Thu hút và khai thác hiệu quả nguồn kiều hối

(Baonghean) - Lượng kiều hối của kiều bào Nghệ An giao dịch qua ngân hàng trong các năm từ 2012 - 2014 là 774 triệu USD, gấp 11,6 lần vốn FDI  (67 triệu USD), gấp 1,34 lần vốn ODA (576,619 triệu USD) của tỉnh. Từ nguồn tiền tệ này, đặt ra vấn đề khai thác và sử dụng nguồn vốn hiệu quả phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. 

rong những năm qua, xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp xóa đói giảm nghèo khá hiệu quả được thực hiện trên địa bàn, cùng với đó là số lượng người Nghệ An đang làm ăn sinh sống ổn định tại nhiều quốc gia đã gửi một lượng kiều hối khá lớn về quê nhà. Theo số liệu của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, hiện có khoảng 71.000 người Nghệ An đang sinh sống và làm việc (trong đó xuất khẩu lao động là 55.000 người) tại các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Như vậy, năm 2014, lượng kiều hối qua hệ thống ngân hàng ước đạt 250 triệu USD (tương đương 5.250 tỷ đồng), bằng gần 10% GDP toàn tỉnh (56.688,6 tỷ đồng), là một con số “biết nói”. Bình quân cứ mỗi người dân Nghệ An đi xuất khẩu lao động gửi về nước 3.521 USD (số liệu qua giao dịch chính thống). 
Sản xuất tại công ty may Dũng Thủy, xã Sơn Thành (Yên Thành).
Sản xuất tại công ty may Dũng Thủy, xã Sơn Thành (Yên Thành).
Các con số trên cho thấy, lượng kiều hối đổ về Nghệ An tăng mạnh trong một số năm trở lại đây chiếm tỷ trọng lớn so với vốn FDI, ODA thu hút được tại địa bàn, và hơn hết đã tạo nên một nguồn đầu tư góp phần vào xóa đói giảm nghèo, tạo thêm hàng ngàn việc làm mới tại quê nhà, xây thêm những nhà máy, công trình ý nghĩa trên quê hương. Lượng kiều hối này  càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh thu hút các nguồn đầu tư khác  ngày càng khó khăn bởi suy thoái kinh tế. 
Công ty may Dũng Thủy ở Sơn Thành – Yên Thành là một điển hình về hiệu quả của nguồn kiều hối và thu nhập từ xuất khẩu lao động về đầu tư làm giàu cho quê hương. Anh Thái Đình Dũng và vợ là những lao động sinh sống và làm ăn lâu năm ở Nga, sau khi tích lũy được kha khá nguồn vốn gửi về quê nhà, hai người  trở về quê  và đầu tư xưởng may gia công xuất khẩu, tạo việc làm cho hơn 100 lao động của xã Sơn Thành. Anh Thái Đình Dũng cho biết: “Sau 9 năm ở Nga, đáng lẽ ra sau khi trở về quê, tôi đã lấy tiền tích lũy xây nhà to đẹp để ở như người khác, nhưng rồi tôi thấy lập cơ sở sản xuất tạo việc làm cho các  lao động khác ý nghĩa hơn.
Bởi vậy tôi đầu tư hơn 1 tỷ đồng để xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc và tuyển công nhân vào làm việc”. Từ năm 2012 đến nay, Công ty của anh đã tạo nên một hình ảnh mới ở vùng quê bán sơn địa, “đưa công nghiệp về làng”. Thanh niên trong xóm chỉ việc đi bộ đến  xưởng để làm việc, trưa ăn tại công ty, chiều về nhà, làm đúng 8 tiếng/ngày. Không chỉ lao động Sơn Thành mà ở các xã kế cận như Công Thành, Viên Thành, Bảo Thành… cũng đến làm việc tại đây. Hiện nay Sơn Thành là một điển hình trong khai thác hiệu quả nguồn kiều hối về phục vụ xây dựng quê hương. Hiện xã có hơn 1700 người đang đi xuất khẩu lao động và nguồn tiền từ xuất khẩu lao động đã đóng góp rất lớn vào thành công trong xây dựng nông thôn mới của xã. 
Không chỉ Yên Thành, các huyện Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Diễn Châu… đều có nguồn tiền từ xuất khẩu lao động đổ về đầu tư cho con em, gia đình làm ăn khấm khá hơn. Anh Cao Văn Viên (khối Tân Phúc - Vinh Tân - TP Vinh) hiện đang sống ở Nga đã gửi tiền về đầu tư xe chở khách cho con trai có thêm việc làm, đồng thời nuôi các cháu ở quê đi học đại học. Chị Lê Thị Thư – phường Quán Bàu sau khi đi lao động ở nước ngoài về đã đầu tư tiền cho các con của mình đi xuất khẩu lao động ở Úc  nhằm tìm kiếm công việc có thu nhập cao hơn.
Rõ ràng kiều hối là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là tạo việc làm, ổn định đời sống người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An. Tuy nhiên cũng phải khẳng định, lượng kiều hối gửi về Nghệ An để đầu tư phát triển chưa nhiều, đang chủ yếu "chảy thẳng" vào khu vực dân cư, đang để làm nhà, mua đất, mua xe mà chưa có hướng phát huy giá trị trong giải quyết việc làm, nâng cao mức thu nhập cho người thân và lao động ở địa phương; cùng đó, chưa có kế hoạch phối hợp với các cấp chính quyền để đầu tư hiệu quả hơn cho nền kinh tế.
Hiện nay tỉnh Nghệ An đã thu hút được một số dự án đầu tư của con em người Nghệ đã và đang làm ăn sinh sống tại nước ngoài, như: Dự án Khu trung tâm thương mại, văn phòng Vicentra của Chủ tịch HĐQT Công ty Euro Windows, Dự án Khu du lịch Bãi Lữ của Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư kinh doanh Bãi Lữ,  Trường Đại học CN Vạn Xuân của ông Nguyễn Lư Thủy (Ba Lan), Công ty may  Minh Anh - Kim Liên… Các dự án này nhìn chung đã đóng góp hiệu quả trong tạo việc làm, an sinh xã hội và thu ngân sách. Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế của nguồn nhân lực, nguồn kiều hối gửi về vẫn chưa tương xứng, số dự án còn ít và các ngành, các cấp chưa có kế hoạch dài hạn để khai thác hiệu quả hơn. Nhiều nguồn tiền kiều hối được các hộ đầu tư vào bất động sản gây nên sự lãng phí lớn, làm đóng băng thị trường. Dẫu biết kiều hối là nguồn tiền của dân nên việc quyết định đầu tư vào đâu là do chính họ quyết định. Tuy nhiên, thông qua công tác tuyên truyền, tư vấn của các cấp chính quyền, các tổ chức cần tính đến những phương án có thể thu hút và sử dụng đầu tư nguồn này hiệu quả hơn. 
Theo ông Nguyễn Văn Độ - Giám đốc Sở KH và Đầu tư tỉnh thì Nhà nước nên có những chính sách ưu đãi kiều bào. Ngoài việc nới rộng những điều kiện mang tính thủ tục, cần phải làm rõ kiều bào (so với nhà đầu tư khác) sẽ được hưởng lợi ích gì, mà chính sách hiện hành chưa có. Muốn hướng kiều bào đầu tư vào sản xuất kinh doanh hay những hoạt động khác mang lại lợi ích cho nền kinh tế đất nước, Chính phủ cần có những chính sách tích cực để tạo niềm tin cho họ, hay những người thụ hưởng nguồn tiền này thông qua việc tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, thay đổi môi trường đầu tư theo hướng tích cực, đặc biệt là hạn chế thay đổi đột ngột các quy định trong hoạt động đầu tư, nới lỏng các quy định, điều khoản, thủ tục hành chính. 
Châu Lan

tin mới

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.