Đến Hà Nội năm 1991, nhà nhiếp ảnh người Đức Reisen đã chụp hàng chục bức ảnh về phương tiện giao thông của người Hà Nội thời 'hậu bao cấp'.
|
Năm 1991, phương tiện đi lại chủ yếu của người Hà Nội vẫn là chiếc xe đạp. |
|
Xe máy được ưa chuộng vẫn là các kiểu xe của Honda, từ đời 79 đến 82. |
|
Ôtô thuộc diện xa xỉ, chỉ có cán bộ cao cấp hoặc giám đốc cơ quan lớn mới có xe hơi đi lại. |
|
Xe đạp, xe máy và xích lô là 3 phương tiện giao thông đặc trưng của Hà Nội thời kỳ những năm 90. |
|
Đạp xe đi làm buổi sớm hay đưa người yêu đi chơi trên chiếc xe đạp Phượng Hoàng. |
|
Đoạn đường Giải Phóng gần bến xe Giáp Bát năm 1991 |
|
Cảnh sát giao thông Hà Nội năm 1991, sắc phục áo xanh da trời nhạt và đeo xà-cột đựng biên bản xử lý vi phạm. |
|
Chắn tàu cắt ngang phố Khâm Thiên. Những năm 90, nhiều chuyến tàu phía Bắc từ Hải Phòng, Lào Cai được chạy vào tận ga Hà Nội để trả khách. |
|
Những năm 90, xích lô là phương tiện chuyên chở hữu dụng nhất của người Hà Nội. Xích lô để chở người đi chơi. Phía trên có chiếc mái che nhỏ để che mưa nắng cho khách. |
|
Có những khu vực xích lô tập trung rất đông như bến xe bến tàu hoặc cổng bệnh viện. Xích lô đi lại chậm hơn xe đạp nhưng có thể vào được những con ngõ rất nhỏ |
|
Ngoài xích lô, Hà Nội còn có xe lam cũng là phương tiện chở hàng, hoạt động chủ yếu ở bến xe phía Nam và ga Hà Nội. |
|
Đôi khi trên phố, vẫn bắt gặp loại phương tiện này chở những vật liệu 'siêu trường, siêu trọng, đi siêu chậm' |
Nguồn Zing