Tiếp tục "nóng" cuộc đối đầu Nga – phương Tây

(Baonghean.vn)- Tranh cãi và căng thẳng giữa Nga và phương Tây lại đang nóng lên khi vừa qua Nga đã phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về việc thành lập một tòa án về vụ tai nạn của máy bay Malaysia mang số hiệu MH17. Đây có thể coi là động thái cứng rắn của Nga trong “cuộc đấu” với phương Tây khi vấn đề MH17 được Nga coi là đang bị chính trị hóa.

MH 371
Các chuyên gia tiến hành điều tra vụ tai nạn máy bay MH17 (Ảnh Sputnik News)

Tại sao Nga phản đối

Trong một diễn biến mới nhất, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov tuyên bố Nga phản đối việc chính trị hóa cuộc điều tra vụ rơi bay MH17 của Hãng hàng không Malaysia tại miền Đông Ukraine. Ông Peskov nhấn mạnh vấn đề không phải thành lập tòa án mà là xác định đối tượng chịu trách nhiệm thông qua một cuộc điều tra khách quan, theo đó thu thập đầy đủ thông tin và xử lý toàn bộ thông tin một cách khách quan. Trong khi đó, hãng tin Sputnik của Nga dẫn lời Tiến sĩ Luật học Alexander Domrin cho rằng, việc vội vàng đòi lập tòa án trước khi có kết quả điều tra vụ MH17 nếu xét từ quan điểm thủ tục tố tụng thì điều này là vô nghĩa.

Ở một diễn biến khác, hãng tin Sputnik của Nga đưa tin, nhà kinh tế nổi bật và là cựu Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ phụ trách Chính sách Kinh tế Paul Craig Roberts tuyên bố các dẫn chứng thực tế đã bác bỏ khả năng Nga có lỗi trong vụ máy bay MH17 của Malaysia bị bắn rơi ở miền Đông Ukraine. Theo đó, chuyên gia Mỹ cho rằng có điều gì đó rất đáng ngờ về cách Washington và Kiev từ chối công bố thông tin quan trọng liên quan đến vụ MH17, trong khi Nga cung cấp tất cả các bằng chứng về vụ này và hợp tác với các nhà điều tra độc lập.

Cuộc chiến tiếp tục căng thẳng

Điều mà dư luận quốc tế quan tâm là vấn đề rơi máy bay MH17 đang trở thành cuộc chiến căng thẳng trên vũ đài chính trị quốc tế giữa Nga và phương Tây. Nga cho rằng việc Mỹ và đồng minh xúc tiến thành lập tòa án xét xử vụ MH17 là động thái nhằm mục đích chính trị và điều này càng khiến mối quan hệ Nga – phương Tây thêm “nóng”. Suốt 1 năm qua, đã có không ít tranh cãi xảy ra giữa Nga và các nước phương Tây liên quan đến vụ rơi máy bay MH17. Cả hai bên đều đưa ra những cáo buộc lẫn nhau có liên quan đến vụ việc. Trên thực tế, cho đến nay, thủ phạm bắn rơi chiếc máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia ở miền Đông Ukraine vẫn chưa được đưa ra ánh sáng. Công việc điều tra vẫn đang tiếp tục. Dư luận đặt ra câu hỏi tại sao Mỹ và các nước phương Tây lại “sốt sắng” thành lập tòa án để xét xử vụ này như vậy? Tại sao Nga lại cương quyết phản đối đề xuất này của phương Tây?

Về phía Mỹ và phương Tây, có thể thấy, phong trào đổ lỗi nhằm vào Nga đã nhanh chóng tràn ngập trên báo chí phương Tây chỉ vài giờ ngay sau khi xảy ra vụ máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines rơi ở miền đông Ukraine hồi tháng 7 năm ngoái. Do đó, một cuộc chiến truyền thông đã bùng nổ giữa Nga và phương Tây liên quan đến vụ việc này và kéo dài cho đến tận bây giờ. Mặc dù chưa có thông báo cuối cùng về kết quả điều tra vụ rơi máy bay MH17 nhưng việc lập tòa án sẽ khiến vấn đề được đưa ra xét xử. Song, việc tòa án này xét xử có lợi cho phương Tây là điều mà ai cũng có thể nhìn thấy. Bên cạnh đó, những vấn đề gai góc như tòa xử theo luật nào, làm sao bắt giữ và đưa các nghi phạm ra xét xử… vẫn chưa được làm rõ khi phương Tây đề xuất thành lập tòa án cũng khiến cho vấn đề trở nên mập mờ. Vì thế, việc lập tòa án trước khi có kết quả điều tra cuối cùng có thể xem là bước chạy đà của phương Tây nhằm về đích trước Nga trong vụ việc MH17.

Về phía Nga, việc phủ quyết Nghị quyết thành lập tòa án xét xử vụ rơi máy bay MH17 đã khiến nước này chịu nhiều chỉ trích từ các nước phương Tây. Có thể thấy, dù đang trên thế yếu khi 1 mình phải chống lại nhiều quốc gia phương Tây tại Hội đồng bảo an, song Nga vẫn cương quyết thực hiện việc phủ quyết. Thứ nhất, có rất nhiều vụ máy bay dân sự bị quân đội các nước bắn hạ nhưng chưa có vụ nào được đưa ra tòa án của Liên Hợp Quốc xét xử trước đây. Thứ hai, tòa án do Mỹ và phương Tây đề xuất thành lập rõ ràng không có lợi cho Nga. Tất nhiên, ít có khả năng Nga sẽ hợp tác với bất kỳ vụ xét xử nào diễn ra ở phương Tây. Theo quan điểm của Nga, phương Tây đã không trung thực khi Nga vẫn đang ủng hộ một cuộc điều tra độc lập liên quan đến vụ MH17 thì Mỹ và phương Tây chưa cho thấy sự hợp tác rõ ràng. Vì thế, Nga cho rằng, phương Tây đã sử dụng vụ rơi máy bay MH17 để chĩa mũi nhọn vào Nga, khiến Nga bị cô lập.

Nhìn rộng ra, cuộc chiến xoay quanh vụ rơi máy bay MH17 giữa Nga và phương Tây chỉ là một vấn đề trong chuỗi mâu thuẫn kéo dài giữa hai bên từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine.  Có lẽ, khi lòng tin và cái nhìn thiện cảm về nhau đã không còn tích cực thì những vụ “đối đầu” như thế này sẽ còn là vấn đề gai góc trong quan hệ giữa Nga và phương Tây.

Nguyễn Cao Biền

tin mới

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.