Thỏa thuận ngừng bắn tại miền Đông Ukraine vẫn ở trên giấy tờ

 Khu vực miền Đông Ukraine đã tiếp tục vang lên tiếng súng trong những ngày qua bất chấp lệnh ngừng bắn mới đạt được giữa các bên.
Theo các nguồn tin, kể từ khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực vào lúc 22h (GMT) ngày 14/2, đã có hàng chục cuộc pháo kích diễn ra chỉ trong vài giờ đồng hồ. Các bên vẫn tiếp tục nỗ lực ngoại giao con thoi để cải thiện việc thực hiện lệnh ngừng bắn, song điều này không dễ dàng. 
Ngày 15/2, quân đội Ukraine cho biết các lực lượng của họ đã bị tấn công tới 60 lần trong vài giờ đồng hồ kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực. 
  Binh sĩ Ukraine tại Debaltseve (Ảnh Reuters)
Binh sĩ Ukraine tại Debaltseve (Ảnh Reuters)
Người phát ngôn của quân đội Ukraine Anatoliy Stelmakh khẳng định thị trấn chiến lược Debaltseve vẫn là nơi diễn ra nhiều vụ đụng độ nhất và lực lượng ly khai đã nã tên lửa Grad vào các cứ điểm của quân chính phủ đóng tại đó. 
Trong khi đó, lãnh đạo phe đối lập tại Luhansk Hennadiy Moskal cũng lên tiếng đã cáo buộc quân đội Kiev nã pháo vào khu vực này: “Quân chính phủ đã nã hàng trăm quả đạn pháo vào khu vực Toshkovka. Ít nhất có khoảng 40 quả tên lửa Grad cũng được bắn ra từ phía các khu vực do quân chính phủ kiểm soát ở Luganks. Chúng tôi cho rằng, chính phủ đang phá vỡ thỏa thuận Minsk. 
Mặc dù vậy, thỏa thuận ngừng bắn Minsk vẫn được ghi nhận là đã được thực hiện ở một số khu vực quanh Debaltseve, thị trấn Guns và Donetsk. 
Rõ ràng, việc ký thỏa thuận là một chuyện những việc thực hiện lại là chuyện khác. Thỏa thuận lần này cũng không có gì khác so thỏa thuận ngừng bắn Minsk ký hồi tháng 9 năm ngoái, bị vi phạm ngay sau khi nó được ký kết. 
Chính vì thế, để tạo sự khác biệt, lần này, bộ tứ gồm Ukraine, Nga, Pháp và Đức đã liên tục có các cuộc điện đàm ngay sau thỏa thuận để thảo luận về các biện pháp thực hiện ngừng bắn. 
Dự kiến vào tối 16/2, bộ tứ này cũng sẽ tổ chức một cuộc điện đàm chung để tìm giải pháp tháo gỡ cho điểm thắt giao tranh tại Debaltseve, đồng thời thiết lập một số điều kiện thích hợp để các nhân viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) đến giám sát hoạt động ngừng bắn ở miền Đông Ukraine. 
Hãng tin RIA Novosti của Nga hôm qua dẫn lời phái viên của Nga tại Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu cho biết 350 đại diện của Tổ chức này sẽ giám sát việc thực hiện lệnh ngừng bắn ở những địa điểm then chốt đó là thị trấn Debaltseve, Mariupol và sân bay Donetks./.
Theo VOV.VN 

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.