Thuần Hậu, một nếp làng

(Baonghean) - Lần theo câu thơ của Vương Trọng:  “Bến Cung anh đến đang chiều/ Gặp sông mà vắng mái chèo đò ngang/ Sắc trời mặt nước mênh mang…” tìm về làng Thuần Hậu, xã Trung Sơn (Đô Lương) – một vùng quê thanh bình, tươi đẹp, bên tả ngạn sông Lam.
Theo gia phả của dòng họ Nguyễn Công, làng thành lập từ thế kỷ XVII; mấy trăm năm trước, dải đất màu mỡ ven sông, đã được tổ tiên các họ Nguyễn Công, Nguyễn Thế, Phan Bá, Trần Văn… về đây khai phá. Xưa kia, làng có 4 xóm: Thuận, Nghĩa, Mỹ, Tự, lấy khu vực đình làng làm trung tâm; phía sau là đồng ruộng; phía trước là sông Lam quanh co uốn khúc.
Theo các cụ cao niên, ngày trước, trên khu đất thoáng giữa làng, rộng gần 2 mẫu, tồn tại 3 công trình cổ nằm liền nhau, được bao bọc bởi một bức tường chung, xây dựng từ đá ong Rú Cuồi. Đình Thuần Hậu 5 gian đồ sộ, gian ngoài đặt 2 bộ phản và 1 chiếc sập chân quỳ. Trước sân đình, có giếng cổ, ghép nên từ đá núi, mỗi lần cúng tế, thường lấy nước ở đây. Tại đình, tháng 6 âm lịch, làng tổ chức cúng Thành Hoàng và trước khi vào mùa, thường làm lễ Thượng Tân, cầu mong mùa màng tươi tốt. Trong cách mạng, đình là nơi dân làng tập trung mít tinh, cướp chính quyền, ngay sau đó mở các lớp bình dân học vụ. Trong kháng chiến, đình là trụ sở của các đơn vị bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc; là nơi đưa tiễn những người con của làng lên đường đi chiến đấu. 
Bến đò Cung, làng Thuần Hậu (xã Trung Sơn, Đô Lương).
Bến đò Cung, làng Thuần Hậu (xã Trung Sơn, Đô Lương).
Đền Bản Cảnh bên cạnh, có 2 toà thượng, hạ. Ngày trước, tại đền có phả tích, sau bị thất lạc; đây là nơi dân làng thường đến dâng hương, làm lễ cầu yên. Nhà thờ Võ 3 gian nằm gần đền, là nơi lưu danh và thờ tự những người con của làng đã từng tham gia quân đội thời Nguyễn (người được thờ phải từ “cấp uý, cấp quản” trở lên). Hàng năm, đầu xuân, làng lại tổ chức cúng tế tại đây. Những năm chống Mỹ, nhà thờ Võ bị dỡ bỏ, hai dãy bài vị đã được dân làng đưa về các nhà thờ họ. 
Từ đình làng, nhìn ra phía bờ sông là chùa Cày và chợ Điếm. Chùa dựng trên khu đất 5 sào, có một nhà Nho trong làng đảm nhiệm việc trông nom, lễ Phật. Chợ Điếm là chợ cổ ra đời từ xưa, do gần chợ có một điếm canh nên người làng gọi tên như vậy. Chợ đóng trên bãi bồi ven sông, gần đường lớn, có ngôi đình to và cây gạo cổ thụ; là trung tâm mua bán, trao đổi của vùng, người từ Thanh Chương, Đô Lương, Yên Thành, thường theo đường bộ, đường sông về đây về tụ họp. Trong kháng chiến, để đảm bảo an toàn, chợ đã phải di dời qua nhiều vị trí (ra sát bờ sông, lên núi Đền…), rồi sát nhập vào một chợ ở xã bên (nay là chợ Điếm - Đà Sơn). Sau bao biến đổi, thăng trầm, những công trình cổ của làng đã phai mờ dấu tích, hình ảnh quê xưa với những đền, đình, giếng, chợ thân quen… nay chỉ còn trong hoài niệm.   
Sông Lam chảy trước mặt làng, uốn thành một đường cong hình cánh cung, ôm lấy bãi bồi, nên bến sông của làng gọi là bến Cung. Từ xa xưa, bến Cung là cửa ngõ của làng, tổng, huyện, thông sang huyện bạn, một thời gắn liền với chợ Điếm, tấp nập ngược xuôi cảnh mua bán trên chợ dưới thuyền. Những năm Xô viết, bến Cung là nơi đưa người từ Cát Ngạn sang bên này sông, đi biểu tình chống Pháp, ở đồn Chợ Rạng. Những năm chống Mỹ, làng Thuần Hậu là nơi đặt trạm trung chuyển thương, bệnh binh từ các chiến trường về; trong làng, mọi người vừa chiến đấu, vừa tham gia chăm sóc, tải thương. Gần 8 năm ròng, bến đò Cung trở thành nơi vận chuyển thương, bệnh binh từ làng đi Quân y viện IV (đóng ở Cát Văn – Thanh Chương) và cũng là một trong những điểm ném bom ác liệt của giặc Mỹ trên đất Đô Lương. Ngày nay, bến sông xưa vẫn còn đó, có khác chăng chỉ là “bến đò kiểu mẫu” với thuyền máy, nhà chờ và con đường xuống bến đi giữa bãi ngô xanh đã được đổ bê tông. Với người Thuần Hậu, bến đò Cung đâu chỉ là nơi đón đưa khách sang sông, mà còn là nơi in dấu, chuyên chở cả những tháng năm đau thương mà oanh liệt.
Theo cụ Nguyễn Thế Trung (85 tuổi), người dân nơi đây từ bao đời vẫn thuần hậu như chính tên gọi của làng; ngoài chí thú làm ăn còn đam mê thể thao, văn nghệ. Ngày trước, làng nổi danh trong vùng về đội vật cù, với nhiều trai tráng, đàn ông khoẻ mạnh, thi đâu thắng đó. Làng còn lập ra một đội tuồng, tập hợp những người hát hay, diễn giỏi như ông Nguyễn Đẩu Cầm, ngày làm việc, đêm luyện tập, mỗi dịp lễ, Tết lại biểu diễn khắp làng trên xóm dưới. Thông qua những vở tuồng cổ như Trưng Trắc – Trưng Nhị, Phạm Tải – Ngọc Hoa… để chuyển tải, tuyên truyền, giác ngộ tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần chống ngoại xâm bất diệt trong nhân dân. 
Đã thành “đất lề quê thói”, người Thuần Hậu thường mời nhau uống nước chè xanh, một phong tục đẹp tự bao đời vẫn được người dân nơi đây gìn giữ. Dẫu cuộc sống trên quê xưa đã có nhiều thay đổi, “tường cao, rào kín”, nhưng tấm lòng người dân thì vẫn luôn rộng mở, ấm áp tình làng, qua bát nước chè xanh. Đêm đêm, sau tiếng gọi mời, dân làng lại quây quần, hồ hởi bên những ấm chè đang bốc khói, để hàn huyên thế sự, mà gác lại bao lo toan của cuộc sống mưu sinh. Bát nước chè xanh, tuy giản dị, mộc mạc như chính người quê, nhưng lại là chất keo kết nối tình cảm xóm làng và lưu giữ hồn quê nơi thôn dã.
Xuôi bến đò Cung, rời làng Thuần Hậu, thuyền rẽ sóng sang sông, lòng vẫn còn bao lưu luyến về tình đất, tình người Trung Sơn. “Đò chèo ra giữa lòng sông/ Nón em quai buộc nên không trùng triềng”. Vùng quê bên sông Lam ấy, dẫu chẳng còn những nét xưa cổ kính, nhưng truyền thống nhân văn, thì còn chảy mãi đến muôn sau.
Huy Thư

tin mới

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

(Baonghean.vn) - Nhiều sản phẩm thổ cẩm tinh xảo với sắc màu hấp dẫn, hoa văn đa dạng được chị em phụ nữ bản Na, xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn dệt nên bằng đam mê làm "sống lại" nghề truyền thống của đồng bào Thái ở vùng biên Nghệ An. 

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

(Baonghean.vn) - Để tiết kiệm chi phí thuê nhân công, giải quyết bài toán thiếu lao động làm nông, các tổ đổi công được thành lập. Nhà này hỗ trợ nhà kia, xoay vòng vậy cho đến hết mùa, vừa tạo nét đẹp văn hóa trong lao động, vừa thắt chặt tình đoàn kết, tạo động lực thúc đẩy sản xuất…

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

(Baonghean.vn) - L.T.S: Liệu có phải lúc nào hôn nhân và tình yêu cũng phải song hành? Liệu có phải hôn nhân là nấm mồ chôn vùi tình yêu? Thực tế cho thấy ở người Mông, đôi khi có một sự tồn tại độc lập giữa khái niệm hôn nhân và tình yêu...

Cây quế Quỳ ở Quế Phong. Ảnh: Nhật Lân

Cây quế Quỳ cần được quan tâm bảo hộ chỉ dẫn địa lý

(Baonghean.vn) - “Nhất quế Quỳ, nhì quế Thanh”, từ ngàn năm trước, cùng với ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai, trầm hương,... quế Quỳ là một sản vật được cung tiến, xuất khẩu sang Trung Quốc và nhiều nước. Vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với đặc sản này cần được quan tâm.

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

(Baonghean.vn) - Với truyền thống Lộc Đa, Đức Thịnh – nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của phủ Hưng Nguyên, là nơi khởi đầu cho cuộc biểu tình Xô viết 1930-1931, mảnh đất mà mỗi địa danh đều thắm đỏ niềm tự hào cách mạng: Đền Trìa, nhà thờ họ Hoàng, nhà thờ họ Uông… 

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

(Baonghean.vn) - Xã Thạch Ngàn là nơi đón 80 hộ đồng bào Đan Lai về sinh sống tại các bản Thạch Sơn, Bá Hạ, đời sống hết sức khó khăn. Vài năm nay huyện Con Cuông đang đẩy mạnh Chương trình Ngân hàng bò giúp đỡ hộ nghèo, ở xã Thạch Ngàn có 10 hộ tham gia...

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

 Khát vọng lan tỏa dân ca ví, giặm

Khát vọng lan tỏa dân ca ví, giặm

(Baonghean.vn) - Nằm trong số những nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của tỉnh được Nhà nước vinh danh, Nghệ nhân Nhân dân Võ Thị Hồng Vân và Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Thị Cẩm Vân luôn đau đáu, trăn trở với việc gìn giữ, phát huy giá trị của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Mây trắng

Ngắm mây trên bản biên giới Phà Chiếng

(Baonghean.vn) - Phà Chiếng là bản biên giới thuộc xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn. Nơi đây đường đi hiểm trở, điều kiện sống của đồng bào gặp vô vàn khó khăn. Bù lại, thiên nhiên đã ban tặng cho bản Phà Chiếng cảnh sắc nên thơ, hữu tình, không khí mát lành, đặc biệt là có mây phủ quanh năm.

Phấn đấu xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh

Phấn đấu xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh

(Baonghean.vn) - Với điều kiện địa lý, thiên nhiên hùng vĩ và kỳ thú, đất Anh Sơn sớm đi vào thi phú của tiền nhân với những áng văn trác tuyệt; đây cũng là vùng “địa linh” dày dặn truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng, góp một dấu son vào pho sử vàng đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Ngát hương sen tháng 5 trên quê hương Bác Hồ

Ngát hương sen tháng 5 trên quê hương Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp tháng 5 về, những hồ sen ở quê Bác, xã Kim Liên (Nam Đàn) lại nở hoa, tỏa hương thơm ngát. Hoa sen không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.
Một đời đắm say với tiếng sáo quê hương

Một đời đắm say với tiếng sáo quê hương

(Baonghean.vn) - Minh An không đến với sáo bằng sự tình cờ mà đó là sự lựa chọn của chính em từ thuở thiếu thời, là con đường bền bỉ, nhẫn nại dù gặp không ít gian khó. Em dành cho cây sáo nhỏ bé ấy cả tuổi xuân tươi đẹp nhất của mình, và ngược lại, sáo cũng hồi đáp em một sự nghiệp đáng tự hào.
Hướng tới Lễ hội Làng Sen cấp quốc gia

Hướng tới Lễ hội Làng Sen cấp quốc gia

(Baonghean.vn) - Hơn 40 năm qua, Lễ hội Làng Sen được tổ chức hàng năm là sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của Nhân dân, là dịp để người dân cả nước nói chung, Nghệ An nói riêng bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu.
Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

(Baonghean.vn) - Tuy không còn nhộn nhịp như trước, nhưng nghề rèn truyền thống ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn vẫn đang được duy trì, gìn giữ bởi những người thợ yêu nghề. Cùng với sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, họ đã tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn xứ Nghệ

Lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, hàng chục trang báo và cả mạng xã hội phản ánh, chia sẻ khá nhiều về việc Hội đồng hương Nghệ An sẽ tổ chức đêm nhạc Mạch nguồn ví, giặm, vinh danh 5 nhạc sĩ tiêu biểu của quê hương.
Ai về chợ Ú Đại Sơn...

Ai về chợ Ú Đại Sơn...

(Baonghean.vn) - Chợ Ú (xã Đại Sơn, Đô Lương) không chỉ được biết đến là chợ trâu bò lớn nhất Đông Nam Á, mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của vùng quê xứ Nghệ.

Nghệ An: Đi đâu chơi vào dịp lễ 30/4-1/5?

Nghệ An: Đi đâu chơi vào dịp lễ 30/4-1/5?

(Baonghean.vn) - Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, là thời điểm thích hợp để các gia đình đi du lịch cùng nhau. Nếu chưa biết dịp lễ này đi đâu, sau đây là một số điểm đến không thể bỏ qua tại Nghệ An mà quý vị có thể tham khảo.

Thác Hồng Sơn ở Tân Hợp cao hơn 100m, chảy dài theo triền đá, ngày đêm tuôn những cột nước trắng xóa. Ảnh: Cẩm Tú

Hấp dẫn du lịch Tân Kỳ

(Baonghean.vn)-  Với Km số 0 - nơi khởi đầu đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại, những dãy núi trùng điệp, những hang động, thác nước cùng phong tục đặc sắc của đồng bào đã giúp Tân Kỳ hội tụ yếu tố để phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng. 
Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa

Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa

(Baonghean.vn) - Khi thực dân Pháp bị đánh bại, những đồn điền rộng lớn tại khu vực Phủ Quỳ đã bị tịch thu. Riêng hàng me được trồng từ ngày người Pháp đặt chân lên đây vẫn được giữ lại, trở thành một tài sản xanh độc đáo cho vùng đất TX.Thái Hòa ngày nay…