Thổ Nhĩ Kỳ xoa dịu EU về thỏa thuận di cư

(Baonghean.vn) - Sau cuộc gặp với các ngoại trưởng Liên minh châu Âu hôm 3/9, ông Omar Celik - Bộ trưởng phụ trách EU của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết sẽ vẫn thực thi thỏa thuận với EU cho dù EU từ chối miễn thị thực cho công dân nước này.

Ông Omar Celik gặp gỡ các ngoại trưởng EU tại Slovakia hôm 3/9. Ảnh: Daily Sabah.
Ông Omar Celik gặp gỡ các ngoại trưởng EU tại Slovakia hôm 3/9. Ảnh: Daily Sabah.

Tuyên bố của ông Omar Celik là động thái nhằm xoa dịu mối lo ngại của châu Âu về nguy cơ đổ vỡ thỏa thuận giữa hai bên. Theo ông Omar Celik, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vẫn cố gắng ngăn dòng người di cư đổ về châu Âu. Tuy nhiên, ông Celik cũng cảnh báo việc mở rộng tác trong giải quyết cuộc khủng hoảng di cư trong tương lai sẽ phụ thuộc vào việc EU đáp ứng các yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ.

“Cơ chế hiện giờ là không đủ để giải quyết vấn đề người di cư, và chúng ta sẽ cần tới một cơ chế mới. Nhưng nếu không có thỏa thuận miễn thị thực, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không đàm phán để xây dựng cơ chế mới này” – ông Omar Celik tuyên bố.

Trong khi đó, người phụ trách chính sách đối ngoại của EU – bà Federica Mogherini vẫn nhắc lại rằng EU sẽ chỉ miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này đáp ứng các tiêu chuẩn về nhân quyền.

Ông Celik cho biết cuộc gặp của ông với các ngoại trưởng EU đã kết thúc với sự đồng thuận cao của hai bên nhằm tập trung vào các bước đi tích cực trong thời gian tới, thúc đẩy hợp tác giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ.

Dù vậy, cuộc gặp đã không cho thấy sự cải thiện đáng kể nào về tình trạng căng thẳng giữa hai bên sau cuộc đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 7 vừa qua.

Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành chiến dịch thanh lọc quy mô lớn trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề, bao gồm cả giới truyền thông, bắt giữ và sa thải nhiều nhân viên thuộc khối lĩnh vực công và liên tục nhắc đến việc khôi phục án tử hình. Châu Âu coi những hành động này là đi ngược với các quy định về nhân quyền, ảnh hưởng tới quyết định của EU trong việc miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong cuộc gặp với các ngoại trưởng châu Âu, ông Celik cũng bày tỏ sự không hài lòng khi châu Âu đã không thể hiện mạnh mẽ sự ủng hộ với ông Erdogan và chế độ dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ khi vụ đảo chính xảy ra. Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cũng thừa nhận rằng phản ứng của EU trước cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ là chưa đủ cả về hình thức và mức độ.

Diệp Khanh

(Theo ABC)

tin mới

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Rashida Tlaib đã kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và các quan chức cấp cao khác về hành động của nhà nước Do Thái ở Dải Gaza. Thông cáo báo chí của cô được Fox News trích dẫn.

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

(Baonghean.vn) - Odessa là mấu chốt của cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ vì nó nắm giữ chìa khóa dẫn đến Biển Đen, mà còn bởi vì cuộc chiến bản sắc giữa Nga và Ukraine – giữa một quá khứ đế quốc và một tương lai dân chủ. Liệu rằng, Odessa có sáp nhập vào Nga như dự đoán của giới quan sát?

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

(Baonghean.vn) - Tờ Die Welt (Đức) cho rằng, chính sách thận trọng của Thủ tướng Scholz gây ảnh hưởng tới tinh thần của người dân Ukraine. Những người lính nghĩa vụ của Ukraine hiện không muốn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong cuộc xung đột mà họ không thể thắng. 

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bao gồm 97 điểm về mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm bảo toàn dân số, phúc lợi của người dân, sự bền vững của nền kinh tế, và dẫn đầu về công nghệ.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.