Thuốc hay từ cây dâu da xoan
Dâu da xoan còn gọi là châm châu, dâm bôi. Cây mọc hoang ở miền núi và cũng được trồng nhiều ở địa phương.
Dâu da xoan còn gọi là châm châu, dâm bôi. Cây mọc hoang ở miền núi và cũng được trồng nhiều ở địa phương. Đông y dùng lá, vỏ thân và hạt ở quả chín làm thuốc. Có thể dùng tươi hay khô, dâu da xoan được xem như một vị thuốc chữa ho, đầy bụng. Dùng ngoài chữa đau nhức, sưng đầu gối. Quả chín ăn rất ngọt và ngon, kích thích tiêu hóa, lá dùng chữa sưng tấy, mụn nhọt, lở loét, dị ứng. Thường dùng giã nát trộn giấm bôi.
Quả chín của cây dâu da xoan ăn rất ngọt và ngon, kích thích tiêu hóa, lá dùng chữa sưng tấy, mụn nhọt, lở loét, dị ứng. |
Cách dùng dâu da xoan chữa bệnh:
Chữa ho: vỏ cây dâu da xoan 10g, sắc khoảng 300ml nước, còn 100ml, chia hai lần uống trong ngày. Uống trong 5 ngày.
Trị chứng đau nhức, sưng đầu gối: lá dâu da xoan tươi 30g, rửa sạch giã nát, trộn với giấm hay rượu đắp lên nơi đau, sưng. Ngày đắp hai lần vào sáng và tối trước khi đi ngủ, mỗi lần đắp khoảng 30 phút.
Chữa đầy bụng, khó tiêu: hạt dâu da xoan 8g, sao vàng hạ thổ, sắc với 2 bát nước còn khoảng nửa bát. Uống khi thuốc còn ấm, uống sau bữa ăn sáng. Uống liên tục trong 3 ngày.
Theo Sức khỏe và đời sống