Tình quân dân bên bờ sông Chu

04/03/2011 11:42

Đứng chân trên địa bàn xã biên giới Thông Thụ, huyện Quế Phong, Đồn Biên phòng Thông Thụ được giao phụ trách quản lý đoạn biên giới dài trên 20 km bên bờ sông Chu chảy giữa xứ Nghệ và xứ Thanh. Những năm qua, ngoài nhiệm vụ chuyên trách đơn vị còn thực hiện chức năng tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố cơ sở chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn, góp phần xây dựng vùng biên giới vững mạnh toàn diện.

Đứng chân trên địa bàn xã biên giới Thông Thụ, huyện Quế Phong, Đồn Biên phòng Thông Thụ được giao phụ trách quản lý đoạn biên giới dài trên 20 km bên bờ sông Chu chảy giữa xứ Nghệ và xứ Thanh. Những năm qua, ngoài nhiệm vụ chuyên trách đơn vị còn thực hiện chức năng tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố cơ sở chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn, góp phần xây dựng vùng biên giới vững mạnh toàn diện.


Địa bàn biên giới Thông Thụ là một trong ít những khu vực còn lại của tỉnh thiếu hệ thống thông tin liên lạc. Do địa bàn được phân công phụ trách thuộc khu vực vùng sâu, biên giới, có tiềm năng phát triển kinh tế nhưng do trình độ dân trí còn hạn chế, cơ sở hạ tầng giao thông chậm phát triển, vì vậy công tác giữ vững an ninh vùng biên, hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, thực hiện "bốn cùng" với dân bản của các chiến sỹ Đồn Biên phòng Thông Thụ luôn là nhiệm vụ trọng tâm.


Được bộ đội hỗ trợ giống cây, gia đình ông Tính trồng tràm và cây ăn quả trên diện tích 1000 m2


Chứng kiến niềm vui của gia đình anh Nguyễn Văn Sáu khi anh ngâm mình trong dòng nước sông Chu trong cái rét cắt da để thu những mẻ cá - thành quả phát triển chăn nuôi cá lồng của gia đình anh. Có được điều đó là nhờ gia đình anh đã mạnh dạn phát triển kinh tế theo cách tổ công tác biên phòng bản Ăng hướng dẫn. Những mẻ cá thu hoạch được từ nuôi cá lồng đã giúp anh có thêm thu nhập gần 30 triệu đồng vào vụ mùa cá cuối năm. Nguồn thu nhập đó đã giúp gia đình anh xoá đói giảm nghèo để vượt khó vươn lên. Những đóng góp, những chiến công âm thầm là hơi ấm của tình quân dân đã được nhen thêm trên vùng sâu vùng xa này.


Hay như mô hình trang trại VAC của gia đình anh Hà Đức Tính ở bản Hiệp Phong, xã Thông Thụ. Đó là những nhát cuốc đầu tiên trên mảnh đất khô cằn này đã trộn lẫn mồ hôi của cán bộ chiến sỹ biên phòng. Anh Hà Đức Tính bây giờ đã chia tay với đói nghèo, lạc hậu. Từ bỏ phương thức sản xuất du canh, du cư, sống dựa vào núi rừng, Hà Đức Tính đã nghe theo bộ đội, quyết tâm mở hướng làm ăn, phát triển kinh tế dựa trên những điều kiện thuận lợi của quê hương.

Anh mở rộng trồng tràm, đến nay rừng tràm của anh dần phủ xanh diện tích đất trống, đồi núi trọc trước đây. Vườn ao thả cá, vườn rau xanh, số lượng gia súc, gia cầm trong trang trại cũng đã tăng lên đáng kể. Hàng ngày, anh Tính vẫn cùng bộ đội biên phòng "đập tan" vùng đất hoang ở đầu bản Hiệp Phong để "biến sỏi đá thành cơm". Hướng làm ăn, phát triển kinh tế hàng hoá của gia đình anh đã thúc đẩy cả bản làng biên giới thực hiện quyết tâm xoá đói, giảm nghèo.


Trao đổi với chúng tôi, Thiếu tá Trần Văn Nhàn, Chính trị viên - Phó đồn Thông Thụ cho biết, trong những năm tới, ngoài thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, đơn vị tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ, giúp dân phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo. Trong đó, tập trung đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền cơ sở trong thực hiện nhiệm vụ củng cố an ninh, quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh toàn diện, đảm bảo bình yên tại các bản làng.


Hải Thượng

Mới nhất
x
Tình quân dân bên bờ sông Chu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO