Tiếng kèn trong đời sống tâm linh người Thái

(Baonghean) - Trong đám tang của người Thái ở miền Tây Nghệ An, từ xưa đến nay, chiếc kèn luôn giữ vị trí quan trọng.
Khi trong nhà có người nằm xuống, khâm liệm xong là làm lễ nhập quan tài, sau ba hồi trống đánh lên cho cả bản, cả mường cùng biết, thì ngay lập tức người nhà phải đi tìm “thầy kèn”. Có “thầy kèn” đến nhà rồi, người ta mới thành lập hội nhạc đám tang (tiếng Thái - Tày - Mường ở huyện Quỳ Hợp gọi là “củ xủ”). Có hội “củ xủ” rồi, công việc của lễ nhập quan tài mới được tiến hành.
’’Thầy kèn’’ và hội ’’củ xủ’’ trong một đám tang đồng bào Thái ở xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp.
’’Thầy kèn’’ và hội ’’củ xủ’’ trong một đám tang đồng bào Thái ở xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp.
Trong suốt 3 ngày quàn thi hài trong nhà, tiếng kèn và trống hầu như không dứt, cả đêm lẫn ngày. Mỗi lần có ai đến viếng, hội “củ xủ” lại cử hành một “hiệp”, thường kéo dài chừng 2 phút. Trong thời gian cử hành nhạc, người đến viếng đứng im, hơi nghiêng đầu để tưởng nhớ. Khi tiếng kèn vừa dứt, người đến viếng liền ngồi thụp xuống rồi quỳ lạy trước quan tài, sau đó ngồi ôm mặt khóc. Nhạc “củ xủ” lại nổi lên một “hiệp” nữa, lần này kéo dài đến gần 3 phút. Khi tiếng kèn dứt  thì người đến viếng cũng đứng dậy, đi ra khỏi nhà, cuộc viếng kết thúc!
Thường trong 3 ngày của đám tang,  ngày thứ 2 hai đông khách đến viếng nhất. Hội “củ xủ” phải làm việc liên tục từ sáng đến chiều tối. Cả ngày hầu như không dứt tiếng kèn, cho đến tận đêm khuya. Hết người viếng rồi thì tiếp tục thổi kèn làm các lễ khác trong đám tang. Không làm lễ thì thổi kèn cho con cháu đánh cồng chiêng. Khi người thổi kèn có giai điệu chậm, thì người đánh cồng chiêng và đánh trống cũng đánh chậm lại, còn khi giai điệu kèn nhanh thì tiếng cồng chiêng và tiếng trống cũng nhanh theo… và khi tiếng kèn đột ngột dừng lại (vì một lý do nào đó) thì cồng chiêng và trống cũng dừng theo ngay. Người thổi kèn bởi thế mới được gọi là “thầy kèn”, tiếng kèn có chức năng dẫn dắt tất cả các nhạc cụ khác như cồng chiêng, trống, mõ tre và thanh la phải theo mình. Trong đám tang, khi nhạc “củ xủ” nổi lên, cho dù trống lên tiếng trước, nhưng chưa có tiếng kèn thì các thứ khác ( cốc, mông, phèng la…) cũng chưa lên tiếng phụ họa được. 
Đến ngày di quan, hội “củ xủ” đi đầu, và đương nhiên là người thổi kèn phải đi trước, vừa đi vừa thổi cho tiếng kèn giữ nhịp “củ xủ” từ nhà ra tới tận rú mồ, dù đường ngắn hay dài thì tiếng kèn vẫn không ngắt quãng.
Tiếng kèn quan trọng trong một đám tang là như vậy, nên không phải ai cũng biết thổi kèn. Muốn tập thổi kèn, người ta phải đi thật xa bản, ở trên nương rãy hoặc ngoài bờ suối, thường là đi chăn trâu một mình hoặc ở rãy một mình thì mới dám tập thổi kèn. Tiếng kèn cất lên trong bản, cho dù ở giai điệu nào, cho dù thổi tập hay thổi cho vui thì cũng vẫn được cho là kiêng, nghe rất dễ sợ bởi cảm giác tang tóc, không yên bình, bị phản đối. Lại nữa, những người biết thổi kèn thường có tư chất khá đặc biệt, như là nghề mo, nghề cúng hoặc làm những việc tương tự có liên quan nhiều đến tâm linh, thậm chí là phải có nòi, có dòng, nghĩa là có sự truyền đời từ ông, đến cha, rồi đến con cháu. 
Cho đến tận bây giờ, cho dù đã có nhiều đổi thay trong quá trình thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang của MTTQ các cấp, nhưng nhạc “củ xủ” trong đám tang thì chưa ai bỏ được. Có người chết là người nhà lập tức đi tìm cho bằng được “thầy kèn”. Chính vì thế mà các “thầy kèn” bây giờ đang có xu hướng “thương mại hóa” tiếng kèn đám tang của mình.
Ngày nay, không ai thổi kèn nữa, bọn trẻ lớn lên đều lo làm ăn kinh tế, chứ mấy ai nghĩ đến chuyện đi học thổi kèn? 
Thái Tâm

tin mới

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.