Thời cơ vàng cho doanh nghiệp sản xuất đồ chơi trẻ em

07/09/2014 08:26

Theo báo cáo tổng kết của Bộ Khoa học và Công nghệ, năm 2013 VN có đến 90% đồ chơi trẻ em lưu thông trên thị trường có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, năm nay tình hình dường như đã thay đổi, rất nhiều tín hiệu lạc quan, nhiều nhận định cho rằng, đồ chơi Việt đang đứng trước cơ hội ngàn vàng.  

Theo báo cáo tổng kết của Bộ Khoa học và Công nghệ, năm 2013 VN có đến 90% đồ chơi trẻ em lưu thông trên thị trường có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, năm nay tình hình dường như đã thay đổi, rất nhiều tín hiệu lạc quan, nhiều nhận định cho rằng, đồ chơi Việt đang đứng trước cơ hội ngàn vàng.

TIN LIÊN QUAN

Thị trường đồ chơi hàng “Made in Viet Nam” xuất hiện ngày càng nhiều, phong phú và hấp dẫn hơn
Thị trường đồ chơi hàng “Made in Viet Nam” xuất hiện ngày càng nhiều, phong phú và hấp dẫn hơn

Sau hàng loạt những bê bối liên quan đến đồ chơi trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc có chứa các chất độc hại thì người tiêu dùng trong nước đang dần tỉnh ngộ.

Sự ủng hộ của người tiêu dùng

Phong trào tẩy chay Trung Quốc đang được diễn ra rầm rộ ở khắp mọi nơi từ chợ truyền thống, siêu thị đến các kênh mua sắm online. Và đó là những lý do vì sao, năm nay khi mùa trung thu sắp đến gần, trên thị trường đồ chơi hàng “Made in Viet Nam” xuất hiện ngày càng nhiều, phong phú và hấp dẫn hơn. Các DN trong nước đã mạnh dạn tung ra nhiều loại đèn lồng dành cho thiếu nhi với giá phải chăng, chỉ từ 10.000 đến 60.000 đồng. Có những DN còn tung ra các sản phẩm với vật liệu chủ yếu bằng giấy, dễ lắp ráp, bao bì đẹp và mẫu mã đa dạng...

Tuy nhiên, vẫn có những DN vẫn chưa nhìn nhận và nắm bắt được những cơ hội này nên đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do không cạnh tranh được. Câu chuyện của DN sản xuất đồ chơi mà chương trình Chìa Khóa Thành Công – CEO với chủ đề “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng – Đối phó với hàng nhập giá rẻ” đề cập đến trong tuần vừa rồi là ví dụ. Do mất khả năng cạnh tranh với hàng nhập giá rẻ, hoạt động kinh doanh của DN giảm sút nghiêm trọng.

Trước tình hình đó, các cổ đông của DN muốn đóng cửa sản xuất để chuyển sang làm thương mại, chuyên nhập hàng giá rẻ về bán. Còn CEO thì phản đối vì muốn giữ sản xuất, giữ thương hiệu và lo ngại hàng nhập giá rẻ giờ đang bị người tiêu dùng tẩy chay nên cơ hội thành công rất thấp. Để giúp DN tìm được lối thoát trong tình cảnh này, chương trình đã mời hai chuyên gia giàu kinh nghiệm là Tiến sĩ Lê Thẩm Dương – Trưởng khoa Quản trị kinh doanh Trường ĐH Ngân hàng TP HCM và Tiến sĩ Trần Quốc Việt – Phó TGĐ Tập đoàn Kinh Đô đến để tư vấn.

Chiến lược nào ?

Tiến sĩ Thẩm Dương cho rằng: Trước tiên CEO phải định hướng được tư tưởng chiến lược cho DN mình như sau: (1)- Nếu muốn tấn công đối thủ trực diện thì phải tìm cái yếu của đối thủ để cạnh tranh. (2)- Nếu định hướng tới yếu tố sản phẩm thì phải tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm của mình nhưng giá bán vẫn bằng với giá của họ. (3) – Nếu hướng tới yếu tố giá cả thì hạ giá xuống còn một nửa. Nhưng phương án tốt nhất là phương án thứ 4- vừa tập trung vào sản phẩm vừa kết hợp đánh vào giá cả. Tức là sản phẩm phải có sự khác biệt, đa dạng về mẫu mã, kích cỡ, màu sắc và công năng. Nhưng giá lại phải chăng và phù hợp với người tiêu dùng”. Nếu làm được như vậy thì CEO sẽ thuyết phục được các cổ đông và tìm được hướng đi cho DN. Cùng đồng tình với quan điểm trên, Tiến sĩ Trần Quốc Việt cho rằng các cổ đông cũng có lý riêng của họ vì khi bỏ tiền ra đầu tư ai cũng muốn có lợi nhuận nhưng nếu xét về đạo lý, và triết lý kinh doanh thì chắc chắn họ sẽ đồng cách nghĩ với CEO. Ông cũng nhấn mạnh rằng phương án CEO đưa ra là rất đúng nhưng cần đưa ra các lý lẽ để thuyết phục hơn. Trong trường hợp này cần giải quyết vấn đề quan điểm trước rồi mới đến sự việc và thông thường có 3 cấp giải quyết như sau: Cấp 1 – Tầm nhìn, sứ mệnh, triết lí, đạo đức kinh doanh. Cấp 2 – Cấp chiến lược: Đây là con đường DN sẽ đi để đạt đến tầm nhìn của mình và cấp 3 – Cấp chiến thuật hay nói cách khác là khả năng xoay sở trong từng tình huống gặp phải trên con đường chiến lược mà DN vạch ra.

Trong tình huống này CEO phải dùng tới cấp 1 và cấp 2 để thuyết phục các cổ đông thì mới có kết quả tốt. Nếu bắt buộc phải chấp nhận phương án nhập hàng giá rẻ về bán thì cần xác đính đó là cách làm ngắn hạn . Bên cạnh đó, ông cũng khuyên CEO nên tận dụng thời điểm vàng hiện nay là người tiêu dùng đang có xu hướng quay về ủng hộ hàng VN và tẩy chay hàng nhập giá rẻ.

Theo DĐDN

Mới nhất

x
Thời cơ vàng cho doanh nghiệp sản xuất đồ chơi trẻ em
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO