Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời chất vấn về thị trường vàng

Sau 5 tháng thực hiện Nghị định 24, các tổ chức tín dụng đã mua lại của dân hơn 60 tấn vàng.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình (ảnh: Nhật Minh/VNEconomy)

Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã khẳng định điều này sáng nay 13/11, khi trả lời chất vấn của Quốc hội.

Đã hạn chế vàng hóa nền kinh tế

Đại biểu Dương Hoàng Hương (Phú Thọ) đề nghị Thống đốc có giải pháp gì để huy động nguồn lực vàng trong dân; làm rõ việc chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới thời gian qua và biện pháp xử lý.

Theo Thống đốc, đến nay, chưa có khảo sát chính thức là có bao nhiêu vàng trong nền kinh tế. Nhưng từ thực tế hoạt động quản lý, có thể ước là 250-400 tấn vàng tùy thời kỳ. Con số này trong thời kỳ biến động mạnh là do xuất nhập lậu qua biên giới. Hiện tại khoảng 300 tấn vàng có trong dân.

Theo tính toán của Thống đốc, 1 tấn vàng = 50 triệu USD. Nếu có 300 tấn vàng thì có khoảng 150 tỷ USD. Chúng ta có lượng tiền rất lớn nằm bất động ở vàng, dưới dạng ngoại tệ. Nguồn lực này bị lãng phí, chôn vùi. Làm sao huy động được và không làm tăng thêm vàng hóa trong nền kinh tế, làm sao cho vàng chảy ra thành VND. Đấy là mục tiêu đặt ra trong đề án chống vàng hóa. Nền móng là Nghị định 24.

Số liệu từ 25/5-25/10 (sau 5 tháng thực hiện NĐ 24) có kết quả rất lớn. Hệ thống TCTD mua lại của dân hơn 60 tấn vàng (30 tỷ USD). Khi mua lại như vậy, vàng đã biến thành tiền để phục vụ nền kinh tế.

"Nếu như không phải vì quý 4, thường do quý này thanh khoản căng thẳng, thì tôi dám chắc, các TCTD sẽ phải mua hết số vàng họ nợ của dân đến ngày 25/11. Thời gian qua, thấy rằng nhìn chung về chính sách tiền tệ không nên làm căng thẳng gia tăng thì đã cho hoãn đến tháng 6/2-13 để giãn bớt căng thẳng. Vì thế, có thể mua thêm khoảng trên 80 tấn vàng trong năm nay. Bước đầu đã huy động được vàng phục vụ cho quốc kế, dân sinh" – Thống đốc nói.

Thống đốc nhớ lại, vàng là một cứu cánh cho nền kinh tế 2012. Giờ này năm ngoái, bức tranh trên thị trường tiền tệ khác hẳn, các NHTM còn vay nhau với lãi suất 25-30%, thậm chí cao hơn, nguy cơ mất thanh khoản lan rộng trong toàn hệ thống. Các DN vay lãi suất trên 20%, lúc đó chúng ta đặt mục tiêu để DN vay khoảng 17-19%. Thanh khoản vô cùng cạn kiệt.

Cùng thời gian này, Quốc hội cũng đã thông qua các chỉ tiêu của năm 2012, chúng tôi lo lắng vì lấy tiền đâu phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước. Trong khi tình hình kinh tế quốc tế rất khó khăn. Nếu bơm tiền ra để đảm bảo thanh khoản thì không có cách gì chống lạm phát… Thế nhưng, "Đến nay, việc chống được vàng hóa bước đầu đã tạo nguồn tiền phục vụ phát triển kinh tế 2012" – Thống đốc nhấn mạnh.

Không còn cơ hội cho nhập lậu vàng?

Theo Thống đốc, trước đây, mỗi khi giá vàng trong nước có biến động tạo ra sự chênh lệch lên-xuống so với giá vàng thế giới thì gây nhiều biến động về kinh tế vĩ mô, tác động thông qua mức tỷ giá. Nếu giá vàng trong nước chênh lệch cao hơn thế giới chỉ 400.000 đồng/lượng thì đã có hiện tượng đầu cơ, buôn lậu vàng qua biên giới ở qui mô rất lớn.

Trong nhiều năm qua, trước khi Nghị định 24 có hiệu lực, mỗi năm có 10-30 tấn vàng/năm nhập lậu qua biên giới. Mỗi lần chênh lệch như vậy, các đối tượng buôn vàng gom vàng trên thị trường chợ đen khiến cho thị trường chợ đen vàng, ngoại tệ hoạt động rất sôi động trong những năm trước đây.

Mỗi lần có hiện tượng như vậy, lập tức tỷ giá trên thị trường chợ đen tăng cao, kéo theo tỷ giá trên thị trường chính thức tăng theo. Từ chỗ làm cho tỷ giá tăng lên ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu. Vì độ mở nền kinh tế lớn, vì thế tỷ lệ nhập siêu lớn, ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa trong nước.

Trước khi NĐ 24 ra đời, thị trường vàng của ta bỏ ngỏ, không ai quản lý vàng miếng. Vàng miếng được phân ra thành nhiều đoạn, mỗi bộ, cơ quan quản lý một khúc trong cả thị trường. Ví dụ, NHNN chỉ có trách nhiệm quản lý vàng nhập khẩu cho phép dập vàng miếng. Nhưng khi dập thành vàng miếng rồi thì nó được cho là hàng hóa bình thường.

Đất nước ta có trên 12.000 cửa hàng kinh doanh vàng miếng. Khi đã trở thành hàng hóa bình thường thì DN chỉ cần trong giấy phép ghi là kinh doanh vàng là đã có thể buôn bán vàng miếng. Vàng miếng được lưu hành rất thoải mái, coi như một hàng hóa bình thường. Môi trường pháp lý như vậy nên hoạt động thị trường hết sức bất cập.

Nghị định 95 (về xử phạt hành chính) ra đời cuối 2011 và NĐ 24 đã bước đầu đạt mục tiêu : Nhập lậu vàng gần như được ngăn chặn. Từ tháng 4 trở lại đây, tỷ giá ngoại tệ ổn định. Giá vàng trong nước và quốc tế tăng dần lên, đến nay lên mức 3 triệu đồng/lượng. Thống đốc nhận xét : "Nếu là trước đây với lợi nhuận như thế thì đây là cơ hội lớn cho người nhập lậu vàng. Nhưng bây giờ không ảnh hưởng đến tỷ giá, kinh tế vĩ mô, giá cả, lạm phát".

Về chất vấn của đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu) đề nghị Thống đốc làm rõ việc trước đây, phí dập vàng miếng SJC là 7.000-8.000 đồng/lượng, nay SJC độc quyền thì mức phí này là 50.000 đồng/lượng. Thống đốc cho biết: đã đề nghị các vụ chức năng tìm hiểu, chưa thấy chỗ nào, ngay cả SJC, chưa bao giờ có giá dập vàng miếng 7.000-8.000 đồng/lượng. Nay, đưa mức giá 50.000 đồng là đã tính toán đầy đủ chi phí với SJC. Trước đây, SJC cũng có khung giá, nhưng khi có sốt trên thị trường thì tất cả các cty có vàng miếng đều đến dập ở SJC. Có ý kiến phản ánh là SJC lấy cao hơn mức 40.000 đồng/lượng.

"Với mức giá này, NHNN quản lý được và 50.000 đồng là mức hợp lý". Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng khẳng định nếu liên thông vàng thế giới thì chấp nhận là lại đầu cơ vàng. “Như vậy khẳng định là không liên thông” – Thống đốc nói.

Ngay sau khi Thống đốc kết thúc phần trả lời, đại biểu Nguyễn Văn Tuyết phản biện lại: “Thống đốc trả lời hay và khôn, Thống đốc đừng tưởng dân không biết gì. Nghị quyết năm 2011 nêu phấn đấu không để giá trong nước chênh lệch giá thế giới. Nghị quyết năm 2012 khẳng định liên thông giá quốc tế bảo đảm lợi ích hợp pháp của người dân. Thống đốc trả lời thế có mâu thuẫn với Nghị quyết Quốc hội không? Thu hút được 60 tấn vàng liệu có đưa vào sản xuất kinh doanh không hay là để trả nợ người dân khi mà NHNN không cho huy động vàng”.

Trả lời Đại biểu, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói: “NHNN phải cho nhập 15.000 tấn vàng vào năm 2010 để giá sát nhau. Sau đó không cho nhập thêm tý vàng nào nữa vì môi trường pháp lý thay đổi và việc nhập không còn giá trị thực tiễn”./.

Theo (vov.vn) - L.T

tin mới

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Tập trung tháo gỡ tồn tại, vướng mắc trong công tác sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Tập trung tháo gỡ tồn tại, vướng mắc trong công tác sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp

(Baonghean.vn) - Chiều 25/4, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến về triển khai công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp chủ trì hội nghị.

Thường trực Tỉnh uỷ định hướng một số nhiệm vụ công tác trọng tâm quý II/2024

Thường trực Tỉnh uỷ định hướng một số nhiệm vụ công tác trọng tâm quý II/2024

(Baonghean.vn) - Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Văn Thông giao Ban Tổ chức Tỉnh uỷ đánh giá, phân tích rõ nguyên nhân kết quả phát triển đảng viên ở nhiều đảng bộ đạt tỷ lệ thấp trong quý I/2024 để tham mưu Thường trực Tỉnh uỷ chỉ đạo kịp thời.

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An và cấp huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026

Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An và cấp huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026

(Baonghean.vn) - Hơn 350 đại biểu HĐND tỉnh và cấp huyện tham gia hội nghị với 4 chuyên đề được truyền đạt liên quan đến kinh nghiệm, kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá báo cáo kinh tế - xã hội; xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức giám sát chuyên đề đất đai, tư pháp...

Mời độc giả đón đọc báo Nghệ An số đặc biệt dịp 30/4 và 1/5/2024

Đón đọc Báo Nghệ An số đặc biệt dịp 30/4 và 1/5/2024

(Baonghean.vn) - Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu đến quý độc giả ấn phẩm đặc biệt gồm 32 trang, gộp 5 số nhật báo của các ngày 27,28, 29, 30/4 và 1/5/2024.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/4

(Baonghean.vn) - Gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; Thị trường đất nền ở Nghệ An có dấu hiệu tăng nhiệt… là những thông tin nổi bật ngày 24/4.

Chi tiết 21 quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền UBND tỉnh, Sở Nội vụ, UBND cấp huyện, cấp xã

Chi tiết 21 quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền UBND tỉnh, Sở Nội vụ, UBND cấp huyện, cấp xã

(Baonghean.vn) -UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định phê duyệt quy trình nội bộ, quy trình điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh; Sở Nội vụ; UBND cấp huyện và UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/4

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung làm việc tại huyện Hưng Nguyên; Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể; Công đoàn Nghệ An ký cam kết thi đua nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể…

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chỉ rõ hướng ưu tiên phát triển của huyện Hưng Nguyên

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chỉ rõ hướng ưu tiên phát triển của huyện Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Làm việc với lãnh đạo huyện Hưng Nguyên, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung đề nghị huyện khắc phục khó khăn, phát huy nhiều hơn lợi thế vị trí địa bàn phụ cận thành phố Vinh để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp - dịch vụ và đô thị.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/4

(Baonghean.vn) - Khai mạc kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh; Thông qua dự thảo Nghị quyết về phê duyệt bổ sung 2.187 biên chế giáo viên; Trên 12.000 ha thông chưa được xử lý thực bì, nguy cơ cháy rừng… là những thông tin nổi bật ngày 22/4.

Những điểm mới, chính sách đột phá của Luật Đất đai 2024

Những điểm mới, chính sách đột phá của Luật Đất đai 2024

(Baonghean.vn) - Tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) với nhiều điểm mới quan trọng. Chương trình Dân hỏi – Cơ quan chức năng có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Toàn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường để rõ hơn về vấn đề này.

Nghệ An quy định mức thu học phí, mức hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2023 - 2024

Nghệ An quy định mức thu học phí, mức hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2023 - 2024

(Baonghean.vn) - HĐND tỉnh vừa thông qua dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục công lập; mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng hưởng chính sách miễn giảm học phí theo quy định thuộc tỉnh Nghệ An quản lý từ năm học 2023 - 2024.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/4

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An đề xuất thu hồi đất để thực hiện 17 công trình, dự án tại 4 địa phương; Tôm nuôi chết phơi trắng hồ chưa rõ nguyên nhân… là những thông tin nổi bật ngày 21/4.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận các giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn Nghệ An

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận các giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn Nghệ An

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An vừa có Thông báo kết luận của đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh tại buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về tình hình thực hiện và giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 20/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 20/4

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên; cập nhật kiến thức về Luật Đất đai cho doanh nghiệp, doanh nhân; Hàng nghìn thí sinh tham gia thi đánh giá năng lực;… Đây là một số nội dung đáng chú ý đăng trên baonghean.vn ngày 20/4.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên ở huyện Diễn Châu và thành phố Vinh

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên ở huyện Diễn Châu và thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Sáng 20/4, Đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu dẫn đầu đến thăm, tặng quà các thương binh, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, hiện sinh sống tại huyện Diễn Châu và thành phố Vinh. 

Có một tình yêu lớn ở Tây Nguyên

Có một tình yêu lớn ở Tây Nguyên

(Baonghean.vn) - Hành trình khám phá những công trình ý nghĩa mà người dân Tây Nguyên đã xây dựng dành cho Bác đã khiến cho chúng tôi thấy được tình yêu bao la và lòng biết ơn sâu sắc của họ dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung dự họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung dự họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

(Baonghean.vn) - Chiều 19/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 19/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 19/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo; Ban Kinh tế - Ngân sách thẩm tra dự thảo một số nghị quyết trình HĐND tỉnh; Nhiều trường ở Nghệ An bắt đầu công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10...