơ quan, đơn vị trong huyện và hàng trăm sân bóng chuyền lát xi măng có điện chiếu sáng. Nói chung huyện vẫn đang rất cần 1 nhà thi đấu đa chức năng. Nhưng chúng tôi biết điều này quả không dễ, bởi thời giá bây giờ cũng cần đầu tư hàng chục tỷ đồng. Tỉnh và huyện đang nghèo chưa kham nổi”….

Khác với huyện Đô Lương, Thành phố Vinh hiện đã có một nhà thi đấu đa chức năng bề thế, tổng giá trị đầu tư xấp xỉ 2 tỷ đồng, mới được đưa vào sử dụng 2 năm nay. Song, theo ông Nguyễn Chiến Thắng, Giám đốc Trung tâm Thể dục Thể thao Thành phố Vinh thì nó “rỗng ruột”. Ông lý giải: Phía trong chưa có gì đáng kể: sàn xi măng, thiếu thiết bị che chắn gió. Chưa đủ điều kiện để thi đấu. Ngoài ra theo quy định khuôn viên nhà thi đấu phải đạt 3 ha nhưng đây chỉ có 1 ha. Đang cần phải đầu tư nhiều.

Người dân tập luyện ở nhà thi đấu Trung tâm thể dục thể thao T.P Vinh.

Cơ sở vật chất phục vụ thể thao phong trào là thế, cơ sở vật chất phục vụ thể thao thành tích cao cũng chẳng khá khẩm hơn. Theo ông Nguyễn Như Tam, Giám đốc Trung tâm đào tạo huấn luyện TDTT thì: Khó khăn thực tế của Trung tâm còn là vấn đề thuộc hàng "nan giải". Cả Trung tâm hiện tại chỉ là một khu hiệu bộ đã xuống cấp, một phòng tập chật hẹp, bức bối và một dãy nhà cấp 4 đã xuống cấp trầm trọng. Hiện Trung tâm đào tạo 16 môn thi đấu với 250 VĐV nhưng chỉ có một phòng tập chưa đầy 720m2. Phòng tập chỉ đáp ứng được 2 môn tập, 14 môn còn lại Trung tâm phải thuê ở các nơi khác: Trung tâm thi đấu tỉnh, tận dụng các phòng trống ở khán đài A sân vận động và bãi đất trống phía sau phòng tập…

Chứng kiến buổi tập của thầy trò các môn võ ở nơi phòng tập mới thấy hết sự khó khăn: Phòng nằm dưới khán đài A Sân vận động Vinh, ẩm thấp, tối, kín và nóng bức. Diện tích phòng tập chưa đầy 64m2 (trong khi đó theo qui chuẩn phải đạt trên 100m2) phục vụ cho việc luyện tập của gần 30 vận động viên ở cả 3 môn nên các thầy trò phải chia ca mà tập. Do không đủ diện tích nên sàn đài phục vụ cho các bài tập thực hành phải để ở nơi khác, học xong lý thuyết, kỹ thuật, thầy trò lại kéo nhau sang sàn đài để thực hành.

Bộ môn Võ cổ truyền - Boxing của Trung tâm ĐTHL TDTT Nghệ An

tập luyện trong căn phòng chật chội khoảng 40m2.

Diện tích sàn tập không đảm bảo theo đúng chuẩn nên trong quá trình luyện tập, nhiều va chạm dẫn đến thương tích đáng tiếc đã xảy ra. Không chỉ riêng mỗi phòng tập, mà trang thiết bị, dụng cụ tập luyện thiết yếu cho các vận động viên như: dụng cụ tập thể lực, dụng cụ chuyên môn... đều thiếu và yếu. (Đó là chưa kể đến các loại thiết bị tập luyện hiện đại, đắt tiền). Một phần vì kinh phí quá eo hẹp nên không đủ để mua sắm, bổ sung hằng năm, phần nữa do phòng tập không được đầu tư xây dựng nên có mua về cũng không có chỗ để… Rõ ràng, cơ sở vật chất trang, thiết bị thể dục thể thao, trung tâm nhà thi đấu phục vụ thể thao phong trào, thể thao thành tích cao đang cần được đầu tư. Thế nhưng vấn đề là, trong bối cảnh suy thoái, đầu tư công cắt giảm, ngân sách địa phương còn hạn hẹp thì rõ ràng việc xây dựng, mua sắm này phải được tính theo hướng khác.

Thực ra lời giải bài toán kinh phí cho cơ sở vật chất trung tâm, nhà tập luyện thi đấu thể thao đã có từ lâu. Đó chính là Đề án đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, thể thao tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt vào ngày 27/10/2009. Đây là chủ trương đúng để phục vụ mục đích phát triển thể thao cơ sở, tăng cường sức khỏe và các hoạt động cộng đồng của người dân. Vấn đề ở chỗ, các địa phương, đơn vị áp dụng và thực hiện như thế nào.

Trong tỉnh ta đã có những địa phương có cách làm hay, điển hình là huyện Quỳnh Lưu. Ông Hồ Xuân Hương, cán bộ Trung tâm Thể dục Thể thao huyện chia sẻ: Huyện hiện có 1 sân vận động quy mô cấp 2 mới được cải tạo nâng cấp lại hết 1,2 tỷ đồng, 1 bể bơi ở xã Quỳnh Đôi, 1 nhà  thi đấu thể dục thể thao huyện diện tích trên 1.300m2 với 1.000 chỗ ngồi. Vừa qua chúng tôi xây dựng và hoàn thiện 2 sân chơi tennis trị giá gần 2 tỷ đồng. Tất cả nguồn lực này đều là huyện xã hội hóa, kêu gọi các doanh nghiệp trên địa bàn, con em đi làm ăn xa và nhân dân đóng góp. Vừa rồi huyện tổ chức giải bóng đá thiếu niên, đã có hàng chục doanh nghiệp đến đặt vấn đề tài trợ cho giải.

Ông Tô Sơn, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thể thao Thị xã Thái Hòa chia sẻ về cách huy động nguồn lực xây dựng thiết chế thể thao: Trước hết, thị xã đã khơi dậy được tinh thần hăng say tập luyện thể dục, thể thao của người dân. Khi người dân đã có sự đam mê (hơn 40% dân số thị xã tham gia tập luyện) thì phát động phong trào xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị. Đến lúc đó thì không lo người dân không hiến đất làm sân bãi, góp tiền tạo nguồn lực xây dựng. Và nhiều khi, thị xã chỉ cần kích cầu bằng chủ trương thì ngay lập tức, người dân đã đủ 100% kinh phí.

Song nói thế ở Thái Hòa không có cái khó. Ở phường Long Sơn, Hòa Hiếu, mật độ dân cư đông, quỹ đất không đủ nên có xóm phải xây dựng sân thể thao tách biệt khỏi nhà văn hóa…

Ông Nguyễn Chiến Thắng, Giám đốc Trung tâm Thể dục Thể thao Thành phố Vinh nêu ý kiến: Để có trung tâm, nhà thi đấu đạt yêu cầu thì bắt buộc phải có sự hoạch định quy hoạch dài hơi, chứ không thể hôm nay quy hoạch xây dựng chỗ này mai lại ở chỗ khác. Khi đã có quy hoạch xây dựng ổn định thì đa dạng hóa phương thức hoạt động TDTT như: Tổ chức dịch vụ công ích, đấu thầu bán vé xem thi đấu, quảng cáo, xổ số thể thao, đấu thầu tổ chức thi đấu, liên doanh khai thác hoặc đấu thầu sử dụng công trình TDTT. Việc mời các đơn vị, doanh nghiệp bước vào cùng đầu tư, khai thác thì đề án của tỉnh đã nêu rõ. Bên cạnh đó các trung tâm đào tạo huấn luyện thể dục thể thao cũng nên đa dạng hoá các loại hình đào tạo, ngoài hình thức chính quy, phát triển thêm các hình thức liên kết đào tạo, thực hiện các hợp đồng đào tạo để có thêm kinh phí.

Trong mục tiêu chiến lược phát triển thể thao quốc gia, Nghệ An được Chính phủ phê duyệt quy hoạch là 1 trong 9 trung tâm thể thao của cả nước. Để thể thao Nghệ An ngày càng có vị thế và vươn xa, cần hơn nữa sự quan tâm và đầu tư của tỉnh và Trung ương trong xây dựng cơ sở vật chất, song cũng rất cần sự chung tay góp sức của các tổ chức, cá nhân cũng như sự năng động của các cấp, ngành, địa phương.

Thiền Thanh

tin mới

U21 Sông Lam Nghệ An gặp U21 Long An: Không còn đường lùi

U21 Sông Lam Nghệ An gặp U21 Long An: Cơ hội sửa sai?

(Baonghean.vn) -Trận thua 0-1 trước U21 Kon Tum khiến cho đội bóng trẻ xứ Nghệ ít nhiều gặp bất lợi trong việc tìm kiếm tấm vé vào tứ kết. Và trận đấu gặp U21 Long An sẽ là cơ hội để cho thầy trò huấn luyện viên Phạm Bùi Minh sửa sai.

Cầu thủ trẻ của ĐT futsal Việt Nam bị ‘ngộp’ khi đấu với Hungary; Olympic Việt Nam sẵn sàng cho trận ra quân gặp Olympic Mông Cổ

Cầu thủ trẻ của ĐT futsal Việt Nam bị ‘ngộp’ khi đấu với Hungary; Olympic Việt Nam sẵn sàng cho trận ra quân gặp Olympic Mông Cổ

(Baonghean.vn) - Một vài cầu thủ trẻ của ĐT futsal Việt Nam thừa nhận rằng, họ bị tâm lý và cảm thấy bị “ngộp”; Olympic Việt Nam vừa có buổi tập đầu tiên chuẩn bị cho môn bóng đá nam ASIAD 2023... đó là những thông tin thể thao đáng chú ý trong 24h qua.

Ngôi sao bóng đá Việt và những 'cơn gió ngược'

Ngôi sao bóng đá Việt và những 'cơn gió ngược'

(Baonghean.vn) - Sau trận đấu giao hữu mới đây giữa Đội tuyển Việt Nam và Đội tuyển Palestine, HLV Troussier có ý nhắc nhở 2 tuyển thủ đang thi đấu ở nước ngoài là Công Phượng và Văn Toàn hãy tìm cách để được thi đấu thường xuyên nếu vẫn nuôi hy vọng được thi đấu, cống hiến cho Đội tuyển.

Lê Đình Long Vũ – Phil Foden của bóng đá xứ Nghệ

Lê Đình Long Vũ – Phil Foden của bóng đá xứ Nghệ

(Baonghean.vn) -Ở lứa tuổi 17, Lê Đình Long Vũ đang có những bước tiến nhảy vọt trên con đường trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Và nó có phần giống với cái cách tiền vệ trẻ tài năng Phil Foden đã làm tại Câu lạc bộ Manchester City.

Trương Tiến Anh lần đầu kể lại chuyện bị ngất xỉu trên Đội tuyển Việt Nam; Văn Toàn chia tay Seoul E-Land FC, đầu quân cho Nam Định

Trương Tiến Anh lần đầu kể lại chuyện bị ngất xỉu trên Đội tuyển Việt Nam; Văn Toàn chia tay Seoul E-Land FC, đầu quân cho Nam Định

(Baonghean.vn) - Nguyên nhân không xuất phát từ vấn đề thể lực. Chỉ là vì Tiến Anh ăn hơi ít trước trận đấu; CLB của Hàn Quốc đã thông báo chia tay tiền đạo Văn Toàn sau một thời gian gắn bó. Đó là những thông tin thể thao nổi bật trong 24h qua.