Tín dụng chính sách góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội

(Baonghean) - Sau 10 năm thành lập và đi vào hoạt động, hệ thống Ngân hàng CSXH tỉnh Nghệ An không ngừng phát triển cả về quy mô và chất lượng, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội.

Nhân dịp tổng kết 10 năm thành lập Ngân hàng CSXH, Báo Nghệ An có cuộc trao đổi với đồng chí Thái Văn Hằng - Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH tỉnh Nghệ An.

Phóng viên: Xin đồng chí đánh giá kết quả nổi bật sau 10 năm triển khai thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách?

Đồng chí Thái Văn Hằng: Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, ngày 4/10/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo, tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, nhằm tập trung  mọi nguồn lực tài chính đầu tư cho chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Cùng với các địa phương trong cả nước Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh được thành lập và khai trương đi vào hoạt động từ ngày 9/4/2003.

Nhờ được vay vốn, chị Lương Thị Hiền ở xóm 6, xã Nghĩa Thắng (Nghĩa Đàn) chuyển đổi vườn tạp sang trồng cam, tiêu cho thu nhập cao. Ảnh: S.M

Trong 10 năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH Việt Nam, của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác, hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh đã đạt được một số kết quả nổi bật:

Thứ nhất, tranh thủ và tập hợp được nguồn vốn lớn từ Trung ương tới địa phương. Đến ngày 31/12/2012, tổng nguồn vốn 5.731 tỷ đồng, tăng gấp 17 lần so với năm 2003, tốc độ tăng trưởng vốn bình quân hàng năm 36,1%. Trong đó tiếp nhận  nguồn vốn của Trung ương chiếm tới 98%, nguồn vốn địa phương chỉ 2%.

Thứ hai, triển khai kịp thời, có hiệu quả 10 chương trình tín dụng chính sách (cho vay hộ nghèo; Học sinh, sinh viên; Giải quyết việc làm; Nước sạch và vệ sinh môi trường; Xuất khẩu lao động….) với doanh số cho vay 8.700 tỷ đồng, tạo điều kiện cho 728 ngàn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn đầu tư vào sản xuất, cải thiện đời sống. Đến nay, tổng mức dư nợ đạt 5.724 tỷ đồng. Nhờ đó, đã giúp cho 62 ngàn hộ nghèo thoát nghèo, 119 ngàn hộ nghèo cải thiện cuộc sống, tạo việc làm cho 209 ngàn lao động, 170 ngàn sinh viên hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, 7.164 lao động được đi XKLĐ; 69.486 hộ gia đình tại vùng nông thôn được vay vốn, xây dựng trên 90 ngàn công trình nước sạch, công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn, nhằm cải thiện môi trường tại khu vực nông thôn; 26.388 hộ được vay vốn làm nhà ở theo chương trình 167… góp phần làm giảm tỷ lệ hộ đói nghèo của tỉnh theo các giai đoạn thay đổi chuẩn nghèo từ 14,79% năm 2002 xuống còn 7,6% năm 2005 và từ 26,7% năm 2006 xuống còn 14,54% năm 2010 và từ 22,6% năm 2011 xuống còn 15,61% cuối năm 2012.

Thứ ba, cùng với tăng trưởng về quy mô, chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện, bảo tồn và phát triển vốn: Tỷ lệ thu hồi vốn đạt trên 99% (doanh số thu nợ 10 năm 3.194 tỷ đồng, bằng 36,1% tổng doanh số cho vay). Tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,41% tổng dư nợ.

Thứ tư, xây dựng hệ thống mạng lưới tổ chức từ tỉnh đến cơ sở hoạt động có hiệu quả. Đến nay toàn tỉnh gồm Hội sở tỉnh, 20 phòng giao dịch cấp huyện, 480 điểm giao dịch tại xã và hơn 8.400 tổ tiết kiệm và vay vốn đã và đang đồng hành với người nghèo và các đối tượng chính sách.

Phóng viên: Như vậy kết quả mà Ngân hàng CSXH đạt được trong 10 năm là rất lớn, thực sự góp phần đắc lực trong công tác xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Vậy để có được kết quả đó, bài học kinh nghiệm rút ra là gì, thưa đồng chí?

Đồng chí Thái Văn Hằng: 10 năm qua, thành công của Ngân hàng CSXH đáng ghi nhận và biểu dương, khích lệ. Và trên thực tế đã được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và đặc biệt là sự ghi nhận, đồng tình ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân. Để có được những thành công lớn, từ thực tiễn chúng ta rút ra một số bài học:

1. Tranh thủ được sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền địa phương các cấp, được nhân dân đồng tình ủng hộ thì mọi việc khó đều thành công. Trước hết là khai thác và phát huy sức mạnh của toàn xã hội góp phần xây dựng Ngân hàng CSXH trưởng thành như ngày nay. Đã tổ chức thực hiện có kết quả phương châm là Trung ương và địa phương, Nhà nước và nhân dân cùng làm là giải pháp quyết định sự thắng lợi toàn diện, góp phần thực hiện có kết quả mục tiêu giảm nghèo. Đồng thời là giải pháp quan trọng hàng đầu để tiếp tục củng cố, xây dựng, phát triển sự lớn mạnh bền vững của Chi nhánh trong tương lai.

2. Thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp trong việc thực hiện phương thức tín dụng cho vay trực tiếp, uỷ thác một số nội dung công việc và giải ngân tại xã, thực hiện công khai, minh bạch tạo được lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và Ngân hàng CSXH các cấp.

3. Phát huy tốt vai trò kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với mọi hoạt động của Ngân hàng CSXH.

4. Coi trọng công tác tuyển chọn, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ trong ngành có tâm huyết, tinh thông nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật và phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự. Tạo lập lòng tin với khách hàng là nhân tố quyết định mọi thành công.

5. Thường xuyên làm tốt công tác thông tin tuyên truyền làm cho mọi chủ trương chính sách đến kịp thời với người dân để người dân cùng thực hiện đúng chính sách.

Phóng viên: Để Ngân hàng CSXH thực hiện tốt hơn nữa vai trò là “bà đỡ” cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững, trong thời gian tới cần phải tập trung thực hiện mục tiêu nhiệm vụ, và những giải pháp gì?

Đồng chí Thái Văn Hằng: Trong giai đoạn tới nhiệm vụ của Ngân hàng CSXH tỉnh cần phải bám sát sự chỉ đạo của Trung ương về triển khai chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, mục tiêu tổng quát là phát triển Ngân hàng CSXH theo hướng ổn định, bền vững, đảm bảo thực hiện tốt tín dụng chính sách của Nhà nước, đồng thời phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác và mục tiêu cụ thể cần phải đạt được đó là:

- 100% hộ nghèo và đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận  với nguồn vốn và các sản phẩm, dịch vụ do Ngân hàng CSXH cung cấp.

- Nguồn vốn và dư nợ đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm trên 10%.

- Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1% tổng dư nợ.

- Phối hợp lồng ghép có hiệu quả tín dụng chính sách với hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và các hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội nhằm mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.

Để đạt được những mục tiêu trên, cần tập trung vào một số giải pháp chính:

- Tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội trong việc thực hiện tín dụng chính sách nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách và chất lượng dịch vụ uỷ thác.

- Chủ động, tranh thủ nguồn vốn từ Trung ương đến địa phương và đến cộng đồng dân cư. Tích cực thu hồi nợ đến hạn, tăng vòng quay vốn tín dụng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tượng chính sách.

- Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH các cấp nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước, chế độ của ngành, các văn bản chỉ đạo điều hành nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro trong tín dụng chính sách. Chăm lo công tác quy hoạch, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ Ngân hàng CSXH. Chú trọng phối hợp với các tổ chức nhận ủy thác để mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ ngân hàng cho cán bộ quản lý tổ vay vốn.

- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với các tổ chức chính trị xã hội, coi trọng nâng cao chất lượng hoạt động của tổ TK&VV. Thực hiện nghiêm túc chương trình giao ban theo định kỳ giữa Ngân hàng CSXH và tổ chức hội các cấp, nhất là cấp xã. Thực hiện tốt quy chế hoạt động của tổ vay vốn, bảo đảm việc bình xét, lựa chọn các hộ gia đình vay vốn được công khai, dân chủ và chính xác.

- Triển khai đồng bộ công tác kiểm tra tại Ban đại diện các cấp, Ngân hàng CSXH và các tổ chức nhận ủy thác. Trên cơ sở có chương trình kiểm tra hàng tháng, quý và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đối chiếu của các tổ chức nhận ủy thác. Khuyến khích nhân nhân phản ánh ý kiến về hoạt động của Ngân hàng CSXH thông qua các hộp thư góp ý tại UBND xã, phường.

- Tổ chức tốt hơn các hoạt động thông tin tuyên truyền về tín dụng chính sách thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao quan điểm nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành, các đoàn thể xã hội về một chủ trương và mô hình đúng đắn, một địa chỉ tin cậy của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đồng thời làm cho mọi người dân hiểu rõ hơn về Ngân hàng CSXH là có vay, có trả gốc và lãi, xoá bỏ tư tưởng vốn cho, vốn trợ cấp của Nhà nước.

Phóng viên: Xin cảm ơn đồng chí!

Hữu nghĩa (Thực hiện)

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.