Tình hình tôm chết và một số biện pháp phòng ngừa

09/06/2014 19:25

Trong những ngày gần đây, do tình hình nắng hạn gay gắt, môi trường nước trên các sông rạch và trong các ao đầm nuôi biến động rất lớn gây bất lợi, làm cho tôm nuôi ở nhiều vùng bị chết với mức độ khá cao

Lũy kế từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp bị chết là 407,92ha, tôm quảng canh và quảng canh cải tiến là 3.619,5ha. Kết quả quan trắc môi trường nước phục vụ cho nuôi trồng thủy sản của Chi cục Nuôi trồng thủy sản Cà Mau cho thấy môi trường chuyển biến theo chiều hướng xấu gây bất lợi cho tôm nuôi: Độ mặn, nhiệt độ, pH… tăng cao, một số khu vực sâu trong nội đồng nguồn nước có dấu hiệu ô nhiễm, hàm lượng NH3, H2S… khá cao vượt ngưỡng thích hợp đối với tôm nuôi do việc xả thải từ các ao nuôi có tôm bị chết và do khả năng trao đổi nước kém.

Về nguyên nhân dịch bệnh gây tôm chết là hội chứng hoại tử gan tụy cấp, đây là một loại bệnh rất nguy hiểm. Hội chứng hoại tử gan tụy cấp xảy ra ở cả tôm sú và tôm chân trắng nuôi thâm canh và bán thâm canh, giai đoạn tôm chết đôi khi rất sớm, khoảng 1 - 2 tuần tuổi. Biểu hiện dễ nhận thấy là tôm ngừng ăn, bơi chậm, vỏ mỏng, màu tôm nhợt nhạt; gan tụy có biểu hiện sưng, nhũn, teo và chết hàng loạt; thời gian dịch bệnh xảy ra quanh năm, nhưng trầm trọng nhất từ tháng 4 đến tháng 7. Theo Tổng cục Thủy sản, kết quả nghiên cứu bước đầu xác định nguyên nhân gây ra hội chứng hoại tử gan tụy là do tôm nuôi bị nhiễm Vibrio cùng với phage (có thể hiểu như là virus ký sinh trong Vibrio) khi chuyển vào vi khuẩn các gen độc gây chết. Nguy cơ bùng phát của hội chứng hoại tử gan tụy ở từng vùng nuôi phụ thuộc vào chất lượng tôm giống và điều kiện môi trường ao nuôi (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, oxy hòa tan thấp, độ mặn cao, nhiệt độ dao động ngày - đêm lớn, ao nuôi bị ô nhiễm hữu cơ). Tôm giống sản xuất ở nhiều trại giống có chất lượng xấu: Bị nhiễm vi khuẩn Vibrio có dấu hiệu bất thường ở gan tụy, thậm chí đã bị hoại tử gan tụy ngay tại trại giống.

Dự báo trong thời gian tới thời tiết sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, tình hình nắng nóng còn có thể kéo dài, xen kẻ với những cơn mưa đầu mùa gây bất lợi cho tôm nuôi, môi trường nước phục vụ cho nuôi tôm chưa được cải thiện, dẫn đến khả năng dịch bệnh lây lan nhanh, khó kiểm soát.

Để phòng ngừa tôm chết tiếp tục xảy ra và lây lan trên diện rộng. Khuyến cáo đến bà con nuôi tôm một số biện pháp nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra đối với tôm nuôi như sau:

Do diễn biến thời tiết phức tạp, môi trường nước trên các sông rạch bị ô nhiễm, khó được cải thiện, dịch bệnh có khả năng lây lan trên diện rộng, khuyến cáo bà con không nên nóng vội thả giống nuôi vào thời điểm hiện nay, nên chờ đến khi tình hình thời tiết ổn định, môi trường nước được cải thiện mới tiến hành thả giống trở lại, nhằm tránh thiệt hại xảy ra do dịch bệnh. Sau mỗi vụ nuôi cần phơi khô nền đáy ao lắng và ao nuôi để tiêu diệt mầm bệnh, khoáng hóa và cải thiện môi trường nền đáy, thời gian phơi đáy ao tốt nhất từ 3 - 4 tuần.

Trong quá trình chuẩn bị ao, đầm nuôi cần phải có ao lắng để xử lý và trữ nước kịp thời cung cấp vào ao nuôi khi cần thiết; đối với loại hình nuôi tôm công nghiệp, cần lưu ý là không nên xử lý khử trùng bằng hóa chất ngay trong ao nuôi, tốt nhất là xử lý tại ao lắng, sau đó bơm vào ao nuôi. Trong quá trình gây màu nước cho ao nuôi tôm, không nên sử dụng các loại phân vô cơ, tốt nhất là sử dụng các loại chế phẩm sinh học và sử dụng hỗn hợp mật đường + cám gạo + bột đậu nành theo tỷ lệ 3:1:3 ủ trong 12 giờ, với liều lượng 2 - 3kg/1.000m3 nước.

Đối với những ao đang thả nuôi, cần bổ sung nước vào ao đảm bảo yêu cầu thích nghi cho hoạt động sống của tôm nuôi, tránh để ao nuôi quá cạn sẽ làm cho nhiệt độ nước tăng cao, ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm và làm tôm dễ bị sốc, nhiễm bệnh và gây chết. Lưu ý nước bơm vào ao nuôi phải qua ao lắng và xử lý để tránh gây ô nhiễm mầm bệnh, các chất hữu cơ từ bên ngoài và tránh gây sốc cho tôm nuôi.

Khi thả nuôi cần xét nghiệm các loại bệnh do virus, nếu có điều kiện nên xét nghiệm vi khuẩn Vibrio (V.parahaemolyticus, V.harveyi, V. vulnificus), chọn lựa con giống có chất lượng tốt, đặc biệt phải chọn lựa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tôm giống lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo chất lượng.

Cần theo dõi môi trường và sức khỏe tôm nuôi thường xuyên để kịp thời xử lý, khắc phục khi có những diễn biến bất thường xảy ra. Điều chỉnh các yếu tố môi trường ao nuôi đảm bảo trong ngưỡng thích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi: pH từ 7,5 - 8,5; độ mặn từ 15- 25‰ đối với tôm sú, từ 5 - 25‰ đối với tôm chân trắng; nhiệt độ từ 27 - 320C; oxy hòa tan >4mg/l đối với tôm sú, >6mg/l đối với tôm chân trắng; độ kiềm từ 80 - 120 mg/l; độ trong từ 30 - 40cm; NH3 < 0,1mg/l;="" h2s="">< 0,01mg/l.="" lưu="" ý="" cần="" bố="" trí="" hệ="" thống="" quạt="" nước="" và="" thời="" gian="" chạy="" quạt="" đảm="" bảo="" cung="" cấp="" đủ="" oxy="" cho="" nhu="" cầu="" hô="" hấp="" của="" tôm="" nuôi,="" đặc="" biệt="" là="" vào="" ban="" đêm.="" tăng="" cường="" thêm="" thời="" gian="" chạy="" quạt="" hoặc="" tăng="" cường="" thêm="" hệ="" thống="" quạt="" khi="" thời="" tiết="" bất="" lợi="" như="" nắng="" nóng="" hoặc="" mưa="" kéo="">

Định kỳ dùng các loại sản phẩm như vôi, dolomite, đặc biệt là chế phẩm sinh học để xử lý cải thiện và ổn định môi trường giúp cho tôm thích nghi và phát triển tốt.

Bổ sung vào thức ăn các loại sản phẩm tăng cường sức đề kháng như vitamin C, Beta Glucant, các loại premix… Cần lưu ý khi chọn mua các loại sản phẩm phục vụ cho nuôi tôm, đặc biệt là chế phẩm sinh học phải chọn lựa sản phẩm của các công ty có uy tín và mua ở những cơ sở kinh doanh đáng tin cậy để có được sản phẩm có chất lượng tốt.

Nên thả nuôi với mật độ thấp: Đối với tôm sú nên thả với mật độ từ 15 - 20 con/m2, đối với tôm chân trắng nên thả với mật độ 40 - 60 con/m2 để quá trình chăm sóc, quản lý được thuận lợi, môi trường nuôi ít biến động, hạn chế thấp nhất dịch bệnh xảy ra. Sử dụng các loại thức ăn, hóa chất, chế phẩm sinh học có chất lượng tốt, nằm trong danh mục cho phép, có nhãn mác rõ ràng, còn thời hạn sử dụng.

Khi phát hiện tôm chết, bà con không được tự ý xả thải ra môi trường bên ngoài, nên báo ngay cho cơ quan chức năng ở địa phương để kiểm tra, xử lý theo quy định. Những ao tôm bị chết, thời gian cải tạo bằng cách phơi và sử dụng hóa chất diệt khuẩn ít nhất phải từ 1 - 2 tháng nhằm tiêu diệt mầm bệnh, phân hủy độc tố, cải thiện chất lượng ao/đầm nuôi hoặc chuyển sang nuôi các đối tượng khác.

Bà con nuôi tôm cần áp dụng quy trình nuôi tôm hạn chế dịch bệnh do Tổng cục Thủy sản hướng dẫn. Đây là quy trình nuôi được đúc kết từ thực tiễn sản xuất của nhiều địa phương trong cả nước và triển khai nhân rộng đạt kết quả khá cao; cần quan tâm thực hiện một số biện pháp nêu trên để hạn chế tôm nuôi bị chết, đạt được hiệu quả cao trong sản xuất, góp phần phát triển kinh tế ổn định, bền vững.

Theo Congnghiepxanh

Mới nhất
x
Tình hình tôm chết và một số biện pháp phòng ngừa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO