Thụy Điển công nhận Nhà nước Palestine

(Baonghean.vn) - Thụy Điển là quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu công nhận Nhà nước Palestine. Chính quyền Stockholm tin rằng vùng lãnh thổ Palestine thỏa mãn các điều kiện mà luật quốc tế quy định về như thế nào là một nhà nước.
Bà Margot Wallstrom Bộ trưởng Bộ ngoại giao Thụy Điển hôm 8 tháng 10 năm 2014 tại Helinski. Ảnh: AFP
Bà Margot Wallstrom Bộ trưởng Bộ ngoại giao Thụy Điển hôm 8 tháng 10 năm 2014 tại Helinski. Ảnh: AFP
Trong một cuộc họp báo, bà Margot Wallstrom - người đứng đầu Bộ Ngoại giao Thụy Điển đã nói “Chính phủ cho rằng những điều kiện mà luật pháp quốc tế quy định để công nhận Palestin là một nhà nước đều được thỏa mãn như có một lãnh thổ, có một dân cư ổn định và có một chính phủ”. Bà Margot còn cho rằng đáng lẽ quyết định trên phải được đưa ra sớm hơn chứ không phải là chờ tới bây giờ. Được biết, Thụy Điển là nơi có một lượng lớn người Palestine cư trú. Chính quyền Stockholm đã đưa ra quyết định này vào thời điểm những nỗ lực nhằm giải quyết cho cuộc xung đột kéo dài từ nhiều thập kỷ giữa Palestine và Israel đang rơi vào bế tắc. 
Ngay lập tức, Tổng thống Palestine đã hoan nghênh hành động này của chính quyền Stockholm và xem đây là một “hành động dũng cảm và mang tính lịch sử”. Phát ngôn viên của Tổng thống thông báo “Ông Abbas kêu gọi tất cả các quốc gia trên thế giới nếu còn đang lưỡng lự việc có nên công nhận Palestine là một nhà nước hay không thì nên làm theo tấm gương của Thụy Điển. Palestine là một quốc gia đã giành được độc lập từ năm 1967 và có thủ đô là Đông Jerusalem”. Ngược lại, trong một tuyên bố, ông Avigdor Lieberman - Ngoại trưởng Israel cho rằng đây là một quyết định sai lầm và đáng tiếc của chính quyền Stockholm đồng thời điều này chỉ càng làm tăng thêm những hành động cực đoan tại vùng đất vốn thường xuyên xảy ra các vụ giao tranh. Ông Avigdor tuyên bố “Chính phủ Thụy Điển phải biết rằng các mối qua hệ ở Trung Đông là rất phức tạp cho nên cần phải có những hành động thật thận trọng trước những sự việc tại khu vực này”. Mỹ đã chào đón tuyên bố trên của Thụy Điển với một thái độ hoài nghi và cho rằng việc công nhận Palestine trở thành một nhà nước là “quá sớm”.
Theo chính quyền Palestine, có khoảng 135 quốc gia trên thế giới đã công nhận Palestine là một nhà nước. Trong số đó bao gồm 7 thành viên của Liên minh châu Âu là Cộng hòa Séc, Hungary, ba Lan, Bulgaria, Romania, Malta và Síp. Còn theo con số của AFP thống kê thì có ít nhất 113 nước công nhận nhà nước Paletine.
Theo đánh giá của giáo sư luật quốc tế Ove Bring, hành động của Thụy Điển là “một hiệu ứng ngoại giao mà cuối cùng có thể tạo thành một quả bóng tuyết”. Giáo sư Ove kết luận đó là thành công tâm lý về mặt chính trị cho Palestine và những người ủng hộ một giải pháp cho hai nhà nước.
Bà Margot tuyên bố Thụy Điển sẽ không tham gia mà chỉ có mặt trong các tiến trình hòa bình. Thụy Điển đã quyết định tăng số lượng viện trợ song phương của mình cho Palestine lên 500 triệu curon (khoảng 53,9 triệu euro). Tổng lãnh sự quán Thụy Điển tại Jerusalem cho biết chương trình hỗ trợ trong 5 năm cho Palestine hiện nay là 1,5 tỷ curon.
Chu Thanh
Theo Liberation 30/10

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.